Các chính sách hỗ trợ từ phía nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO (Trang 101 - 103)

2 Kháng sinh Floroquinodones và Chloramphenicol 17 lô

3.2.1.3. Các chính sách hỗ trợ từ phía nhà nƣớc

- Chính sách tiếp cận vốn: Nhà nước có chính sách khuyến khích và huy động các thành phần kinh tế trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, nhằm tập trung vốn đầu tư xây dựng hình thành các trung tâm nghề cá lớn, trong đó có các trung tâm chế biến thuỷ sản ở các tỉnh trọng điểm; đầu tư hệ thống chợ thuỷ sản tại các vùng và địa phương trọng điểm nghề cá, các chợ biên giới Việt - Trung, hiện đại hóa hệ thống thông tin nghề cá; Khuyến khích các thành phần kinh tế, các nguồn lực đầu tư vào sản xuất nguyên liệu, chế biến thủy sản.

- Chính sách thuế: Xây dựng chính sách thuế xuất nhập khẩu để thúc đẩy xuất nhập khẩu thuỷ sản, trong đó chú ý việc cắt giảm thuế nhập khẩu thuỷ sản phục vụ cho chế biến và tái xuất.

- Chính sách cung cấp thông tin: Nhà nước thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại chung cho sản phẩm thuỷ sản Việt Nam (xây dựng thương hiệu, đăng ký bảo hộ, quảng bá thương hiệu chung cho các sản phẩm thuỷ sản chủ lực, đào tạo về marketting); hỗ trợ hình thành và hoạt động của các tổ chức xúc tiến đầu mối tại các thị trường trọng điểm; thực hiện các chiến dịch truyền thông và quảng bá sản phẩm thuỷ sản Việt Nam và các hoạt động khác về xúc tiến thương mại phục vụ cho lợi ích chung của ngành;

- Chính sách đào tạo và khuyến ngư: Bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ 3 chương trình kinh tế lớn là nuôi trồng thuỷ sản, khai thác thuỷ sản xa bờ và chế biến xuất khẩu thuỷ sản, bảo đảm đạt về qui mô, hợp lý về cơ cấu ngành nghề, cấp bậc trình độ giữa các vùng miền có chất lượng và hiệu quả cao.

+ Trong khai thác: tổ chức đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ kỹ thuật cho các đối tượng phục vụ chương trình đánh bắt xa bờ. Đồng thời sẽ đào tạo phổ cập cho đội ngũ thuỷ thủ cách sử dụng máy định vị, máy đo độ sâu, thăm dò luồng cá.

+ Trong lĩnh vực nuôi trồng: mở các hội nghị đầu bờ, tổ chức các chương trình đi tham quan học tập.

+ Trong lĩnh vực chế biến: đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ đội ngũ công nhân theo tiêu chuẩn cấp bậc công nhân kỹ thuật ngành

+ Trong lĩnh vực marketing: tăng cường các hình thức đào tạo trong và ngoài nước cho cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu và cán bộ về marketing, giỏi về nghiệp vụ và am hiểu về luật lệ và các chính sách kinh tế, thương mại của các nước và quốc tế để tăng cường và bổ sung đội ngũ các nhà doanh nghiệp kinh doanh thuỷ sản giỏi trên thương trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)