0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Năng lực cạnh tranh về chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thuỷ sản

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN GIA NHẬP WTO (Trang 69 -72 )

sinh thuỷ sản

Về chất lượng sản phẩm: Chất lượng sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam được các nhà nhập khẩu thuỷ sản đánh giá cao. Chất lượng tôm đông lạnh của ta tốt, tôm sú có thịt chắc, vị ngọt hơn và mầu sắc đẹp hơn sản phẩm của các nước. Tương tự đối với các sản phẩm cá tra và cá basa của Việt Nam cũng được đánh giá là thịt thơm ngon hơn các sản phẩm cùng loại của Mỹ, Trung Quốc…Cá tra, cá ba sa của Việt Nam có nhiều ưu điểm như thịt ngọt, trắng, độ béo vừa phải, không có xương dăm, được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Về khả năng cạnh tranh của mặt hàng cá, có một chuyên gia nước ngoài đã nhận xét rằng: Việt Nam hoàn toàn có thể lặp lại những thành công đối với cá tra, ba sa như các nước Na uy, Chi lê đã làm với cá hồi những năm 2003, 2004.

Như vậy do chất lượng tốt, giá cả hợp lý nên cầu về sản phẩm tôm, cá tra, cá basa của Việt Nam cao hơn các sản phẩm cùng loại của các nước xuất khẩu khác.

Về an toàn vệ sinh thực phẩm: Đối với các nước nhập khẩu thuỷ sản lớn như Mỹ, Nhật Bản, EU thì vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm được người tiêu dùng đặc biệt quan tâm bởi nó có tác động trực tiếp đến sức khoẻ người tiêu dùng. Thực tế cho thấy, năm 2002 chỉ với hai lô hàng bị nhiễm

chloramphenicol tại Đức đã làm cho kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam giảm 21% tại thị trường EU.

Các nước nhập khẩu thường có những quy định bằng những luật lệ chặt chẽ thông qua TBT (hàng rào kỹ thuật) và SPS (hàng rào an toàn vệ sinh thực phẩm). Nhận thức được vấn đề này, trong những năm gần đây các doanh nghiệp chế biến, đặc biệt là các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu đã có những chuyển biến tích cực trong công tác đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Các doanh nghiệp hầu như đã quản lý tốt hơn quá trình sản xuất chế biến, tạo ra các sản phẩm có số lượng lớn, chất lượng cao và đáp ứng được các điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là nhờ vào việc mở rộng, nâng cấp một số nhà máy chế biến, xây dựng thêm nhiều nhà máy hiện đại, đồng loạt thực hiện GMP, SSOP, HACCP…

Trong công tác kiểm soát chất lượng, Việt Nam đã sớm tiếp cận với phương thức kiểm soát mới, chuyển từ việc chỉ lấy mẫu lô hàng để kiểm tra sang kiểm soát an toàn vệ sinh toàn bộ quá trình sản xuất từ khai thác nuôi trồng đến thu gom, bảo quản nguyên liệu và chế biến thành phẩm. Các tiêu

"Chìa khóa" mở rộng thị trƣờng xuất khẩu thủy sản

Những năm qua, Cục Quản lý chất lượng, An toàn vệ sinh và Thú y thủy sản (NAFIQAVED), Bộ Thủy sản triển khai các chương trình kiểm soát an toàn thực phẩm trong chuỗi sản xuất thủy sản như các chương trình: Nhận diện mối nguy an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh; quy phạm thực hành nuôi tốt (GaqP), quy tắc nuôi có trách nhiệm (CoC) trong thủy sản nuôi; kiểm soát chất lượng thủy sản sau thu hoạch tại cảng cá, đại lý thu mua nguyên liệu, chợ bán buôn thủy sản. Đến nay, EU công nhận 209 doanh nghiệp thủy sản nước ta đạt tiêu chuẩn xuất khẩu thị trường nước này, Hoa Kỳ công nhận 350 doanh nghiệp, Hàn Quốc 320 doanh nghiệp, Canada 298 doanh nghiệp... Ngoài ra, NAFIQAVED triển khai các chương trình hợp tác với nước ngoài để thực hiện các dự án: Ứng dụng GaqP trong nuôi cá tra, ba sa, tôm; thử nghiệm các chế phẩm sinh học để phòng, trị bệnh cho cá tra, ba sa; đào tạo kỹ thuật kiểm nghiệm kháng sinh; ứng dụng kỹ thuật làm sạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ với các cơ quan chức năng của các nước EU, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga...

chuẩn an toàn vệ sinh và việc xây dựng các chương trình HACCP thực sự là những yêu cầu rất cao đối với sản xuất nên ban đầu không phải doanh nghiệp nào cũng đồng tình. Nhưng hiện nay, trước những yêu cầu ngày càng cao của thị trường, nhiều doanh nghiệp đã kịp thời nâng cấp cơ sở sản xuất, đổi mới công nghệ phù hợp với các tiêu chuẩn tiên tiến, tiếp cận được với trình độ của khu vực và thế giới, chuyển hướng sang các thị trường có yêu cầu cao về chất lượng và an toàn vệ sinh như EU và Mỹ. Tạo thế chủ động hơn về thị trường, nâng cao hiệu quả chế biến và xuất khẩu thuỷ sản. Đến nay, công tác quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thuỷ sản có thể nói đã được phần lớn các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thực hiện tương đối tốt, đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của các nhà nhập khẩu. Tuy nhiên vấn đề đặt ra hiện nay là việc quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh ở khâu sản xuất và vận chuyển nguyên liệu chưa được thực hiện tốt. Vấn đề nổi cộm nhất hiện nay là tình trạng nhiễm khuẩn do bơm, chích tạp chất và sử dụng kháng sinh bị cấm đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và uy tín hàng thuỷ sản Việt Nam. Các mô hình GAP (thực hành nuôi tốt) và COC (Quy tắc ứng xử trong nuôi trồng thuỷ sản có trách nhiệm) đã được áp dụng ở một số địa phương nhưng chưa thật rộng rãi; chưa gắn được mã số để truy xuất nguồn gốc sản phẩm từ các vùng nuôi. Yếu kém trong công tác quản lý nhà nước tại các vùng nuôi bộc lộ khá rõ nhưng chưa có biện pháp khắc phục kịp thời. Do vậy, trong những năm qua tình trạng cảnh báo về một số lô hàng thuỷ sản bị nhiễm loại kháng sinh cấm sử dụng và hạn chế sử dụng vẫn xảy ra tại các thị trường EU và Mỹ, ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm thuỷ sản tại thị trường này.

Bảng 8: Tình hình cảnh báo tại thị trƣờng EU

TT Chỉ tiêu bị phát hiện Năm đầu bị phát hiện Năm 2005

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN GIA NHẬP WTO (Trang 69 -72 )

×