Nguyên nhân của những hạn chế của năng lực cạnh tranh hàng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO (Trang 84 - 89)

2 Kháng sinh Floroquinodones và Chloramphenicol 17 lô

2.3.4. Nguyên nhân của những hạn chế của năng lực cạnh tranh hàng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam

- Những trở ngại lớn đối với sự phát triển xuất khẩu thủy sản hiện nay vẫn là năng lực quản lý còn hạn chế, thiếu quy hoạch phát triển mang tính tổng thể dẫn đến tình trạng nuôi trồng khai thác một cách tràn lan, suy thoái môi trường nghiêm trọng, chưa xây dựng thương hiệu có giá trị cho ngành.

- Các văn bản quản lý nhà nước của ngành chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra, thiếu định hướng, quy hoạch và hỗ trợ cần thiết cho bà con ngư dân và các doanh nghiệp của ngành.

- Môi trường kinh doanh và xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp trong ngành thuỷ sản nói riêng và cả nước nói chung mặc dù đã được cải thiện nhiều trong thời gian qua nhưng vẫn chưa đáp ứng được mong mỏi của các doanh nghiệp, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Các thủ tục về đầu tư, xuất nhập khẩu còn nhiều phiền hà, chi phí tiêu cực phát sinh đã làm tăng chi phí sản xuất sản phẩm. Các chi phí đầu vào như điện nước, vận tải, dịch vụ bưu chính viễn thông còn cao hơn các nước trong khu vực và trên thế giới.

- Thiếu chiến lược về xây dựng và phát triển nguồn nhân lực của ngành, trong các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản chúng ta còn thiếu nhiều kỹ sư giỏi và đội ngũ công nhân có trình độ tay nghề. Tình trạng thiếu thầy, thiếu thợ diễn ra phổ biến ở các vùng. Đây chính là rào cản rất lớn đến mục tiêu phát triển bền vững của ngành.

- Công tác quản lý nguồn lợi, quản lý tàu thuyền trên biển, công tác thống kê nghề cá còn lạc hậu và chưa đáp ứng được các yêu cầu về hội nhập

- Công tác nghiên cứu khoa học cho sản xuất thuỷ sản tuy có được quan tâm, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu. Nhiều kết quả nghiên cứu còn chậm được áp dụng vào sản xuất. Trình độ công nghệ khai thác và nuôi trồng thuỷ sản còn hạn chế, ảnh hưởng đến giá thành nguyên liệu cho chế biến thuỷ sản.

- Công tác đào tạo cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật tuy đã được quan tâm nhưng do hạn chế về kinh phí và kinh nghiệm nên chưa đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và chất lượng.

- Các rào cản thương mại được các nước nhập khẩu sử dụng ngày càng tinh vi, các vụ kiện chống bán phá giá ngày càng trở nên phổ biến, trong khi đội ngũ các nhà quản lý chưa được đào tạo bài bản về kinh tế thị trường.

- Năng lực, kinh nghiệm quản lý và trang thiết bị phục vụ cho kiểm tra, kiểm soát chất lượng, kiểm dịch hàng thủy sản nhập khẩu còn hạn chế - là thách thức lớn đối với việc bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng cũng như sức khoẻ và môi trường sống của các loài thủy sản, đồng thời đó cũng là thách thức đối với những cạnh tranh không lành mạnh sẽ diễn ra đối với thủy sản Việt Nam

- Hầu hết các doanh nghiệp chưa có được chiến lược kinh doanh tốt, còn bị động, phụ thuộc lớn vào các nhà nhập khẩu nước ngoài. Tình trạng cạnh tranh chộp giật, thiếu lành mạnh vẫn còn đã ảnh hưởng đến uy tín cộng đồng các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản. Sự hiểu biết của các doanh nghiệp về luật pháp quốc tế, nhất là hiểu rõ về pháp luật trong tranh chấp thương mại còn rất hạn chế, điều này ảnh hưởng khá lớn tới năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp

- Thị trường trong nước được coi là “bước đệm” tốt để các doanh nghiệp thử nghiệm các sản phẩm trước khi tung sản phẩm ra thị trường nước ngoài, nhưng đến nay chưa được các doanh nghiệp quan tâm và gần như bị bỏ ngõ.

- Tình hình thừa, thiếu nguyên liệu đã diễn ra hầu hết trong các năm qua do quy hoạch sản xuất và tiêu thụ cá tra, ba sa trong toàn vùng chậm được phê duyệt, các địa phương thiếu chỉ đạo kiên quyết theo quy hoạch phát triển của địa phương. Mặt khác, còn do thiếu sự phối hợp, liên kết chặt chẽ giữa khu vực sản xuất nguyên liệu với các doanh nghiệp chế biến tiêu thụ.

