THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO (Trang 45)

XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM

XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM

Nước ta có chiều dài bờ biển 3.260 km, với 112 cửa sông, lạch, có vùng nội thuỷ và lãnh hải rộng 226.000km2, vùng biển đặc quyền kinh tế khoảng 1 triệu km2, từ lâu đã được coi là một quốc gia có tiềm năng kinh tế biển, trong đó tài nguyên và nguồn lợi thuỷ sản đóng vai trò rất quan trọng.

* Các nguồn lợi/tài nguyên thuỷ sản:

Vùng biển nước ta, xét ở góc độ nghề cá, được chia thành 5 vùng: vùng biển vịnh Bắc Bộ, có diện tích 88.675km2, có độ sâu dưới 100m, theo số liệu điều tra, trữ lượng hải sản ở đây 681.000 tấn, khả năng khai thác cho phép 272.000 tấn. Vùng biển Trung Bộ, có thềm lục địa hẹp và dốc, trữ lượng hải sản khoảng 606.000 tấn, khả năng khai thác cho phép là 243.000 tấn. Vùng biển Đông Nam Bộ, thời tiết và khí hậu ở đây khá ổn định, ít bão, vì vậy tàu thuyền có thể ra khơi quanh năm. Trữ lượng hải sản là 2.186.000 tấn; khả năng cho phép khai thác là 834.000 tấn, đây được xem là ngư trường lớn nhất của Việt Nam. Vùng biển Tây Nam Bộ ( vịnh Thái Lan) có đáy hình lòng chảo, không sâu, thời tiết thuận lợi cho tàu thuyền ra khơi quanh năm, trữ lượng hải sản của vùng là 507.000 tấn, khả năng khai thác cho phép là 203.000 tấn. Vùng giữa Biển Đông, bao gồm khu vực phía tây quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đáy biển rất sâu nên lâu nay ngư dân chỉ khai thác cá nổi, mực và một số loài cá ở rạn đá san hô quanh đảo. Như vậy, tính chung trữ lượnghải sản trong vùng biển đặc quyền kinh tế của nước ta là 1.670.000

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)