Khái niệm nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ thích ứng nghề nghiệp của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Sơn La (Trang 30 - 31)

Nghề nghiệp là công việc chuyên môn theo sở trƣờng hoặc theo sự phân

công của xã hội [32]

Nghề nghiệp là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ đƣợc đào tạo, con ngƣời có đƣợc những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng đựoc những nhu cầu xã hội.

Ở Việt nam trong những năm gần đây, do sự chuyển hoá của nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trƣờng, nên đã gây ra những biến đổi sâu sắc trong cơ cấu nghề nghiệp của xã hội. Nghề nghiệp trong xã hội không phải là một cái gì ổn định, cứng nhắc. Các nghề trong xã hội luôn ở trạng thái biến động do sự phát triển của khoa học và công nghệ. Để có sự thành đạt trong nghề, con ngƣời phải chọn cho mình một nghề phù hợp – đó là một công việc khá khó khăn khi số lƣợng nghề ngày càng tăng.

Đề cập tới việc chọn đƣợc nghề phù hợp, trƣớc hết ta phải làm rõ đƣợc khái niệm phù hợp nghề. Sự phù hợp nghề được xem là sự hoà hợp, sự ăn khớp, sự tương xứng trong cặp "Con người - Nghề nghiệp", cụ thể hơn, là sự tương ứng giữa những phẩm chất, đặc điểm tâm - sinh lý của con người với những yêu cầu cụ thể của công việc trong nghề đối với người lao động. Nói nhƣ vậy ta sẽ thấy ngay rằng, sự phù hợp nghề có nhiều mức độ. Thông thƣờng ngƣời ta chia thành 4 mức độ sau đây:

1/ Không phù hợp: Sự không phù hợp có nhiều nguyên nhân nhƣ trạng thái sức khoẻ, thiếu năng lực chuyên môn hoặc bị dị tật.

2/ Phù hợp một phần: ở mức độ này, nhiều phẩm chất, nhiều đặc điểm tâm - sinh lý của ngƣời lao động không đáp ứng đƣợc hết những yêu cầu do nghề nghiệp đặt ra. Nếu chỉ phù hợp một phần thì con ngƣời rất khó trở thành

một chuyên gia giỏi trong nghề.

3/ Phù hợp phần lớn: Trong trƣờng hợp này, những phẩm chất cá nhân đáp ứng đƣợc hầu hết các yêu cầu cơ bản của nghề hoặc nhóm nghề. Mức độ phù hợp phần lớn thƣờng thể hiện rất rõ ở hứng thú đối với công việc của nghề, ham thích và có năng lực giải quyết nhiều hoạt động kỹ thuật trong nghề. Có đƣợc sự phù hợp phần lớn này, con ngƣời sẽ thuận lợi trong phấn đấu trở thành ngƣời lao động có tay nghề cao hoặc dễ có đƣợc những thăng tiến nghề nghiệp so với những ngƣời ít phù hợp với nghề hơn.

4/ Phù hợp hoàn toàn: Đạt tới mức độ này, ta thấy con ngƣời đáp ứng đƣợc tất cả những yêu cầu cơ bản do nghề đặt ra. Trong hoạt động nghề nghiệp, ngƣời lao động có năng suất cao, thể hiện rõ xu hƣớng hoạt động và lý tƣởng nghề nghiệp.

Để có thể lựa chọn đƣợc nghề nghiệp với các mức độ "phù hợp phần lớn" và "phù hợp hoàn toàn" là một công việc rất khó khăn. Sự lựa chọn này phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ: Sự nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp và lựa chọn nghề nghiệp; sự hiểu biết về "thế giới nghề nghiệp" trong xã hội hiện nay; đặc biệt là công tác hƣớng nghiệp.

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ thích ứng nghề nghiệp của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Sơn La (Trang 30 - 31)