Đánh giá tác động của WTO đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO (Trang 75 - 78)

2 Kháng sinh Floroquinodones và Chloramphenicol 17 lô

2.3.1.Đánh giá tác động của WTO đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

doanh nghiệp lớn, chi phí đăng ký tham gia hệ thống các kênh bán hàng, ngân sách cho tiếp thị, quảng cáo cực lớn vượt quá khả năng của các doanh nghiệp này.

Tuy nhiên nếu chấp nhận thực tế này, không có bước đột phá về thương hiệu thì Việt nam vẫn mãi là người gia công, lấy công làm lãi, chấp nhận lép vế và thua thiệt chưa nói đến nguy cơ cao bị kiện bán phá giá có thể xảy ra bất cứ khi nào.

2.3. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam Việt Nam

Qua phân tích thực trạng năng lực ngành thuỷ sản ta có thể thấy rằng ngành thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam có năng lực cạnh tranh khá mạnh trên thế giới, tuy nhiên so với các nước xuất khẩu thuỷ sản chính trên thế giới cũng cần nhận thức những mặt còn hạn chế về năng lực cạnh tranh của hàng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam. Nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam cũng gặp nhiều thuận lợi và thách thức.

2.3.1. Đánh giá tác động của WTO đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam Việt Nam

Nhìn một cách tổng quát, gia nhập WTO, Thủy sản Việt Nam đã có sự cạnh tranh đáng kể. Đó là vì chúng ta có thị trường thế giới khổng lồ, qua đó chúng ta có thể thu hút thêm vốn đầu tư nước ngoài, tranh thủ công nghệ sản xuất tiên tiến đẩy mạnh công nghiệp hóa và tăng cường năng lực ngành kinh tế thủy sản trong nước.

Mặt khác, do được ưu đãi về thuế quan, xuất xứ, hàng rào phi thuế quan và những lợi ích về đối xử công bằng, bình đẳng khi xảy ra tranh chấp thương mại, đã tạo điều kiện để hàng thủy sản Việt Nam có khả năng cạnh tranh và trong trường hợp nếu phía nước ngoài không tuân thủ quy định chúng ta có thể kiện dễ dàng.

Tuy nhiên việc thâm nhập thị trường thế giới dễ dàng hơn sẽ khiến cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam phải đối mặt với những rào cản kỹ thuật ngày càng khắt khe về an toàn vệ sinh, nguy cơ các vụ kiến chống bán phá giá luôn đe dọa các doanh nghiệp thủy sản.

Về việc áp dụng hàng rào kỹ thuật trong thương mại của Mỹ đối với hàng thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam:

Kể từ sau khi gia nhập WTO, một số lượng đáng kể các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam có hàng bị ách tắc lại tại các cảng của Hoa Kỳ, do chúng ta không đạt yêu cầu về an toàn vệ sinh, an toàn thực phẩm cùng các quy định chặt chẽ của Mỹ. Ngay sau đó, Chính phủ, các cơ quan ban ngành đa kiên quyết ngăn chặn các hành vi ngâm, bơm tạp chất vào nguyên liệu thủy sản và tăng cường hơn nữa công tác tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho người dân trong quá trình nuôi vì họ giữ vai trò hết sức quan trọng để giúp cho sản phẩm thủy sản Việt Nam tăng sức cạnh tranh. Không chỉ là sự am hiểu về các loại kháng sinh cấm sử dụng, người nuôi còn phải nắm vững tiến bộ kỹ thuật nhằm tăng năng suất, giảm chi phí đầu tư, hạ giá thành sản phẩm. Do vậy, thời gian gần đây, số lượng các lô hàng thủy sản của Việt Nam bị trả về đã giảm đáng kể, thậm chí không có lô hàng nào bị trả lại trong suốt quý 4/2008.

Tuy nhiên, việc gia nhập WTO cũng mang lại nhiều thuận lợi như thuế suất mặt hàng thuốc thú y, phụ phẩm chế biến thức ăn thủy sản giảm trong thừi gian qua đã tạo điều kiện để các doanh nghiệp thủy sản giảm giá thành, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.

Kể từ sau khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam tuy không gặp phải vụ kiện chống bán phá giá nào, nhưng nguy cơ về các vụ kiện này vẫn rất tiềm ẩn đối với các doanh nghiệp. Trong cam kết gia nhập WTO, Việt Nam đã phải chấp nhận bị coi là nền kinh tế phi thị trường đến 2018. Đây là một yếu tố rất bất lợi đối với doanh nghiệp Việt Nam khi bị kiện bởi khi tính toán biên độ phá giá, cơ quan điều tra nước ngoài sẽ không sử dụng các số liệu về chi phí, giá cả tại Việt Nam mà thay thế bằng các số liệu cho các chi phí tương ứng từ một nước thứ ba nào đó. Phương pháp tính toán này thường khiến biên độ phá giá cao hơn nhiều so với thực tế sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam. Đây rõ ràng là một yếu tố có thể “khích lệ” các nhà sản xuất nội địa nước nhập khẩu đi kiện. Các quy định về chống bán phá giá của WTO Hiện nay các quy định về chống bán phá giá của các nước vẫn thực hiện theo các nguyên tắc được nêu tại Hiệp định về chống bán phá giá của WTO. Tuy nhiên, bản thân Hiệp định này lại chứa đựng nhiều yếu tố bất lợi cho các nước như Việt Nam (ví dụ các vấn đề liên quan đến khối lượng tối thiểu khi bị kiện, phương pháp quy về 0, kiện chống lẩn tránh thuế, cộng gộp thiệt hại...). Tóm lại, từ các phân tích trên có thể thấy nguy cơ hàng hóa Việt Nam bị kiện chống bán phá giá tại các thị trường nước ngoài đang gia tăng. Mặc dù đã có nhiều cố gắng từ phía các doanh nghiệp thủy sản và các đơn vị hỗ trợ doanh nghiệp trong vấn đề này, dường như khả năng chủ động phòng tránh, đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá của doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn rất hạn chế

Hiện tượng phổ biến là các doanh nghiệp hầu như không hiểu biết cần thiết về kiện chống bán phá giá và do đó rất bị động khi một vụ kiện xảy ra. Trên thực tế, hầu như chỉ trong các vụ kiện lớn như vụ Tôm, Cá da trơn hay Da giầy các doanh nghiệp lớn mới có thể theo kiện một cách dây đủ (với sự hỗ trợ rất nhiều từ cơ quan quản lý Nhà nước và các đơn vị liên quan). Trong

nhiều vụ việc khác, doanh nghiệp bị động và hoàn toàn không có khả năng để theo kiện (do không có bất kỳ chuẩn bị nào về nhân lực, tiền của và các điều kiện cần thiết khác). Do vậy, bản thân các doanh nghiệp thủy sản phải tự trang bị cho mình những kiến thức để phòng chống các vụ kiện chống bán phá giá. Ngoài ra, việc phòng tránh cũng như đối phó với các vụ kiện cần sự tham gia, liên kết, phối hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, hiệp hội trong ngành.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO (Trang 75 - 78)