- Nguyên nhân về giá thấp, sản phẩm kém về chất lượng là do một số doanh nghiệp vì lợi nhuận đã lạm dụng hóa chất bảo quản, bơm chích tạp chất nhằm gian lận thương mại. Bên cạnh đó, hoạt động quản lý của cơ quan quản lý chưa hiệu quả, hoàn thiện; phát triển thủy sản chưa theo đúng quy hoạch dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường, dịch bệnh tăng.

Nhìn chung: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam khá vững chắc và hiện đang ở vị trí một trong 10 nước có giá trị thủy sản xuất khẩu hàng đầu thế giới và nằm trong nhóm 4 ngành hàng có giá trị xuất khẩu hơn 3 tỷ USD của Việt Nam năm 2007. Năm 2006 được đánh dấu bằng cột mốc mới về xuất khẩu thủy sản với việc đạt con số 3,4 tỷ USD, góp 8,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước. Những con số chỉ tiêu chủ yếu đạt được của ngành thủy sản nhiều năm qua cho thấy kết quả của một quá trình tăng trưởng nhiều năm, đặc biệt là từ năm 2000, khi xuất khẩu thủy sản vượt qua giá trị 1 tỷ USD/năm. Trong những năm qua, Việt Nam không những duy trì phát triển các thị trường xuất khẩu truyền thống, mà còn liên tục mở rộng xuất khẩu thuỷ sản sang nhiều nước, nhiều khu vực trên thế giới. Bên cạnh đó chúng ta cũng thực hiện đa dạng hoá cơ cấu mặt hàng xuất khẩu nhằm khai thác triệt để các mặt hàng thuỷ sản có năng lực cạnh tranh mạnh trên thị trường như tôm, cá tra/basa… Cho đến nay nhiều nước nhập khẩu thuỷ sản đã ưa chuộng sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam bởi chất lượng tốt, đảm bảo tiêu chuẩn ATVSTP.

Kể từ khi Việt Nam gia nhập các nước ASEAN và ngành thuỷ sản Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức nghề cá Đông Nam Á (SEAFDEC), cùng với việc mở rộng thị trường xuất khẩu đã tạo điều kiện cho ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản có chiều hướng phát triển tốt. Trong những năm tới, tốc độ phát triển của ngành thuỷ sản còn rất lớn nhất là khi Việt Nam đã gia nhập tổ chức WTO, bởi những gì mà EU đã chấp nhận được ở thủy sản Việt

Nam thì đương nhiên WTO cũng chấp nhận, đặc biệt là về 3 hàng rào: quy chế về an toàn vệ sinh chất lượng thủy sản, các mức giới hạn cho phép cũng như quy trình thực hiện, cơ quan kiểm duyệt về chất lượng thủy sản Việt Nam (NAFIQAVED) và điều kiện sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam.

Tốc độ phát triển Xuất khẩu thủy sản rất lớn

Theo quyết định số 10/2006/QĐ-Ttg ngày 11 tháng 01 của Thủ tướng chính phủ về việc Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển của ngành Thủy sản đến năm 2010 và định hướng năm 2020, mục tiêu cụ thể đến 2010 là: Sản lượng tăng với tốc độ bình quân 3,8%/năm; Giá trị kim ngạch XK thủy sản tăng với tốc độ bình quân 10,63%/năm; Tổng sản lượng thủy sản đến 2010 đạt 3,5- 4,0 triệu tấn/năm; Giá trị kim ngạch xuất khẩu 2010 đạt 4tỷ USD; Lao động nghề cá bình quân tăng 3%/năm.Với mục tiêu nêu trên, có thể thấy tốc độ phát triển trong hoạt động Xuất khẩu thủy sản là rất lớn, hứa hẹn nhiều cơ hội cho các Doanh nghiệp chế biến thủy sản phát triển. Tính đến thời điểm này, mục tiêu trên có vẻ như đã gần đạt được và còn có nhiều khả năng sẽ tăng mạnh trong giai đoạn sắp tới.

Đến nay, cả nước có gần 500 nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu. Chất lượng sản phẩm thuỷ sản không ngừng được nâng lên do các cơ sở chế biến ngày càng hiện đại, công nghiệp tiên tiến, quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế.

Từ 18 doanh nghiệp năm 1999, đến nay đã có hơn 200 doanh nghiệp Việt Nam được đưa vào danh sách xuất khẩu vào EU, khoảng 250 doanh nghiệp được phép xuất khẩu vào Hàn Quốc. Bên cạnh các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản của tư nhân phát triển mạnh trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân đã có giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản hàng đầu, một số doanh nghiệp chế biến xuất khẩu đã có kim ngạch xuất khẩu trên dưới 100 triệu USD mỗi năm.

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)