Thị phần của hàng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO (Trang 56 - 64)

Thị phần của sản phẩm là một trong những tiềm năng quan trọng để đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Trước năm 1980, Việt Nam chiếm thị phần không đáng kể trong tổng kim ngạch buôn bán thuỷ sản thế giới. Sau năm 1980, được nhà nước cho phép áp dụng cơ chế thí điểm, ngành thuỷ sản đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Với tốc độ tăng trưởng cao liên tục trong nhiều năm, đã đưa Việt Nam đứng thứ 30, trong số những nước xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới vào năm 1996, vào năm 2003 Việt Nam đứng vị trí thứ 8 với 3,98% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn thế giới. Năm 2004, do ảnh hưởng của vụ kiện tôm nên Việt Nam bị tụt xuống xếp thứ 10. Đến năm 2005, Việt Nam tiếp tục vươn lên xếp thứ 7 trong số các nước xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới với giá trị xuất khẩu 2.740 triệu USD. Năm 2006 và 2007 Việt Nam vươn lên đứng vị trí thứ 6 trong tốp 10 nước xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới. Đến năm 2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng kế hoạch xuất khẩu thủy sản cho năm 2008, theo đó kim ngạch phải đạt 4,25 tỷ USD. Giá trị này có thể đưa thủy sản Việt Nam bước thêm một hạng trong tốp 10, ở vị trí thứ 5 trên thế giới.

Bảng 3: Các thị trƣờng xuất khẩu chính của Việt Nam năm 2007 Thị trƣờng Năm 2007 So với cùng kỳ 2006 (%) KL (tấn) GT (triệu USD) KL GT EU 279.793 908,040 +27,2 +25,5 Trong đó: Ðức 40.754 145,202 +42,1 +39,6

Tây Ban Nha 48.345 134,530 +27,7 +30,2

Hà Lan 38.081 129,941 +24,6 +28,8 Italia 39.877 124,634 +21,4 +31,0 Ba Lan 39.481 91,378 +40,0 +31,7 Nhật Bản 119.194 745,951 -3,8 -11,5 Mỹ 99.769 720,524 +0,9 +8,5 Hàn Quốc 91.824 273,469 +8,2 +30,0 ASEAN 66.866 178,190 +10,8 +18,0 Trung Quốc 45.806 152,710 -5,5 +4,9 Trong đó: Hồng Kông 26.542 87,176 +2,8 +7,7 Ôxtrâylia 23.994 120,968 -1,3 -4,4 Nga 57.197 119,066 -2,6 -5,8 Ðài Loan 31.216 108,361 +1,9 +9,1 Các nước khác 109.288 435,385 +77,9 +68,2 Tổng cộng 924.947 3762,665 +14,0 +12,4

Nguồn: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản, http/vasep.com.vn/vasep/customer.nsf)

Căn cứ vào số liệu tổng khối lượng xuất khẩu năm 2007 cho thấy các thị trường chính tiêu thụ thuỷ sản Việt Nam có sự tăng trưởng rất khác nhau. Trong khi EU duy trì mức tăng khá cao từ đầu trong cả năm thì thị trường Nhật vẫn tiếp tục giảm khá mạnh và thị trường Mỹ chỉ tăng ở mức khiêm tốn

và không ổn định. Thị trường Nga là một điển hình về sự biến động gây ảnh hưởng nhiều đến kết quả tổng xuất khẩu của thuỷ sản Việt Nam. EU hiện nay giữ vị trí là nhà nhập khẩu thuỷ sản lớn nhất của Việt Nam, đạt trên 908 triệu USD, tăng gần 25,5% về giá trị, chiếm khoảng 25,7% tổng giá trị xuất khẩu của thuỷ sản Việt Nam. EU cũng là nhà nhập khẩu cá tra và cá ngừ lớn nhất của Việt Nam. Đây là thị trường luôn giữ mức tăng trưởng khá cao, từ 33- 41% so với cùng kỳ năm ngoái. Nòng cốt cho sự phát triển chung của cả khối là các thị trường đơn lẻ như: Đức (tăng 39,6%), Tây Ban Nha (30%), Hà Lan (28%). Mặt hàng chủ đạo được nhập khẩu là cá philê đông lạnh, tiếp đến là tôm và nhuyễn thể chân đầu. Trong tương lai, EU sẽ tiếp tục có mức tăng trưởng cao xuất phát từ những lý do: sản lượng đánh bắt của toàn EU bị cắt giảm, nhất là loài cá thịt trắng chuyên phục vụ cho chế biến thành philê.

