Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO (Trang 42 - 45)

Hiện nay, các nước xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất trên thế giới là Trung Quốc, Thái Lan, Na Uy, Ấn Độ… và đó cũng là những nước có năng lực cạnh tranh cao trên thị trường thế giới.

Để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam, trước hết chúng ta phải phát huy hết tiềm năng sẵn có của đất nước, có những giải pháp từ phía nhà nước nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh hàng thuỷ sản và phát triển xuất khẩu thuỷ sản. Bên cạnh đó chúng ta cũng phải học tập kinh nghiệm từ các nước xuất khẩu hàng đầu có những đặc điểm gần với chúng ta nhất như Trung Quốc, Thái Lan…

Từ sự phân tích trên đây, để góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm quan trọng:

Một là: Coi giải pháp tài chính đóng vai trò quan trọng như Trung Quốc đã từng làm. Tức là chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng: đường, điện, thủy lợi, thông tin liên lạc, bến cảng... cải cách doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là cổ phần hóa; đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; thúc đẩy hạ giá thành, tăng chất lượng hàng xuất khẩu nói chung, thủy sản nói riêng. Vốn tín dụng ưu tiên phục vụ cho những ngành hàng mặt hàng có lợi thế, nhà nước khuyến khích xuất khẩu, trong đó có mặt hàng thủy sản. Lãi suất mềm dẻo, phù hợp với tín hiệu thị trường, Ngân hàng Trung ương thực hiện cơ chế lãi suất cơ bản đối với tiền gửi (không kỳ hạn, có kỳ hạn, 3 tháng, 6 tháng, 1, 2, 3, 5 năm) và tiền vay (thời hạn 6 tháng, 1, 3, 5 năm) và cho phép các ngân hàng thương mại ổn định lãi suất cho vay trong giới hạn biên độ nhất định.

Hai là: Quan tâm đến bảo hiểm, bao gồm bảo hiểm rủi ro giá, bảo hiểm rủi ro do thiên tai dịch bệnh, xây dựng các kho dự trữ hàng thủy sản với tích lượng lớn... để tránh các cú sốc gây bất lợi cho ngư dân, doanh nghiệp.

Ba là: Rút kinh nghiệm từ thực tế của Thái Lan năm 1997, từ việc duy trì chế độ tỉ giá cố định và chính sách lãi suất cho vay cao dẫn đến giá thành hàng xuất khẩu cao, cạnh tranh kém, nhập siêu lớn. Do vậy Việt Nam cần phải áp dụng chế độ tỷ giá linh hoạt, tuỳ theo điều kiện thực tế của đất nước trong từng thời điểm để có chính sách lãi suất cho vay phù hợp để các doanh nghiệp có thể phát huy được lợi thế của mình.

Bốn là: Chính phủ cũng nên quan tâm các giải pháp phòng ngừa rủi ro về giá thủy sản, bằng cách xây dựng nhiều kho dự trữ nguyên liệu thủy sản. Vào vụ thu hoạch, giá thủy sản xuống thấp, Chính phủ sẽ mua vào với mức giá sàn quy định để dự trữ, sau đó bán lại cho các doanh nghiệp xuất khẩu với giá thị trường. Đây là việc mà Thái Lan vẫn thường làm để đảm bảo nguồn nguyên liệu thuỷ sản. Hạn chế lớn nhất hiện nay của ngành thuỷ sản, bắt nguồn từ năng lực cung cấp nguyên liệu chất lượng cao và sự ổn định về số lượng cho chế biến. Khó khăn của nước ta là giá nguyên liệu khá cao so với các nước khác, điều này đẩy giá hàng thuỷ sản lên. Do vậy, cần phải tạo sự đồng bộ giữa vùng nguyên liệu và chế biến, từ tổ chức sản xuất, thu gom đến tiêu thụ. Chúng ta cũng có thể học tập kinh nghiệm của Thái Lan thông qua việc mở rộng mạng lưới cung cấp nguyên liệu như Thái Lan. Hiện nay một số các nhà xuất khẩu lớn của Thái Lan đã mở rộng mạng lưới cung cấp nguyên liệu sang Malaysia, Indonesia, Việt Nam, Myama, Trung Quốc, Ấn Độ. Ông James Gulkin Giám đốc tập đoàn Siam Canadian Group Ltd tại Thái Lan cho biết “Chúng tôi đem lại cho khách hàng không chỉ những sản phẩm thuỷ sản chất lượng cao được chế biến theo tiêu chuẩn quốc tế cao, mà còn mang lại cho họ khả năng mua được những sản phẩm từ những nhà chế biến lớn trong

và ngoài khu vực thông qua một đầu mối cung cấp duy nhất”. Vì vậy tập đoàn này có khách hàng ở khắp thế giới, trong đó lớn nhất là Mỹ, Châu Âu, Trung Đông và Viễn Đông. Họ uỷ nhiệm cho tập đoàn này tìm mua những sản phẩm với giá cạnh tranh nhất trên thị trường vào bất kỳ thời điểm nào, cũng như có trách nhiệm thay mặt họ làm những việc như bao gói, kiểm tra chất lượng hậu cần.

Năm là: Chúng ta cũng có thể học tập đối sách của Thái Lan trong việc không quá tập trung vào một thị trường trọng điểm, chúng ta vẫn có thể tìm kiếm thị trường xuất khẩu lớn nhưng không hẳn là hoàn toàn lệ thuộc vào thị trường đó, bởi làm như vậy chúng ta sẽ dễ dàng bị áp đặt vào các điều kiện không có lợi cho chúng ta.

Ngoài ra, đứng trước nguy cơ bảo hộ mậu dịch, hệ thống kiểm tra ngặt nghèo của EU và Mỹ trong việc nhập khẩu thủy sản từ các nước châu Á, Việt Nam cũng nên vận dụng theo chính sách của chính phủ Thái Lan như: liên kết với các công ty bảo hiểm giúp đỡ các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản. Nếu lô hàng của doanh nghiệp nào bị trả về, do những rủi ro về chiến tranh, hay chính sách bảo hộ, kiểm tra ngặt nghèo từ nước nhập khẩu, thì họ sẽ được bảo hiểm bồi thường ít nhất 30% giá trị của lô hàng bị trả về. Với việc làm này, Chính phủ Thái Lan đã vực dậy ngành xuất khẩu thủy sản.

CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO (Trang 42 - 45)