CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Thích ứng nghề nghiệp thể hiện ở tâm thế nghề nghiệp
3.7.3. So sánh mức độ thích ứng nghề nghiệp của sinh viên theo năm học
năm học nhƣ sau:
Bảng 3.20: Mức độ TƢNN của sinh viên theo năm học
Năm học N ĐTB SD Mức độ TƢNN Thấp Trung bình Cao N % N % N % Năm thứ I 69 1.15 0.23 8 11.6 51 73.9 10 14.5 Năm thứ II 83 1.20 0.24 6 7.2 55 66.3 22 26.5 Năm thứ III 79 1.21 0.19 2 2.5 58 73.4 19 24.1 Tổng 231 16 164 51
Kết quả bảng 3.20 cho thấy, sinh viên năm thứ hai và năm thứ ba có khả năng thích ứng tốt hơn so với năm thứ nhất; còn giữa năm thứ hai và năm thứ ba thì mức độ chênh lệch không đáng kể. Theo chúng tôi, sinh viên năm thứ hai và năm thứ ba thích ứng tốt hơn là vì: các em đã có quá trình tiếp cận với NDHT ở trƣờng cao đẳng, đã hình thành cho mình PPHT phù hợp, làm quen với điều kiện học tập và các mối quan hệ với thầy cô, bạn bè. Hơn nữa, các em còn đƣợc tham gia kiến tập, thực tập sƣ phạm ở các trƣờng phổ thông. Do đó mức độ thích ứng với PPHT và rèn luyện KNNN của sinh viên năm thứ hai và năm thứ ba cao hơn đáng kể so với năm thứ nhất (phụ lục 6.10). Một số em mặc dù sự lựa chọn ngành học của mình không nhƣ mong muốn, nhƣng qua quá trình học tập ở trƣờng CĐSP Sơn La, “qua đợt thực tập em thấy yêu nghề hơn, thấy ngành học phù hợp với mình hơn” (Phiếu số 31, 32, 41, 48, 50, 51), hoặc có em “chấp nhận” ngành học vì đã theo học và không có cơ hội chuyển sang ngành học khác nên nỗ lực, cố gắng để phù hợp với nó.
Mức độ TƢNN của sinh viên năm thứ ba chênh lệch không đáng kể, so với năm thứ hai. Theo chúng tôi, mặc dù có quá trình học tập ở trƣờng CĐSP nhiều hơn, nhƣng các em là những sinh viên năm cuối của khoá học nên có nhiều yếu tố chi phối đến tình cảm, tƣ tƣởng của các em nhƣ: Áp lực tìm kiếm việc làm sau khi ra trƣờng, vấn đề tình yêu, hôn nhân và các vấn đề khác của cuộc sống (đua đòi, ăn diện..) hoặc do tâm lý chủ quan làm ảnh hƣởng không
nhỏ đến việc học tập và rèn luyện của sinh viên. 11.6 73.9 14.5 7.2 66.3 26.5 2.5 73.4 24.1 0% 20% 40% 60% 80% 100%
Năm thứ I Năm thứ II Năm thứ III
Mức độ TƯNN Cao
Trung bình Thấp
Biểu đồ 3.9: Mức độ TƢNN của sinh viên theo năm học
Đối với sinh viên năm thứ nhất, các em mới chuyển từ trƣờng phổ thông lên trƣờng cao đẳng, từ nông thôn ra thành thị nên có nhiều điều mới mẻ, bỡ ngỡ. Với NDHT mới đòi hỏi các em phải có PPH phù hợp. Ở năm thứ nhất, chủ yếu các em học các môn cơ sở, lý thuyết chuyên ngành, chƣa đƣợc kiến tập, thực tập rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp. Với môi trƣờng cao đẳng, các em phải làm quen và bắt đầu xây dựng các MQH mới với thầy cô, bạn bè. Bởi vậy, mức độ thích ứng với PPHT, KNNN và các MQH của các em thấp hơn khá nhiều so với sinh viên năm thứ hai và năm thứ ba (phụ lục 6.10). Điều đó cũng dễ hiểu vì với thay đổi nhƣ vậy và thời gian làm quen chƣa nhiều, các em chƣa thể thích ứng ngay đƣợc với môi trƣờng và hoạt động học tập ở trƣờng cao đẳng.
Nhƣ vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt về mức độ thích ứng nghề nghiệp giữa sinh viên năm thứ nhất, năm thứ hai và năm thứ ba và giả thuyết chúng tôi đƣa ra là phù hợp.