Nhật Bản đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam năm 2005 thì đến năm 2007, đã trở thành nhà nhập khẩu lớn thứ hai của thuỷ sản Việt Nam. Năm 2007, Nhật nhập khoảng trên 119 nghìn tấn thủy sản Việt

EU mở cửa với các doanh nghiệp Việt Nam

Với hơn 500 triệu dân, EU là thị trường nhập khẩu lớn của thuỷ sản Việt Nam, với thị phần trên 39%. Trong năm 2007, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang EU đạt khoảng 279.700 tấn, kim ngạch gần 910 triệu USD, tăng 25.5% về kim ngạch so với năm 2006.

Các Thương vụ Việt Nam tại khu vực châu Âu dự báo, căn cứ theo đánh giá của nước sở tại và dự báo mức tăng trưởng khối lượng của toàn thị trường (khoảng 5- 8%), giá thuỷ sản tại khu vực này trong năm nay sẽ ổn định và tăng từ 5-7%, tuỳ thị trường. Song, các DN cần lưu ý đối thủ xuất khẩu tôm đông lạnh chính vào châu Âu là các nước Bắc Âu, Nga, Ecuador, Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Canada... Mặc dù các khu vực khác nguồn cung tôm ngày càng giảm, nhưng riêng vào EU dự báo không giảm, trong đó thị phần xuất khẩu tôm đông lạnh của Việt Nam vào châu Âu khoảng 4%. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam tới EU năm 2008 sẽ đạt trên 1 tỷ USD và tiếp tục là khu vực xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất của Việt Nam. EU đang là khu vực nhập khẩu thuỷ sản lớn nhất của thế giới. Năm 2006, 25 quốc gia thuộc liên minh này nhập khẩu khoảng 38,9 tỷ USD thuỷ sản, tăng 10,7% so với năm 2005.

Nam, trị giá gần 746 triệu USD, giảm 3,8% về khối lượng, gần 11,5 % về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm khoảng 21,1% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Sự sụt giảm chủ yếu là do nhu cầu nhập khẩu tôm của Nhật đã có sự thay đổi khá lớn về thị hiếu tiêu dùng, họ tăng cường nhập khẩu tôm cỡ lớn, tôm chế biến giá trị gia tăng và tôm chân trắng. Tôm chân trắng ngày càng được đánh giá cao trước tính cạnh tranh về giá và Nhật đã có nhiều động thái quay sang tìm kiếm nguồn cung cấp ở các nước khác (tôm cỡ to, tôm giá trị gia tăng của Thái Lan và tôm nguyên liệu từ Inđônêxia…). Tuy nhiên các mặt hàng khác như mực, bạch tuộc, cá biển và cá ngừ xuất khẩu sang Nhật vẫn tiếp tục tăng trưởng khá. Nhìn chung trong năm 2007, nước này nhập khẩu tôm đông lạnh từ các nguồn trên thế giới đều giảm khá mạnh với tốc độ hai con số/tháng (ít nhất là trên 10%/tháng).

Đối với thị trường Mỹ, sau một giai đoạn phục hồi và tăng trưởng khá vào quí II và quí III/2007, sang quí IV/2007, nhập khẩu của nước này tiếp tục không ổn định hoặc giảm nhẹ. Năm 2007, Mỹ đã tiêu thụ gần 100 nghìn tấn thuỷ sản Việt Nam, trị giá trên 720,5 triệu USD, tương đương về khối lượng nhưng tăng 8,5% về giá trị so với năm 2006, chiếm khoảng 20,4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam và là nước nhập khẩu thuỷ sản lớn thứ ba của Việt Nam Hiện tại, các nước như Thái Lan, Êcuađo, Inđônêxia và Trung Quốc đang tập trung mạnh hơn vào thị trường Mỹ với các mặt hàng tôm chế biến GTGT. Ở mảng thị trường này, Việt Nam có thế mạnh nhất là tôm sú cỡ lớn ≤ 15. Tuy nhiên, xuất khẩu cá tra philê vào thị trường này đã xuất hiện dấu hiệu sụt giảm. Hiện nay Mỹ vẫn duy trì vị trí thứ 2 về nhập khẩu tôm của Việt Nam. Cuối năm 2007, xuất khẩu sang Mỹ chỉ tăng nhẹ và ổn định, do xuất khẩu tôm của Việt Nam tăng không đáng kể, giá thành nguyên liệu trong nước khá cao, trong khi đó nhiều nguồn cung cấp trên thế giới đều đổ về thị trường Mỹ gây sự cạnh tranh gay gắt (từ Thái lan, Trung Quốc và Êcuađo…).

