64.5 3.9 1.28 0.53 2 Xác định trƣớc thời gian học tập cụ

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ thích ứng nghề nghiệp của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Sơn La (Trang 64 - 68)

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Thích ứng nghề nghiệp thể hiện ở tâm thế nghề nghiệp

31.664.5 3.9 1.28 0.53 2 Xác định trƣớc thời gian học tập cụ

2 Xác định trƣớc thời gian học tập cụ

thể cho mỗi môn học 38.5 48.1 13.4 1.25 0.68

3 Trong khi học, bạn thực hiện đúng

thời gian đã xác định trong kế hoạch 23.8 62.3 13.9 1.10 0.61 4 Nhiều lần bạn không thực hiện đƣợc

các nội dung trong kế hoach đề ra 34.2 63.2 2.6 0.68 0.52 Kế hoạch học tập là trình tự các công việc và biện pháp cần đƣợc thực hiện trong thời gian nhất định. Xây dựng đƣợc kế hoạch học tập hợp lý, khoa học giúp sinh viên chủ động và thực hiện có kết quả các nhiệm vụ học tập của mình. Kế hoạch học tập phải đƣợc xây dựng xuất phát từ mục tiêu học tập, từ kế hoạch giảng dạy, yêu cầu của giảng viên, phù hợp với điều kiện thực tiễn và khả năng của bản thân. Nhiều sinh viên hiểu rõ tác dụng của việc lập kế hoạch trong quá trình học tập và cũng muốn lập đƣợc kế hoạch hợp lý cho mình nhƣng không biết làm, hoặc có sinh viên vạch ra đƣợc kế hoạch nhƣng do kế hoạch không sát thực tế nên không thể thực hiện đƣợc.

Số liệu bảng 3.7 cho thấy phần lớn sinh viên thích ứng ở mức trung bình với việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch. “Xác định trƣớc thời gian học tập cụ thể cho mỗi môn học” là cách mà nhiều sinh viên thƣờng làm (chiếm 38.5% và ĐTB = 1.25), sau đó là “xác định thời gian hàng ngày dành cho việc học tập thông qua việc lập thời gian biểu” (chiếm 31.6% và ĐTB = 1.28) chứng tỏ đa số sinh viên đã lập kế hoạch học tập. Kết quả trên cũng cho thấy, một số lƣợng không nhỏ sinh viên “nhiều lần không thực hiện đƣợc các nội dung trong kế hoạch đề ra” (chiếm 34.2% và ĐTB = 0.68). Nhƣ vậy, sinh viên thích ứng với việc “lập kế hoạch” tốt hơn là việc“thực hiện kế hoạch” đã đề ra.

lƣợng kiến thức lớn mà trong nhiều môn học kiến thức khá trừu tƣợng, khó đối với sinh viên đòi hỏi các em phải tập trung nghe giảng và biết ghi chép một cách khoa học. Số liệu thu đƣợc qua điều tra cho thấy cách ghi bài của sinh viên nhƣ sau:

Bảng 3.8: Cách ghi bài của sinh viên trên lớp

TT Cách ghi bài % ĐTB SD

1 Ghi nội dung bài giảng của thầy theo ý hiểu của

mình 38.5

1.35 0.54 2 2

Ghi thật đầy đủ và chi tiết lời giảng của thầy cô, vì theo bạn những kiến thức đó rất quan trọng phục vụ trực tiếp cho việc làm bài thi

58.4 3 Không ghi gì cả vì bạn nghĩ những điều thầy giảng

đã có trong giáo trình 3.0

Theo số liệu bảng 3.8, thích ứng của sinh viên với việc ghi bài giảng của thầy cô trên lớp ở mức độ trung bình (ĐTB = 1.35). Trong đó, số lƣợng sinh viên “Ghi nội dung bài giảng của thầy theo ý hiểu của mình” chiếm 38.5%. Với cách ghi này, các em có thể tự diễn đạt và ghi tóm tắt nội dung bài học theo cách hiểu của mình, giúp các em có thể ghi nhớ tốt hơn nhƣng nó cũng đòi hỏi sinh viên phải tập trung nghe giảng, có sự phân tích, chọn lọc, khái quát các thông tin trong lời giảng của thầy cô. Muốn làm đƣợc điều đó, sinh viên phải nắm vững kiến thức cũ, tìm hiểu kiến thức bài mới, rèn luyện cách đọc sách, cách ghi chép khoa học. Cách ghi bài “đầy đủ và chi tiết lời giảng của thầy cô” chiếm tỉ lệ cao nhất (58.4%). Theo phỏng đoán của chúng tôi, điều này có thể do ảnh hƣởng cách ghi bài một cách máy móc ở trƣờng phổ thông, hoặc cũng có thể do quan niệm của sinh viên khi cho rằng ghi bài đầy đủ, chi tiết để làm bài kiểm tra học trình, bài thi. Cách ghi bài này không còn phù hợp với việc học tập ở trƣờng cao đẳng vì với khối lƣợng kiến thức lớn giảng viên không thể “đọc” cho sinh viên “chép”. Do đó, không ít sinh viên cho biết “không ghi kịp vì thầy cô giảng quá nhanh” (phiếu điều tra 20).

