2 Kháng sinh Floroquinodones và Chloramphenicol 17 lô
2.2.6. Năng lực cạnh tranh về thương hiệu
Xét về chiến lược lâu dài, thương hiệu là yếu tố duy nhất có thể mang lại cho ngành thuỷ sản Việt Nam một chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Trong những năm qua, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản đã bắt đầu nhận thức được tầm quan trọng của thương hiệu trong cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế. Đến nay đã có nhiều doanh nghiệp có sản phẩm chất lượng cao xuất hiện ở thị trường trong nước với thương hiệu riêng của mình. Tuy nhiên số doanh nghiệp đó còn rất ít. Nhìn chung việc đầu tư cho phát triển thương hiệu còn hạn hẹp vì các doanh nghiệp chưa thực sự coi thương hiệu là tài sản vô giá của doanh nghiệp mình. Theo kết quả khảo sát năm 2007 thì hầu hết các doanh nghiệp ngành thuỷ sản còn hiểu rất mơ hồ về thương hiệu. Nhiều doanh nghiệp vẫn lẫn lộn giữa thương hiệu và tên công ty, giữa thương hiệu và nhãn hiệu hàng hoá. Một số công ty cho rằng quảng bá cho thương hiệu đơn thuần là gắn lôgô và tên công ty vào mẫu mãm bao bì đã được cải tiến cho bắt mắt hơn. Nhiều doanh nghiệp cho rằng việc xây dựng thương hiệu tuy cần nhưng chưa cấp thiết và chưa được ưu tiên. Hầu hết các doanh nghiệp thuỷ sản chưa đầu tư thích đáng cho công tác marketing nói chung và thương hiệu nói riêng.
Chính những nguyên nhân đó đã làm cho thương hiệu thuỷ sản Việt nam còn rất mờ nhạt cho dù thuỷ sản Việt nam đã xuất hiện ở trên 100 nước trên thế giới và chiếm một thị phần không nhỏ trong thương mại thuỷ sản toàn cầu. Do vậy, hiện nay hầu hết các doanh nghiệp trong ngành thuỷ sản, kể cả các doanh nghiệp lớn đều đang kinh doanh theo phương thức B2B (Business- to-Business) tức bán trực tiếp cho doanh nghiệp kinh doanh (các nhà nhập khẩu, các doanh nghiệp bán buôn, các doanh nghiệp tái chế hoặc đóng gói lại ở nước nhập khẩu), không trực tiếp bán cho người tiêu dùng theo phương thức B2C (Business-to-Consumer). Mặc dù hiện nay được các tập đoàn siêu
thị lớn như Walt Mart, Costco, Sysco, Neslé… chấp nhận mua hàng và gắn thương hiệu nổi tiếng của họ vào sản phẩm của mình đã là sự cố gắng lớn và số doanh nghiệp đủ điều kiện, đạt các tiêu chuẩn khắt khe, để được bán cho các hãng nổi tiếng này cũng không nhiều. Trong khi để xây dựng và phát triển thương hiệu đòi hỏi có sự đầu tư lớn và chuyên nghiệp, trong khi phần lớn các