Các năm trước cá ngừ là một trong những mặt hàng xuất khẩu khá mạnh vào Mỹ, sang năm 2007 xuất khẩu mặt hàng này liên tục giảm khiến giá trị xuất khẩu nói chung cũng bị giảm.

Thị trường Hàn Quốc, ASEAN và Trung Quốc cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể với khoảng 16,2% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu và có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng trong những năm gần đây. Đối với thị trường Hàn Quốc, là nhà nhập khẩu thuỷ sản thứ tư của Việt Nam. Cho đến nay, Hàn Quốc là thị trường đơn lẻ có sức tăng trưởng rất ổn định và giữ ở mức cao trên 20%/ tháng, có ý nghĩa rất quan trọng về đầu ra đối với thuỷ sản Việt Nam bởi các mặt hàng và khối lượng đơn hàng rất phù hợp với các doanh nghiệp thủy sản vừa và nhỏ của Việt Nam, nhất là ở khu vực miền Trung và miền Bắc. Ngoài ra quan hệ giữa hai cơ quan quản lý về chất lượng xuất khẩu thuỷ sản của hai nước khá thuận lợi. Hiện nay đã có 343 doanh nghiệp Việt Nam được phép xuất khẩu sang Hàn Quốc. Đây là những điều kiện cơ bản để tăng cường tận dụng những lợi thế của thị trường này đối với thủy sản Việt Nam. Năm 2007, Hàn Quốc nhập gần 92 nghìn tấn thuỷ sản Việt Nam, tăng gần 8,2%, trị giá 273 triệu USD, tăng gần 30% so với năm 2006, chiếm khoảng 7,7% tổng giá trị xuất khẩu. Thị trường này sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt nhờ khả năng đáp ứng các mặt hàng có phẩm cấp, khối lượng vừa phải và đa dạng của doanh nghiệp Việt Nam. Đối với thị trường Trung Quốc, đây là một thị trường có dân số đông nhất thế giới, trên 1,3 tỷ dân. Với những thành tựu về kinh tế, trong những thập kỷ qua, đời sống của nhân dân được cải thiện đáng kể, nên nhu cầu nhập khẩu thuỷ sản của Trung Quốc cũng có sự gia tăng nhanh chóng, trung bình mỗi năm tăng trên 20% và là quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhập khẩu cao nhất thế giới và là một trong số 10 quốc gia dẫn đầu thế giới về giá trị thuỷ sản nhập khẩu. Việt Nam là quốc gia có cùng đường biên giới với Trung Quốc, nên rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàng thuỷ sản tươi sống.

Tuy nhiên hiện nay Trung Quốc mới chỉ chiếm khoảng 5% thị phần xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Từ năm 2005-2006, nhập khẩu thủy sản Việt Nam của khối này đã có bước phục hồi nhưng rất chậm, tăng dần nhập khẩu chủ yếu là từ mảng thị trường Hồng Kông. Sang năm 2007, tiến độ phục hồi đã khá hơn nhiều, mức tăng trưởng đạt trung bình 25%/tháng, trong đó mảng Hồng Kông thường đạt từ trên 30% trở lên, đóng góp chính cho sức tăng của cả khối. Năm 2007, Trung Quốc – Hồng Kông đã nhập 45,8 nghìn tấn, giảm 5,5% về khối lượng, trị giá 152,7 triệu USD, tăng 4,9% về giá trị, chiếm 4,3% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, với các mặt hàng chủ yếu là cá biển, hàng khô và tôm đông lạnh. Từ năm 2006 đến nay khối ASEAN cũng chiếm thị phần đáng kể trong xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Hiện tại chiếm trên 4,2% tổng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam, đạt khối lượng 61 nghìn tấn, trị giá 163 triệu USD, tăng 17%. Trong đó Xinhgapo và Thái Lan tăng nhập khẩu cá tra, basa, cá biển, hàng khô còn Malaixia tăng nhập khẩu tôm.

