Năng lực cạnh tranh về kiểu dáng mẫu mã và sự khác biệt của sản phẩm

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO (Trang 72 - 74)

2 Kháng sinh Floroquinodones và Chloramphenicol 17 lô

2.2.5.Năng lực cạnh tranh về kiểu dáng mẫu mã và sự khác biệt của sản phẩm

2.2.5. Năng lực cạnh tranh về kiểu dáng mẫu mã và sự khác biệt của sản phẩm sản phẩm

Thị trường xuất khẩu thuỷ sản chủ yếu tập trung vào các nước phát triển nên các sản phẩm được đòi hỏi sản phẩm rất cao về kiểu dáng mẫu mã và đáp ứng được thị hiếu tiêu dùng của người dân. Thời gian gần đây, xã hội

ngày càng phát triển nên người phụ nữ cũng tham gia hoạt động xã hội nhiều hơn, do vậy họ không có thời gian làm việc nội trợ, các sản phẩm chế biến sẵn, ăn liền ngày càng được ưa chuộng hơn. Nhận thức được xu thế này, các doanh nghiệp đã bắt đầu quan tâm, thay đổi cơ cấu sản phẩm, đầu tư vào các sản phẩm chế biến sẵn, sản phẩm ăn liền giá trị gia tăng. Đưa tỷ trọng các sản phẩm ăn liền, sản phẩm giá trị gia tăng từ 17,5% lên 40-45% vào năm 2005 và phấn đấu đến năm 2010 đạt 60-70%.

Tuy nhiên, trên thực tế về kiểu dáng, mẫu mã các sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam còn khá đơn giản và nghèo nàn. Ngoài các sản phẩm được sản xuất và bao gói theo đơn đặt hàng của các nhà nhập khẩu nước ngoài, thì phần lớn các sản phẩm của Việt Nam chưa đủ sức tạo ấn tượng và sự tin tưởng của người tiêu dùng. Nguyên nhân là phần lớn các sản phẩm vẫn được xuất khẩu dưới dạng sơ chế và đông lạnh. Đối với nhóm sản phẩm tôm là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, thì tôm đông lạnh đã chiếm tới trên 90% tỷ trọng xuất khẩu của nhóm hàng này.

Sự khác biệt của sản phẩm: Tạo ra sự khác biệt là một trong những cách để nâng cao năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp. Mục tiêu để tạo ra sự khác biệt này là đạt được lợi thế cạnh tranh thông qua việc tạo ra sản phẩm độc đáo với khách hàng, thoả mãn nhu cầu khách hàng bằng cách thức mà đối thủ cạnh tranh không thực hiện được, như vậy giúp doanh nghiệp định giá sản phẩm cao hơn đối thủ thông thường, xây dựng được một nhóm khách hàng trung thành với nhãn hiệu và gia tăng lợi nhuận. Mặc dù Việt Nam là nước xuất khẩu thuỷ sản đứng thứ 7 trên thế giới nhưng người tiêu dùng của các nước nhập khẩu thuỷ sản ít biết đến các sản phẩm của Việt Nam bởi chúng ta chưa có khả năng tiếp cận người tiêu dùng, thường bán hàng qua các công ty trung gian cỡ nhỏ, ít vào các kênh phân phối lớn của các nước.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO (Trang 72 - 74)