Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam trong những năm tớ

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO (Trang 97 - 99)

2 Kháng sinh Floroquinodones và Chloramphenicol 17 lô

3.1.3.Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam trong những năm tớ

khẩu Việt Nam trong những năm tới

Giai đoạn từ 2010 – 2020, ngành thủy sản tiếp tục chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao, giảm dần tỷ trọng hàng xuất khẩu thô. Trong đó, xuất khẩu thuỷ sản vừa là mục tiêu, vừa là động lực để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành trong khối nông nghiệp, thúc đẩy nuôi trồng thủy sản và khai thác hải

sản phát triển có hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống và làm giàu cho nhân dân vùng nông thôn ven biển và hải đảo. Cụ thể:

- Đến năm 2010, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản bình quân trên 9%/năm; giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 4 - 4,5 tỷ USD. Đến năm 2020, trình độ công nghệ chế biến thuỷ sản tương đương với các nước phát triển, đưa thuỷ sản tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn và là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của cả nước.

- Cải thiện một cách cơ bản chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm thuỷ sản là một trong những yếu tố quyết định đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm thuỷ sản trong thời gian tới. Bằng việc kiểm soát một cách chặt chẽ chất lượng sản phẩm từ ao nuôi đến bàn ăn và nhanh chóng áp dụng hệ thống truy suất nguồn gốc sản phẩm.

- Đa dạng hoá cơ cấu sản phẩm, tăng tỷ trọng các sản phẩm chế biến sẵn và các sản phẩm ăn liền trên cơ sở nghiên cứu và cung cấp các sản phẩm phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của từng thị trường.

- Đẩy mạnh việc xây dựng và quảng bá thương hiệu các sản phẩm thuỷ sản chủ lực như cá tra, cá basa, tôm sú, cá ngừ đại dương và các sản phẩm thuỷ sản nuôi sinh thái.

- Xây dựng cơ cấu thị trường và cơ cấu sản phẩm ổn định, vừa có tính cạnh tranh cao, vừa chủ động đối phó với các rào cản thương mại trong quá trình hội nhập.

- Đẩy mạnh việc đầu tư và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực khai thác và nuôi trồng để chủ động cung cấp nguồn nguyên liệu số lượng lớn, giá thành hạ phục vụ cho chế biến và xuất khẩu.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực để đảm bảo có đủ nguồn nhân lực chất lượng cao trong bộ máy quản lý hành

chính, các Viện Nghiên cứu, các trường đào tạo đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập.

- Đẩy mạnh hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế. Củng cố và phát triển các quan hệ song phương và đa phương.

- Hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác xúc tiến thương mại, mở rộng và phát triển thị trường cũng như trang bị các kiến thức về pháp luật quốc tế, đặc biệt là các kiến thức về chống bán phá giá để chủ động phòng ngừa và đối phó khi gặp rủi ro.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO (Trang 97 - 99)