CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Thích ứng nghề nghiệp thể hiện ở tâm thế nghề nghiệp
48.5 43.3 8.2 1.40 0.64 Số liệu bảng 3.15 cho thấy, hầu hết sinh viên đều hài lòng với các điều
Số liệu bảng 3.15 cho thấy, hầu hết sinh viên đều hài lòng với các điều kiện cơ sở vật chất của nhà trƣờng, trong đó số lƣợng sinh viên hài lòng với “Điều kiện về lớp học (Không gian lớp học, ánh sáng, bàn ghế, vệ sinh…)” là nhiều nhất (chiếm 68.8% và ĐTB = 1.763); kế tiếp là hài lòng với “Điều kiện
phục vụ cho vui chơi, giải trí” (chiếm 48.5% và ĐTB = 1.40). Điều này cũng dễ hiểu vì Sơn La là một tỉnh miền núi khó khăn, kinh tế chậm phát triển, đa phần sinh viên của trƣờng đến từ nông thôn, vùng sâu, vùng xa nên với điều kiện lớp học, khuôn viên, cây xanh … của nhà trƣờng hiện nay là khá tốt so với điều kiện ở gia đình, bản làng của các em. Các phòng học đảm bảo vệ sinh, thoáng mát, sạch sẽ, đủ ánh sáng, bàn, ghế, bảng phù hợp. Khuôn viên của nhà trƣờng khá rộng rãi, sạch, đẹp; có sân bãi đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của sinh viên ngoài giờ học.
Số lƣợng sinh viên hài lòng với “Điều kiện chỗ ở trong ký túc xá” không nhiều (chiếm 15.2% và ĐTB= 0.88). Chúng tôi biết rằng, nhiều sinh viên muốn đƣợc sống trong ký túc xá của nhà trƣờng do các em “không có điều kiện thuê nhà sống ở bên ngoài” (phiếu phỏng vấn số 11,13), hoặc “ở bên ngoài an ninh không đảm bảo” (phiếu phỏng vấn số 17); hoặc “sống trong ký túc xá tập quen sống trong môi trường tập thể, là một cơ hội để hoàn thiện bản thân” (phiếu phỏng vấn số 12); hoặc “sống trong ký túc xá để có thể bàn bạc trao đổi cùng nhau khi có bài tập khó” (phiếu phỏng vấn số 15). Tuy nhiên, các em nhiều em không hài lòng với điều kiện sinh hoạt trong ký túc xá và cảm thấy khó thích ứng với môi trƣờng ký túc xá là do mỗi phòng trong ký túc xá ở khá đông (từ 10 - 12 sinh viên) nên các em không có không gian riêng, muốn đƣợc yên tĩnh khi học bài, hoặc do trong ký túc xá không đƣợc nấu ăn mà nhiều em muốn tự nấu ăn để giảm bớt khó khăn cho gia đình và phù hợp với nhu cầu, khẩu vị của mình. Ngoài ra, những quy định, nội quy trong ký túc xá làm cho một số sinh viên “không được đi chơi thoải mái như ở ngoài” (phiếu phỏng vấn số 14). Nhiều sinh viên chƣa hài lòng với việc sống trong ký túc xá là vấn đề mà nhà trƣờng cần quan tâm để có những cải tiến trong việc quản lý cơ sở vật chất và cách quản lý sinh viên, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên trong sinh hoạt và học tập.
Các điều kiện khác không đƣợc nhiều sinh viên hài lòng nhƣ “Trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho các giờ học trên lớp” (chiếm 14.7% và ĐTB=0.85), “Các trang thiết bị phục vụ cho các giờ học ngoại khoá, các hoạt
động ngoài giờ lên lớp”(11.7% và ĐTB = 0.89) và “Giáo trình và tài liệu tham khảo trong thƣ viện nhà trƣờng phục vụ cho việc học tập”(chiếm 25.1% và ĐTB = 0.93). Lý do không phải là nhà trƣờng quá thiếu trang thiết bị, đồ dùng dạy học hoặc giáo trình, tài liệu mà chúng thƣờng đƣợc lƣu giữ cẩn thận trong kho hoặc văn phòng khoa nên giảng viên đã ngại và ít sử dụng chúng trong quá trình giảng dạy (nhƣ phân tích phần trên) thì sinh viên càng ít đƣợc tiếp cận và sử dụng hơn. Thƣ viện nhà trƣờng có số lƣợng sách khá phong phú, nhƣng “sắp xếp sách, danh mục các loại sách, tài liệu chƣa thực sự khoa học” làm cho việc tìm kiếm của sinh viên khó khăn (Phiếu phỏng vấn số 12). Với những số liệu thu đƣợc qua nghiên cứu, mức độ thích ứng của sinh viên với ĐK. PTHT nhƣ sau:
Biểu đồ 3.5: Mức độ thích ứng của sinh viên với ĐK, PTHT Trung bình 66.2% Thấp 12.2% Cao 22.6%
Số liệu biểu đồ 3.5 cho thấy, phần lớn sinh viên thích ứng với ĐK, PTHT ở mức độ trung bình (66.2%), mức độ cao là 21.6% và mức độ thấp là 12.1%. Chúng ta biết rằng, trong quá trình học tập ở trƣờng CĐSP, sinh viên phải thích ứng với những điều kiện sinh hoạt, học tập không đƣợc thoải mái nhƣ ở gia đình. Vì lẽ đó, mỗi sinh viên phải tích cực, chủ động vƣợt qua những khó khăn này, tạo nên sự cân bằng tâm lý cho bản thân để đạt kết quả cao trong học tập.