20.3 3.0 1.70 0.52 2 Cảm thấy rất khó tiếp xúc với bạn

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ thích ứng nghề nghiệp của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Sơn La (Trang 82 - 85)

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Thích ứng nghề nghiệp thể hiện ở tâm thế nghề nghiệp

72.7 20.3 3.0 1.70 0.52 2 Cảm thấy rất khó tiếp xúc với bạn

2 Cảm thấy rất khó tiếp xúc với bạn

khác giới 11.3 50.6 38.1 1.27 0.65

3 Cảm thấy mình thiếu tự tin, kém cỏi

so với các bạn trong lớp 16.9 42.4 40.7 1.24 0.72 4 Cảm thấy chƣa hoà đồng, khó khăn

trong giao tiếp với các bạn trong lớp 16.0 41.1 42.9 1.27 0.72 5 học bài và làm bài tập với bạn cùng

lớp, cùng sống chung 47.6 47.2 5.2 1.42 0.59 6 Chủ động hoà giải nếu thấy mình có

lỗi khi xích mích với bạn bè bạn 64.1 31.6 4.3 1.60 0.57 Quan hệ tốt với bạn cùng lớp, cùng ngành của sinh viên cũng chiếm tỉ lệ khá cao (76.6%). Thiết lập đƣợc mối quan hệ tốt với các bạn cùng lớp, cùng ngành học giúp các em “trao đổi, chia xẻ về vấn đề học tập và các vấn đề khác” (chiếm 72.7% và ĐTB = 1.70) để giải quyết những khó khăn và tìm ra cho mình phƣơng pháp học tập phù hợp. Mặt khác, nó tạo điều kiện cho sinh viên hợp tác hiệu quả trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập và các hoạt động tập thể. Chính vì vậy, các em “Chủ động hoà giải nếu thấy mình có lỗi khi xích mích với bạn bè” (chiếm 64.1% và ĐTB = 1.60) để duy trì mối quan hệ bạn bè tôn trọng, hiểu biết và giúp đỡ lẫn nhau làm cho sinh viên sẽ cảm thấy yên tâm, hứng thú đối với việc học tập.

Tuy nhiên, một số sinh viên còn cảm thấy khó khăn hoà nhập trong MQH với bạn bè, bao gồm quan hệ với bạn cùng sống chung và quan hệ với bạn cùng lớp, cùng ngành. Những sinh viên này còn “Cảm thấy chƣa hoà đồng, khó khăn trong giao tiếp với các bạn trong lớp” (chiếm 16.0% và ĐTB = 1.27), hoặc những em đến từ những xã vùng sâu, vùng xa “Cảm thấy mình

thiếu tự tin, kém cỏi so với các bạn trong lớp” (chiếm 16.9% và ĐTB = 1.24), hay cảm thấy “Cảm thấy rất khó tiếp xúc với bạn khác giới” (chiếm 11.3% và ĐTB = 1.27). Điều này ít nhiều gây cản trở cho sự hoà đồng của các sinh viên đó với bạn bè và tập thể.

Với khối lƣợng kiến thức nhiều và trừu tƣợng ở trƣờng cao đẳng, cùng với việc thiếu sự quan tâm trực tiếp của ngƣời thân thì quan hệ bạn bè tốt giúp ích cho sinh viên rất nhiều trong học tập. Sự trao đổi, hợp tác với nhau giúp sinh viên phát hiện đƣợc những ƣu, nhƣợc điểm của mình, chia xẻ kinh nghiệm với ngƣời khác, kích thích tính tích cực, chủ động và tự tin ở sinh viên. Tuy nhiên, vẫn còn một số sinh viên không thƣờng xuyên hoặc không bao giờ “học bài và làm bài tập với bạn cùng lớp, cùng sống chung” (47.6% và ĐTB = 1.42). Theo những sinh viên này thì “chỉ học cùng nhau khi giảng viên yêu cầu làm bài tập theo nhóm” (phiếu phỏng vấn số 11), hoặc cho là

“tự đọc tài liệu và tự làm bài thì tốt hơn” (phiếu phỏng vấn số 4, 13).

Tóm lại, sinh viên trƣờng CĐSP Sơn La đã thích ứng khá tốt với MQH bạn bè, biểu hiện ở sự chủ động tạo lập các MQH, có ý thức củng cố và duy trì tốt các MQH đó. Nhƣng vẫn còn một số sinh viên khó khăn trong MQH với bạn bè và việc học nhóm cùng nhau trong giờ tự học còn hạn chế.

