Doanh thu của hàng thuỷ sản xuất khẩu qua các năm

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO (Trang 54 - 56)

Thuỷ sản là ngành có tốc độ tăng trưởng kim ngạch khá ngoạn mục trong những năm qua và là một trong những ngành hàng có mức doanh thu xuất khẩu lớn nhất cả nước. Theo quyết định số 10/2006/QĐ-Ttg ngày 11 tháng 01 của Thủ tướng chính phủ về việc Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển của ngành Thủy sản đến năm 2010 và định hướng năm 2020, mục tiêu cụ thể đến 2010 là: Sản lượng tăng với tốc độ bình quân 3,8%/năm; Giá trị kim ngạch XK thủy sản tăng với tốc độ bình quân 10,63%/năm; Tổng sản lượng thủy sản đến 2010 đạt 3,5- 4,0 triệu tấn/năm; Giá trị kim ngạch xuất khẩu 2010 đạt 4 tỷ USD; Lao động nghề cá bình quân tăng 3%/năm.Với mục tiêu nêu trên, có thể thấy tốc độ phát triển trong hoạt động xuất khẩu thủy sản là rất lớn, hứa hẹn nhiều cơ hội cho các Doanh nghiệp chế biến thủy sản phát triển. Tính đến thời điểm này, mục tiêu trên có vẻ như đã gần đạt được và còn có nhiều khả năng sẽ tăng mạnh trong giai đoạn sắp tới. Việc gia nhập WTO mang lại nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp thủy sản, ngành đang chiếm hơn 8,6% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.

Đồ thị 1: Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản qua các năm từ 2000 – 2008

Giá trị xuất khẩu (triệu USD)

Nguồn: Báo cáo tổng kết ngành qua các năm 2000-2008, Bộ NN & PTNT

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 Năm 2000 Năm 2002 Năm 2004 Năm 2006 Năm 2008

Hiện nay tốc độ phát triển xuất khẩu thủy sản rất lớn và cửa phát triển thêm còn rất rộng. Tính từ năm 2000 đến nay, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản không ngừng tăng (Đồ thị 1) cho thấy tốc độ tăng trưởng khá nhanh, trung bình 20%/năm, chứng tỏ sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu có tiềm năng phát triển khá lớn. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm sau đều cao hơn năm trước, các thị trường xuất khẩu truyền thống như Nhật bản, EU, Mỹ …vẫn tiếp tục được duy trì, ngoài ra các thị trường khác cũng liên tục được mở rộng (thể hiện qua hộp sau)

Như vậy tiềm năng sản xuất trong nước còn rất lớn, nếu mở rộng được thị trường thì kim ngạch xuất khẩu có thể tăng cao hơn nữa. Tuy nhiên tốc độ tăng doanh thu không có nghĩa là năng lực cạnh tranh của hàng thuỷ sản có sự

Thuỷ sản Việt Nam thành công từ khó khăn

Đánh giá về thành công của ngành thuỷ sản trong lĩnh vực xuất khẩu, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên nói: “Danh mục sản phẩm xuất khẩu (XK) và hàm lượng chế biến của thuỷ sản không ngừng gia tăng trong thời gian qua. Từ chỗ, chủ yếu xuất sản phẩm đông lạnh đến nay đã sản xuất được nhiều loại sản phẩm ăn sẵn. Tuy nhiên, so với sản phẩm xuất khẩu của các nước xuất khẩu thuỷ sản trên thế giới hay so với các sản phẩm có nguồn gốc từ thuỷ sản bày bán trong các siêu thị ở các thị trường nước ngoài có thể thấy tiềm năng đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản, hải sản chế biến sâu còn rất lớn. Bên cạnh đó, xu hướng tiêu dùng thuỷ sản sạch, có kiểm soát chất lượng được từ khâu nuôi trồng đến bàn ăn đang trở nên phổ biến ở các thị trường phát triển”.

Các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản đã chủ động chuyển hướng thị trường, vừa giữ được thị trường truyền thống, vừa mở rộng, phát triển các thị trường mới sang Nga, Ukraine, Nam Mỹ, Ðông Âu, Nam Âu, châu Phi...

Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu (XK) có sự chuyển biến tích cực, tôm vẫn là sản phẩm XK chủ lực nhưng tỷ trọng đã giảm, chiếm: 39,4%; cá tra, cá ba sa phi lê đông lạnh: 26,2% (sản lượng ước đạt 372 nghìn tấn với giá trị đạt gần một tỷ USD). Trong đó XK sang thị trường EU là chủ yếu, chiếm tới 49,1%; các nước ASEAN 8,3%; Nga 7,3%... Việc kiểm tra chất lượng được đặt ra nghiêm ngặt trong lĩnh vực chế biến và đã bước đầu mở rộng ra các vùng SX nguyên liệu. Ðến nay, cả nước đã có 500 cơ sở chế biến thuỷ sản, trong đó có 275 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn XK vào thị trường EU.

gia tăng tương ứng mà chủ yếu do tác động của việc mở rộng thị trường, tốc độ gia tăng giá trị trên mỗi đơn vị sản phẩm còn hạn chế. Mặt khác tăng trưởng được đánh giá là không ổn định qua các năm, phụ thuộc nhiều vào các tác động bên ngoài. Chẳng hạn như các vụ kiện chống bán phá giá của các nhà sản xuất cá Mỹ và các quy định về hàng rào kỹ thuật tại thị trường EU đều tác động mạnh đến doanh thu xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Chứng tỏ rằng để có được năng lực cạnh tranh thì chỉ có lợi thế so sánh không thì chưa đủ.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)