CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Thích ứng nghề nghiệp thể hiện ở tâm thế nghề nghiệp
3.8.3 Trường hợp có mức độ thích ứng nghề nghiệp trung bình
Số lƣợng sinh viên có mức độ TƢNN “trung bình” chiếm tỉ lệ nhiều nhất (71%). Một trong những sinh viên đó là Hà Thị T (nữ). Em là sinh viên năm thứ 3 lớp CĐSP Mầm non K3A, dân tộc Thái. Gia đình em cƣ trú tại thị trấn Mộc Châu - Sơn La. Cha mẹ em là cán bộ công chức. Kinh tế của gia
đình em tƣơng đối khá giả. KQHT của em ở trƣờng trung học phổ thông đạt mức “trung bình khá”.
Sau khi trúng tuyển vào học trƣờng CĐSP Sơn La, em sống trong ký túc xá với các bạn cùng lớp. Qua tìm hiểu chúng tôi đƣợc biết, mặc dù đã học năm cuối ở trƣờng CĐSP nhƣng em vẫn chƣa thực sự yêu thích ngành học và vẫn “muốn chuyển sang ngành học khác” nếu có cơ hội. Em học ngành sƣ phạm Mầm non là do sự tƣ vấn, mong muốn của cha mẹ, muốn em có một “công việc ổn định” sau này, phù hợp với con gái và lo em không thi đỗ vào các trƣờng khác. Các thầy cô và bạn bè trong lớp cũng cho biết: T là một sinh viên khá nhanh nhẹn, hoạt bát, năng lực học tập khá, nhƣng em không tập trung vào việc học tập, thích tham gia các hoạt động tập thể và nhiệt tình giúp đỡ bạn bè. Em cho biết, em đến lớp nghe giảng “chỉ để đủ điều kiện dự thi” và học đạt điểm trung bình các môn học để không phải thi lại. Em “cảm thấy chƣa thực sự yêu thích ngành học, môn học nên không có hứng thú học tập” và không cố gắng tìm cho mình PPHT phù hợp; phƣơng pháp giảng dạy của giảng viên chƣa thực sự gây hứng thú. Chính vì vậy, hầu hết các chỉ số thích ứng (4/6) của em chỉ ở mức “trung bình” (ĐTB = 1.19). Thích ứng với ĐK, PTHT ở mức độ “thấp” (ĐTB = 0.60)). Chỉ có thích ứng với các MQH ở trƣờng cao đẳng đạt mức “cao”(ĐTB = 1.90). KQHT của em xếp loại “trung bình khá” (TBHT = 6.83) (phụ lục 6.12)
Trƣờng hợp sinh viên Hà Thị T phản ánh một thực trạng: trong qua trình học tập tại trƣờng CĐSP Sơn La, vẫn còn một bộ phận sinh viên chƣa thực sự yêu thích ngành học đã lựa chọn. Điều đó ảnh hƣởng không nhỏ đến việc học tập, sự nỗ lực và tính tích cực của các em, dẫn đến kết quả học tập của các em không cao. Hiện trạng này cũng nói lên vấn đề giáo dục nghề cho sinh viên trong quá trình học tập ở trƣờng CĐSP chƣa thực sự hiệu quả. Vì vậy, nhà trƣờng, các tổ chức đoàn thể, đặc biệt các thầy, cô cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề này và bằng những hoạt động thiết thực, bằng kiến thức, phƣơng pháp giảng dạy và tấm gƣơng của chính mình để giáo dục, bồi dƣỡng lòng yêu nghề cho các em.
Qua việc phân tích các trƣờng hợp trên, chúng tôi nhận thấy rằng, các vấn đề thích ứng với PPHT, với việc rèn luyện KNNN và với ĐK, PTHT cho sinh viên cần đƣợc quan tâm nhiều hơn. Các sinh viên trên là những trƣờng hợp cụ thể, với những yếu tố cụ thể tác động đến khả năng thích ứng nghề nghiệp của từng em. Phần sau chúng tôi xin đƣợc trình bày một số yếu tố cơ bản tác động đến mức độ TƢNN của các em hiện nay.