0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Năng lực cạnh tranh về giá bán sản phẩm

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN GIA NHẬP WTO (Trang 64 -69 )

Giá bán là một phương thức cạnh tranh rất hiệu quả nhất là khi một sản phẩm chưa được khẳng định tên tuổi, chưa có được tính năng và chất lượng vượt trội hơn so với sản phẩm cùng loại. Năng lực cạnh tranh về giá của hàng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam được phân tích thông qua từng nhóm sản phẩm sau:

Năng lực cạnh tranh của nhóm sản phẩm tôm: Trong số các mặt hàng xuất khẩu thì tôm giữ vị trí chủ lực, là mặt hàng xuất khẩu số một của thuỷ sản Việt Nam, đạt trên 161 nghìn tấn, trị giá gần 1.509 triệu USD, tăng nhẹ 3,3% về giá trị và chiếm trên 40,1% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước năm 2007. Các thị trường tiêu thụ tôm chính gồm Mỹ, Nhật, Hàn Quốc và Canađa.

Năng suất nuôi tôm sú trung bình trên cả nước hiện nay khoảng 500- 1500kg/ha. Tại các tỉnh đồng bằng Nam Bộ, với điều kiện tự nhiên thuận lợi do được thiên nhiên ưu đãi cộng với kinh nghiệm sáng tạo của người nuôi tôm, nếu kiểm soát được môi trường và dịch bệnh thì ngành thuỷ sản sẽ tiếp tục đưa năng suất nuôi tôm tăng trong những năm tiếp theo. Nước ta lại có lợi thế hơn về mặt hàng tôm sú, bởi trong khi nhiều nước chọn tôm thẻ chân trắng là mặt hàng xuất khẩu chính thì mặt hàng chính của ta là tôm sú. Do nuôi tôm công nghiệp là chủ yếu nên tôm kích cỡ nhỏ chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu hàng xuất khẩu của nhiều nước. Còn ở Việt Nam tôm có kích cỡ lớn lại chiếm tỷ trọng lớn, phù hợp với nhu cầu của thị trường do phương thức nuôi tôm là bán thâm canh, quảng canh cải tiến. Chính vì vậy, giá tôm sú xuất khẩu kích cỡ lớn của Việt Nam cạnh tranh hơn so với các nước khác. Điều này có thể được làm rõ qua bảng 6 và bảng 7:

Bảng 6: Giá tôm sú (nguyên con đông lạnh) tại thị trƣờng Nhật ngày 17/9/2008 (106,65 yên/USD USD/block )

Xuất xứ Việt Nam Ấn Độ Inđônêsia

Cỡ con/pao Block 1,8 kg Block 1,8 kg Block 1,8 kg Giá thấp Giá cao Giá thấp Giá cao Giá thấp Giá cao

8-12 31,88 32,35 32,82 32,82 32,82 33,29 13-15 23,44 23,44 22,97 23,44 24,94 24,94 16-20 19,50 19,69 19,22 19,69 20,63 21,10 21-25 15,75 15,94 15,75 15,94 16,41 16,41 26-30 13,88 14,06 13,88 14,06 14,53 14,53 31-40 12,66 12,94 12,66 13,06 13,60 13,60 41-50 11,72 12,79 11,72 12,90 Nguồn: http://vasep.com.vn/vasep/Giathegioi.nsf

Bảng 7: Giá tôm sú (nguyên con đông lạnh) tại thị trƣờng New York:

FOB, USD/pao (1pao ~ 453g)

Xuất xứ Kích cỡ Giá 12/9/2008 Giá 19/9/2008 Tôm sú Bănglađét U-12

16/20 21/25 21/25 26/30 31/40 8,65- 5,25- 4,45 3,85 3,50+ 8,65 5,25 4,45 3,85 3,45-

Tôm sú Việt Nam U-12

U-15 16/20 16/20 21/25 26/30 31/40 9,45 6,75 5,60 4,70 4,00 3,40 9,45 6,75 5,60 4,70 4,00 3,40

Tôm sú Malaixia U-12

U-15 16/20 16/20 21/25 31/40 8,75- 6,85+ 5,50 4,45 3,60 8,75 6,80- 5,50 4,45 3,55- Tôm sú Ấn Độ U-12 U-15 16/20 21/25 26/30 31/40 9,30 6,75 5,60 4,60 4,00 3,50 9,30 6,75 5,60 4,60 4,00 3,50

Tôm sú Thái Lan 16/20

21/25 26/30 26/30 31/40 51/60 5,20 5,15 4,50 3,50 3,00 5,20 5,15 4,50 3,50 3,00 Nguồn: http://vasep.com.vn/vasep/Giathegioi.nsf

Sản xuất tôm sú là sản phẩm tôm nuôi chủ lực của nước ta, hiện nay mặt hàng này trên thế giới đang giảm. Trong khi đó Thái Lan và Trung Quốc là hai nhà sản xuất tôm lớn nhất nhì thế giới lại đang tập trung chú trọng vào tôm chân trắng. Trong khi thị trường tiêu thụ tôm chân trắng lại hạn chế hơn nhiều so với tôm sú. Ngoài Ấn Độ cũng là nước xuất khẩu chủ yếu tôm sú, còn các nước khác phần lớn là tôm chân trắng, trong đó Thái Lan và Trung Quốc là hai nước đứng đầu xuất khẩu tôm sang Mỹ có tỷ lệ tôm chân trắng lớn (Thái Lan là 50% sản lượng, Trung Quốc là 100% sản lượng), do vậy khó cạnh tranh hơn trên thị trường tôm sú so với Việt Nam. Trong khi đó, ngoài thị trường Mỹ, chúng ta vẫn có thị trường Nhật Bản, thị trường các nước châu Á truyền thống và thị trường EU đang tăng trưởng.