Đồ thị 2: Cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu thuỷ sản chính của Việt Nam năm 2007

Nguồn: Bản tin thương mại Thủy sản số 1/2008

Ngoài ra, các thị trường khác như Nga, Đài Loan, Ôxtrâylia cũng chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Thị trường Nga năm 2007 đạt mức tăng trưởng khá thấp do hạn chế nhập

Các nước khác 13,4% Nga 3,2% Trung Quốc 4,3% ASEAN 4,2% Hàn Quốc 7,7% Mỹ 20,4% Nhật Bản 21,1% EU 25,7%

Iceland 16% Thái Lan 12% Đan Mạch 12% In đô nê si a 11% Ấn độ 10% Băng la đét 6% Việt Nam 5% Na Uy 4% Ca na đa 3% Các nước khác 12% Ê cu a đo 3% Bỉ 3% Honduras 3%

khẩu cá philê của Việt Nam. Năm 2007, nhập khoảng trên 57 nghìn tấn, giảm 2,6% và đạt giá trị trên 119 triệu USD, giảm 5,8% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 3,2% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. Còn hai thị trường Đài Loan và Ôxtrâylia thì nhập khẩu không ổn định, nhưng Đài Loan đã tăng khá vào những tháng cuối năm 2007 nên tổng giá trị nhập đạt 108,3 triệu USD, tăng 9% về giá trị. Ôxtrâylia lại tiến hành áp dụng các biện pháp kiểm dịch tạm thời đối với tôm và các sản phẩm tôm nhập khẩu nênkhó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam. Do đó xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị trường này giảm khá mạnh cả về khối lượng và giá trị, đưa tổng giá trị nhập khẩu thuỷ sản của Việt Nam giảm còn gần 121 triệu USD, giảm 4,4% so với năm 2006.

Trong cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam, tôm và cá được xem là mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Kể từ năm 2001 Việt Nam luôn đứng trong tốp 10 nước xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới.

Đồ thị 3: Các nƣớc xuất khẩu tôm chủ yếu vào thị trƣờng Anh năm 2008

Như phân tích ở trên, các thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam chủ yếu là Mỹ, các nước EU và Nhật Bản. Qua bảng thống kê sau đây về sản lượng tôm nhập khẩu của các nước Mỹ, Đức…, có thể thấy rằng mặt hàng tôm xuất khẩu của Việt Nam luôn chiếm số lượng lớn ở bất kỳ thị trường nào.

Bảng 4: Sản lƣợng tôm nhập khẩu vào nƣớc Mỹ từ năm 2003- 2008

(Đơn vị tính: 1000 tấn) Năm Nƣớc 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Thái Lan 133.2 132.1 160.9 193.7 188.3 182.4 In đô nê si a 21.7 47.0 52.6 58.7 59.1 84.0 Ê cu a đo 34.0 37.5 49.6 59.4 59.1 56.3 Việt Nam 57.4 37.1 42.9 37.1 39.3 47.9 Trung Quốc 81 66.0 45.2 68.2 48.4 47.8 Mê xi cô 25.5 29.0 28.1 35.4 40.6 34.5 Ma lay si a 1.3 12.7 17.2 20.3 22.8 30.1 Ấn độ 45.5 41.0 35.7 27.3 20.8 15.2 Băng la đét 8.1 17.4 15.8 19.4 14.9 13.7 Guy a na 11.4 8.4 8.6 7.8 8.9 9.1 Pê ru 1.5 2.9 4.5 5.3 7.2 7.5 Vê nê zu ê la 10.0 16.3 11.4 9.9 10.8 7.1 Hon du ras 9.7 11.0 10.5 9.3 7.3 5.7 Ca na đa 6.5 8.2 7.7 7.1 6.0 5.0 Các nƣớc khác 57.7 51.0 38.1 31.4 23.4 17.9

Bảng 5:Sản lƣợng tôm nhập khẩu vào nƣớc Đức từ năm 2003- 2008 (Đơn vị tính: 1000 tấn) Năm Nƣớc 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Thái Lan 1.6 2.2 3.5 4.0 8.9 9.3 Việt Nam 1.0 1.5 3.3 4.0 5.7 8.1 Ấn Độ 3.0 3.7 4.2 5.3 6.4 5.7 Hà Lan 2.5 3.0 3.6 4.1 5.7 3.9 Băng la đét 2.5 2.1 2.7 3.0 3.1 3.5 Đan mạch 2.1 1.8 2.1 1.5 2.6 2.7 Bỉ 2.7 2.5 2.5 2.8 2.6 2.0 Anh 2.7 2.4 3.0 3.1 2.5 1.6

Nguồn: GLOBEFISH 010146, http://www.globefish.org

Như vậy, trong gần 10 năm trở lại đây, hàng thủy sản xuất khẩu, cụ thể là mặt hàng tôm của Việt Nam đã chiếm thị phần đáng kể trên thị trường xuất khẩu thủy sản thế giới.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO (Trang 56 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)