23.8 13.9 1.48 0.73 Mặc dù chịu sự ảnh hƣởng từ nhiều phía khi sự lựa chọn ngành học cho

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ thích ứng nghề nghiệp của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Sơn La (Trang 54 - 56)

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Thích ứng nghề nghiệp thể hiện ở tâm thế nghề nghiệp

62.3 23.8 13.9 1.48 0.73 Mặc dù chịu sự ảnh hƣởng từ nhiều phía khi sự lựa chọn ngành học cho

Mặc dù chịu sự ảnh hƣởng từ nhiều phía khi sự lựa chọn ngành học cho mình nhƣ: Gia đình, bạn bè , thầy cô giáo và nhu cầu nguồn nhân lực của địa phƣơng, của xã hội, nhƣng mỗi em đều có cách tìm hiểu và có sự lựa chọn riêng. Có em tự tin với sự lựa chọn của mình, nhƣng cũng còn những em vẫn

chƣa tự tin, chƣa yên tâm với sự lựa chọn ngành học mà mình theo học.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, đa số sinh viên “vẫn chọn ngành sƣ phạm” (ĐTB = 1.48). Lý do “vẫn chọn ngành sƣ phạm” các em nêu ra khá nhiều, tập trung vào các lý do sau: “ngành này phù hợp với bản thân và hoàn cảnh gia đình”, “yêu thích ngành sư phạm”, “bố mẹ không biết chữ nên em sẽ cố gắng học để trở thành cô giáo đem cái chữ về cho mọi người”, “muốn đem sức mình phục vụ quê hương”, “được giáo dục con em vùng cao”, “qua đợt thực tập em thấy yêu nghề hơn, thấy ngành học phù hợp với mình hơn” (Phiếu số 31, 32, 41, 48, 50, 51), hoặc “chọn nghề sư phạm vì nó phù hợp với vùng quê”, “là nghề mà em tâm huyết và phù hợp với mình nhất”, “yêu thích ngành sư phạm và muốn truyền đạt những hiểu biết cho mọi người xung quanh” (phiếu Phiếu số 4, 11, 25). Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều sinh viên “phân vân”, hoặc “không chọn ngành sƣ phạm” nếu có cơ hội đƣợc chọn lại và muốn “đƣợc chuyển sang ngành học khác”. Lý do mà các em đƣa ra đó là “Không thích ngành sư phạm, thích học quản trị kinh doanh”, “phân vân vì sợ học ngành khác khó tìm được việc làm hơn”, “muốn chuyển sang ngành học khác, vì ngành sư phạm không phải là ước mơ, nguyện vọng của em”, “muốn chuyển vì trong thời gian học tập ở trường cao đẳng em thấy mình chưa thực sự tự tin trong việc giảng dạy sau này” (Phiếu số 33, 52). Các giảng viên cũng cho biết một số sinh viên đã vào học trƣờng CĐSP Sơn La nhƣng vẫn có “ý định thi vào ngành khác, trƣờng khác”

Nhìn chung, các em đã có sự tìm hiểu về nghề và lý do các em “vẫn chọn ngành sƣ phạm” mà “không muốn chuyển sang ngành học khác” là phù hợp với bản thân các em và điều kiện thực tiễn của địa phƣơng. Việc lựa chọn đúng đắn này giúp các em yên tâm học tập, có mục đích phấn đấu rõ ràng để đạt đƣợc kết quả cao trong học tập. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều em chƣa tích cực tìm hiểu các thông tin liên quan đến nhà trƣờng, đến ngành sẽ theo học nên việc chọn ngành học của các em chƣa thực sự phù hợp. Chính vì vậy mà các em vẫn chƣa yên tâm, “muốn chuyển sang ngành học khác” và chƣa tập trung vào việc học tập của mình, kém thích ứng với môi trƣờng học tập ở

trƣờng cao đẳng.

Dựa vào điểm trung bình, độ lệch chuẩn và cách tính các chỉ số TƢNN, chúng tôi thu đƣợc kết quả về các mức độ TƢNN thể hiện ở TTNN của sinh viên nhƣ sau:

Số liệu biểu đồ 3.1 cho thấy: Sinh viên có mức độ trung bình về TƢNN thể hiện ở TTNN chiếm tỉ lệ nhiều nhất (60.2%), còn tỉ lệ sinh viên đạt mức độ thích ứng cao là 29.8% và thấp là 10.0%. Thấp 10% Trung bình 60.2% Cao 29.8% Biểu đồ 3.1: Mức độ TƢNN thể hiện ở TTNN

Tóm lại, về phía sinh viên, tâm thế sẵn sàng nghề nghiệp tốt sẽ góp phần giúp sinh viên có định hƣớng và động cơ rõ ràng, có thái độ tích cực trong học tập và rèn luyện. Về phía nhà trƣờng, các thầy cô cần hiểu đƣợc suy nghĩ, cảm nhận, thái độ tình cảm của sinh viên đối với ngành học và những gì họ đang hƣớng tới để giúp các em hiểu và thích ứng tốt hơn với ngành học.

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ thích ứng nghề nghiệp của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Sơn La (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)