Năng lực cạnh tranh của nhóm sản phẩm cá: đây là mặt hàng xuất khẩu

lớn thứ 2 của thuỷ sản Việt Nam. Trong những năm gần đây, xuất khẩu các sản phẩm cá của Việt Nam tăng lên nhanh chóng do tình hình kinh tế thế giới có biến động, những nước nhập khẩu thuỷ sản lớn như Mỹ, Nhật Bản gặp khó khăn về kinh tế, thị hiếu tiêu dùng có thay đổi, chuyển sang tiêu thụ những sản phẩm kém xa xỉ, giá trung bình thấp tức là chuyển một phần tiêu thụ từ tôm sang cá. Mặt khác do các doanh nghiệp Việt Nam đã chú ý đa dạng hoá sản phẩm, sản xuất các mặt hàng cá theo hướng thuận tiện cho người sử dụng, chú ý nâng cao chất lượng sản phẩm từ nguyên liệu đến chế biến nên đã tận dụng được nguồn nguyên liệu đưa vào chế biến xuất khẩu. Năm 2001 Việt Nam xuất khẩu 104,7 ngàn tấn cá, đạt 280,5 triệu USD, đến năm 2005 tăng lên 235,6 ngàn tấn, đạt 621,4 triệu USD, gấp hơn 2 lần so với năm 2001. Sản phẩm từ cá chủ yếu là cá da trơn và cá ngừ đại dương. Đối với mặt hàng cá tra, các thị trường nhập khẩu chính gồm : EU, Nga, Asean, Mỹ Trung Quốc… trong đó khối EU đạt mức trưởng cao nhất với 36,7% (đứng đầu là Tây Ban Nha) tiếp đến là ASEAN. Một số thị trường nhỏ khác cũng đạt mức tăng rất

cao là Ucraina (145%), Mêhicô, Ôxtrâylia… Năm 2007 sản lượng cá tra đã đạt trên 3.386 nghìn tấn, tương đương 979 triệu USD, tăng trưởng rất mạnh với 32,9% so với năm 2006, chiếm 26% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Đối với mặt hàng cá biển và cá ngừ, chiếm khoảng trên 13% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam với trên 487 triệu USD (khối lượng đạttrên 155 nghìn tấn), trong đó cá ngừ chiếm gần 150 triệu USD, tăng 29%. Xuất khẩu cá ngừ tiếp tục mức tăng trưởng khá cao, nhưng còn khá xa so với mức tăng của năm 2006 là 44,3%.

Đối với nhóm sản phẩm xuất khẩu chính là cá tra, cá basa: Đây là đặc sản riêng biệt của Việt Nam. Loài cá này không những cho thịt thơm ngon mà giá thành sản xuất các loài cá da trơn của ta thấp hơn nhiều so với sản phẩm cùng loại của các nước như Mỹ, Ấn Độ, Campuchia, Trung Quốc. Trong số các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu, thì mặt hàng cá tra và basa của Việt Nam có giá bán tương đối cạnh tranh.

Tại thời điểm cuối năm 2004 cá da trơn nguyên con của Mỹ giá 1,51 USD/pao, cá philê tươi 2,77 USD/pao, giá cá đông lạnh trung bình đạt 2,19 USD/pao. Cùng thời điểm này mặt hàng cá tra và basa tại An Giang có giá bán khoảng từ 10.000 – 12.000đ/kg tương đương 0,288 – 0,344 USD/pao. Giá 1kg cá phi lê (bao gồm cả chi phí, thuế, lợi nhuận) khoảng 43.000đ/kg tương đương 1,23 USD/pao (bằng 50% giá sản xuất tại Mỹ). Trong 10 tháng đầu năm 2004 Mỹ nhập 86.700 pao cá da trơn thì trong đó 88% nhập khẩu từ Việt Nam, số còn lại từ Trung Quốc.

Cá rô phi đơn tính và các loài nuôi biển như cá song, cá cam, cá giò… tuy đã được nuôi nhưng chưa nhiều, giá thành cao hơn các nước khác nên khả năng cạnh tranh còn thấp, nếu không có công nghệ sản xuất giống tốt và công nghệ nuôi năng suất cao, kích cỡ lớn sẽ khó cạnh tranh được với các nước khác.

Cá ngừ đại dương là đối tượng có giá trị kinh tế cao, nhu cầu của thị trường đối với cá ngừ đại dương là rất lớn và ngày càng phát triển. Mặt hàng thuỷ sản này cũng được đánh giá là có sức cạnh tranh về giá khi so sánh với những sản phẩm cùng loại trên thị trường. Tuy nhiên nhu cầu về cá ngừ chủ yếu sử dụng cho chế biến ăn sống, trong khi các tàu khai thác của ta chủ yếu là tàu nhỏ, bảo quản bằng nước đá vẩy nên chất lượng sản phẩm không cao nên đã hạn chế lớn đến sức cạnh tranh của sản phẩm.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN GIA NHẬP WTO (Trang 64 -69 )

×