2 Kháng sinh Floroquinodones và Chloramphenicol 17 lô
2.3.2. Những điểm mạnh về năng lực cạnh tranh hàng thuỷ sản Việt Nam
- Có thể khẳng định rằng năng lực cạnh tranh về xuất khẩu của Việt Nam đã có sự gia tăng đáng kể trong hơn 25 năm qua kể từ năm 1981 đến nay, biểu hiện ở kim ngạch xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng cao liên tục trong nhiều năm, thị trường xuất khẩu liên tục được mở rộng, từ chỗ chỉ có vài thị trường như Liên Xô và Đông Âu cũ nay đã mở rộng ra trên 100 nước và vùng lãnh thổ với tất cả các thị trường xuất khẩu trọng điểm của thế giới, với số lượng các doanh nghiệp được cấp giấy phép xuất khẩu tăng từ vài chục lên vài trăm doanh nghiệp. Đến nay, hàng thủy sản nước ta đã xuất khẩu sang 105 nước và vùng lãnh thổ, với các sản phẩm chủ lực như tôm sú, cá tra, ba sa.
- Việt Nam được sự ưu đãi về điều kiện tự nhiên và nguồn lao động dồi dào nên giá thành một số sản phẩm thuỷ sản sản xuất ra có sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường đặc biệt là sản phẩm cá tra và cá ba sa. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm cá tra, basa của Việt Nam năm 2007 đạt hơn 700 triệu USD, tăng 35% so với cùng kỳ năm 2006. Thị trường xuất khẩu mặt hàng này cũng liên tục được mở rộng, với 75 quốc gia trên thế giới. Liên minh châu Âu (EU) vẫn là thị trường xuất khẩu hàng đầu của cá tra, basa Việt Nam, với kim ngạch khoảng 400 triệu USD, chiếm hơn 49% tổng giá trị xuất khẩu và tăng 40% so với cùng kỳ năm 2006.
- Hệ thống các doanh nghiệp chế biến có thiết bị, công nghệ tương đối hiện đại được nhập khẩu hầu hết tại các nước Nhật Bản, Châu Âu, Mỹ. Điều
kiện vệ sinh an toàn thực phẩm của sản phẩm thuỷ sản cũng được cải thiện đáng kể với hơn 350 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn HACCP xuất khẩu vào thị trường Mỹ (chiếm 72% tổng số các doanh nghiệp); 320 doanh nghiệp được phép xuất khẩu vào Hàn Quốc, hơn 210 doanh nghiệp được công nhận xuất khẩu thuỷ sản vào EU, gần 300 doanh nghiệp nằm trong danh sách xuất khẩu thuỷ sản vào Canađa.
- Thị phần xuất khẩu của Việt Nam đã có một vị trí đáng kể trong bản đồ các cường quốc xuất khẩu thuỷ sản, đến nay chúng ta đã đứng trong số tốp 10 các nước xuất khẩu lớn nhất thế giới. Cụ thể cho đến thời điểm hiện nay, Việt Nam đã đứng thứ 5 trong số 20 nhà cung cấp thuỷ sản hàng đầu thế giới.
Việt Nam cung cấp thuỷ sản lớn thứ 5 thế giới
Số liệu của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) cho thấy, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản năm 2006 của thế giới là 63 triệu tấn triệu tấn. Trong đó, Việt Nam cung cấp gần 1,7 triệu tấn, vẫn giữ ở vị trí thứ 5, chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Philippines. Theo Bộ Thuỷ sản, đây chỉ là thứ tự xếp theo tổng sản lượng thuỷ sản nuôi. Nếu xét về sản lượng động vật nuôi trồng, Việt Nam đứng thứ ba chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ.
Ngoài ra, cũng theo số liệu của FAO, Việt Nam đứng thứ 12 thế giới về cung cấp sản lượng thủy sản khai thác, thứ 9 trên thế giới về xuất khẩu thuỷ sản. Vị trí này có thể đã tăng sau khi thuỷ sản đạt kim ngạch xuất khẩu 3,35 triệu USD trong năm ngoái.
Trong những năm qua, ngành thuỷ sản luôn đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 18,4%/năm. Giá trị xuất khẩu năm 2006 so với năm 1990 đã tăng gấp 16,4 lần (năm 1990, thuỷ sản xuất khẩu chỉ mang về 205 triệu USD). Sản lượng thuỷ sản cũng tăng gấp khoảng 3,6 lần so với những năm 90. Ngành đã tạo việc làm cho xấp xỉ 4 triệu lao động.
Theo Bộ trưởng Tạ Quang Ngọc, với mục tiêu đến 2010 phải đạt 4 triệu tấn nguyên liệu và giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 4,5-5 tỷ USD, toàn ngành sẽ phải nỗ lực nhiều hơn. Đặc biệt, khi "chiến lược về biển đến 2020" đề ra mục tiêu phát triển Việt Nam trở thành quốc gia giàu mạnh về biển, kinh tế ven biển đóng góp 50-55% sự phát triển chung của đất nước.
- Các ngành phụ trợ cho chế biến và xuất khẩu thuỷ sản như khai thác và nuôi trồng thuỷ sản có sức cạnh tranh khá mạnh với sản lượng khai thác đứng thứ 13 và sản lượng nuôi trồng đứng thứ 3 trong số các nước khai thác và nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất thế giới. Tính đến hết tháng 3/2008, tổng sản lượng thuỷ sản ước đạt 977 nghìn tấn, đạt 22% kế hoạch năm và tăng 10,4% so với cùng kỳ năm 2007. Trong đó, sản lượng khai thác tăng 1,1%, đạt 561 nghìn tấn, sản lượng nuôi trồng đạt 416 nghìn tấn, tăng 26,1%. Ước giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản trong tháng 3/2008 đạt 300 triệu USD, tăng 11,5% so với kế hoạch, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của quí I/2008 lên 551 triệu USD, bằng 19% kế hoạch năm và tăng 11,5% so với cùng kỳ năm 2007.
Về khai thác thuỷ sản: Đến hết quý I/2008 tổng sản lượng khai thác hải sản ước đạt 517 ngàn tấn, bằng 27% so với kế hoạch, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2007. Ước tỉ trọng trong tổng sản lượng hải sản khai thác trong quý I/2008 như sau: Cá đạt 411 ngàn tấn (giá trị khoảng 2.396 tỉ đồng); tôm đạt 23 ngàn tấn (giá trị khoảng 851 tỉ đồng) và thuỷ sản khác đạt 83,1 ngàn tấn (giá trị khoảng 605 tỉ đồng).
Về nuôi trồng thuỷ sản: sản lượng nuôi trồng thuỷ sản tháng 3 ước đạt 146 ngàn tấn, đưa tổng sản lượng quí I đạt 416 ngàn tấn, bằng 17% so với kế hoạch, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2007. Trong đó, cá đạt 313 ngàn tấn (giá trị khoảng 2.053 tỉ đồng), tôm đạt 58,5 ngàn tấn (giá trị khoảng 2.556 tỉ đồng), và thuỷ sản khác đạt 44,5 ngàn tấn (giá trị khoảng 106 tỉ đồng).