Trong quá trình dạy học và giáo dục, hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh là hai hoạt động cùng chung một mục tiêu, có mối quan hệ thống nhất, biện chứng với nhau. MQH tốt giữa giáo viên với học sinh tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động các hoạt động đó có kết quả. MQH giữa giảng viên và sinh viên có những đặc thù khác với mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh ở bậc học phổ thông. Ở trƣờng cao đẳng, đa số giảng viên giảng dạy ở nhiều khối, lớp và tham gia vào nhiều công việc khác nên “ít có thời gian để gần gũi với sinh viên” (Phiếu phỏng vấn số 6) hoặc sinh viên “ngại ngùng, không tự tin” (Phiếu phỏng vấn số 7,12). Ngay cả giáo viên chủ nhiệm lớp cũng không thân thiết nhƣ giáo viên chủ nhiệm ở phổ thông. Giáo viên chủ nhiệm lớp có thể không dạy lớp mình chủ nhiệm môn học nào, thƣờng giao tiếp với sinh viên gián tiếp qua đội ngũ cán bộ lớp. Do đó, sinh viên cảm

thấy có những khoảng cách và gặp phải khó khăn nhất định trong MQH với giảng viên.

Phần lớn sinh viên mong muốn giao tiếp với giảng viên là “Giải quyết những vấn đề khó khăn trong học tập” (chiếm 72.3% và ĐTB = 1.72) (xem phụ lục 6.2), hoặc “Muốn đƣợc thầy/cô chia xẻ những kinh nghiệm học tập của mình trƣớc đây” (chiếm 64.1% và ĐTB = 1.60) để học tập tốt hơn, “Muốn đƣợc chia xẻ với thầy/cô về những khó khăn trong cuộc sống” (chiếm 48.1% và ĐTB = 1.42) khi phải sống xa gia đình. Tuy nhiên, vẫn còn có một bộ phận nhỏ sinh viên giao tiếp với thầy cô với mục đích “tìm hiểu cách thầy/cô ra bài thi nhƣ thế nào” (8.2% và ĐTB = 1.48).

Số liệu bảng 3.16 cho thấy, MQH giữa giảng viên với sinh viên hiện nay phần lớn ở mức bình thƣờng (59.3%), mức tốt chiếm 38.5%, chỉ có 2.2% là mức không tốt. Một trong những lý do khiến sinh viên “ngại khi phải hỏi giảng viên về một vấn đề mà mình không hiểu” là do sinh viên cảm thấy “MQH giảng viên và sinh viên không gắn bó gần gũi như ở phổ thông” (35.5% - phụ lục 6.4), hoặc “giữa giảng viên và sinh viên có khoảng cách, chưa có sự hoà đồng” (phiếu phỏng vấn số 6), hoặc “giao tiếp giữa giảng viên và sinh viên còn hạn chế, thầy cô chủ yếu giao tiếp với cán bộ lớp”

(phiếu phỏng vấn số 11) làm cho sinh viên khó hoà nhập. Có 45.0% sinh viên thƣờng xuyên chủ động “Gặp gỡ, trao đổi với thầy, cô” khi gặp khó khăn trong học tập (phụ lục 6.3). Điều này chứng tỏ một số sinh viên gặp trở ngại trong giao tiếp với giảng viên do sự kém tự tin, thụ động của bản thân sinh viên. Do đó, muốn thích ứng tốt, bản thân sinh viên cần phải chủ động và tích cực thâm nhập, tìm hiểu MQH, phá đi những rào cản vô hình về mặt tâm lý trong giao tiếp với giảng viên

Ngoài các MQH trên, ở trƣờng cao đẳng sinh viên còn có MQH với cán bộ các phòng ban chức năng của nhà trƣờng. Nhiều sinh viên đƣợc hỏi cảm thấy ngại, lúng túng khi phải tiếp xúc với cán bộ các phòng ban chức năng. Đây cũng là một biểu hiện của sự chƣa thích ứng của sinh viên với các MQH ở trƣờng cao đẳng. Theo số liệu thu đƣợc, mức độ thích ứng với các MQH

của sinh viên trƣờng CĐSP Sơn La nhƣ sau:

Biểu đồ 3.6: Thích ứng của sinh viên với các MQH ở trƣờng CĐSP

Số liệu biểu đồ 3.6 cho thấy, sinh viên thích ứng với các MQH ở mức độ cao chiếm tỷ lệ khá lớn (71%), mức độ trung bình chỉ chiếm 26%, còn mức độ thấp không đáng kể (3%). Để giúp sinh viên hoà nhập tốt hơn vào các MQH, Ban giám hiệu, các khoa, phòng, ban và tổ chức đoàn thể cần tổ chức nhiều hoạt động tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội gặp gỡ, giao lƣu, tạo dựng các MQH với bạn bè, với giảng

viên, cán bộ trong nhà trƣờng.

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ thích ứng nghề nghiệp của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Sơn La (Trang 82 - 85)