Mặt khác, quá tập trung vào ghi bài làm ảnh hƣởng đến việc nghe giảng, dẫn đến các em ghi mà không hiểu, hoặc bỏ qua không nghe và ghi đƣợc những

nội dung quan trọng,

Một số sinh viên “Không ghi gì cả” (3.0%). Sinh viên không ghi bài có thể do phƣơng pháp giảng dạy của giảng viên chỉ chuyển tải những nội dung đã có trong giáo trình làm cho sinh viên thiếu tập trung, không hứng thú với việc nghe giảng và ghi bài, hoặc bản thân sinh viên không tích cực trong giờ học. Vì vậy, trong quá trình dạy, giảng viên cần tạo cho sinh viên hứng thú tập trung nghe giảng và hình thành cho họ cách ghi bài khoa học.

Với tính chất học tập, nghiên cứu ở trƣờng cao đẳng thì việc đọc sách và tài liệu tham khảo là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi sinh viên. Để đọc sách hiệu quả sinh viên cần biết tìm kiếm tài liệu, theo yêu cầu học tập.

Bảng 3.9: Cách tìm kiếm tài liệu học tập của sinh viên

TT Nội dung Thƣờng Các mức độ (%) ĐTB SD xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ

1 Tìm trong thƣ viện của nhà trƣờng. 25.5 61.9 12.6 1.13 0.61

2 Tìm ở các hiệu sách. 31.6 58.9 9.5 1.22 0.60

3 Mƣợn của các thầy, cô giáo. 9.5 58.4 32.0 0.77 0.61 4 Tìm trên mạng Internet. 22.2 56.3 22.5 0.99 0.66 5 Thông qua trao đổi với bạn bè hoặc

những sinh viên học các khoá trƣớc. 39.0 51.5 9.5 1.29 0.63 Số liệu bảng 3.9 cho thấy, sinh viên thƣờng xuyên “Tìm kiếm tài liệu trên thƣ viện”chiếm 25,5% (ĐTB = 1.13) và “thông qua trao đổi với bạn bè hoặc những sinh viên học khoá trƣớc” chiếm 39% (ĐTB = 1.29). Thực tế cho thấy, nhiều sinh viên chƣa thƣờng xuyên (61.9%) hoặc “không bao giờ” (12.6%) đến thƣ viện đọc sách. Đa số sinh viên chỉ dùng giáo trình môn học mà giảng viên giới thiệu và học trong vở ghi, còn việc sƣu tầm, nghiên cứu các tài liệu tham khảo còn chƣa nhiều. Sinh viên “Thƣờng xuyên” tìm kiếm tài liệu “trên mạng Internet” không nhiều chỉ chiếm 22.2% (ĐTB = 0.99) và “Mƣợn của các thầy, cô giáo” 9.5% (ĐTB = 0.78). Có thể là do trình độ tin học của sinh viên còn hạn chế hoặc bản thân sinh viên “ngại đọc sách” nên chƣa tích cực trong việc tìm kiếm tài liệu, hoặc ngại hỏi mƣợn tài liệu của thầy cô vì “ cảm thấy khó hoà nhập trong quan hệ với giảng viên”. Với yêu

cầu học tập ở trƣờng cao đẳng, với sự phát triển của khoa học công nghệ và các phƣơng tiện thông tin nhƣ hiện nay, sinh viên không biết cách tìm kiếm tài liệu và chƣa thƣờng xuyên đọc sách là biểu hiện chƣa thích ứng của sinh viên với yêu cầu tự học tự nghiên cứu. Giảng viên, cán bộ thƣ viện cần hƣớng dẫn cho sinh viên các tài liệu cần tìm, cách tìm kiếm tài liệu để sinh viên biết cách lựa chọn và tìm đƣợc tài liệu phục vụ cho yêu cầu học tập của mình. Bản thân sinh viên cần học cách tìm kiếm và tích cực tìm kiếm tài liệu cho môn học, cần nâng cao trình độ tin học để có thể sử dụng đƣợc các phƣơng tiện hiện đại cập nhật thông tin cần thiết cho việc học tập của mình.

Việc chƣa tích cực, chƣa biết cách tìm kiếm tài liệu tham khảo cho môn học và chƣa thƣờng xuyên đọc sách làm cho một bộ phận không nhỏ sinh viên chƣa biết cách đọc sách hiệu quả. Vẫn còn những sinh viên tập trung vào số lƣợng là chính “đọc càng nhiều càng tốt” (chiếm 20.3%) hoặc “Đọc tất cả các cuốn sách mà thầy cô giới thiệu hoặc yêu cầu”(9.5%) mà chƣa chú ý đến chất lƣợng đọc, chƣa biết khái quát, tóm tắt các vấn đề quan trọng trong tài liệu. Nhƣng cũng có nhiều sinh viên “Đọc một cách cẩn thận bằng cách gạch chân từng ý quan trọng và ghi chúng ra vở” (44.6%) và “Khái quát những điều mình đã đọc và cố gắng tìm bản chất và mối liên hệ của các vấn đề mình đã đọc” (44.6%) (xem phụ lục 6.1). Cách đọc này giúp cho sinh viên hiểu và tóm tắt đƣợc những nội dung cơ bản mà sách trình bày. Qua đánh giá của giảng viên thì có “những sinh viên chưa biết cách đọc sách và chưa có ý thức tự giác đọc sách” (Phiếu phỏng vấn số 9), hoặc “cảm thấy khó khăn khi phải tự mình tìm hiểu một vấn đề trong tài liệu”, hoặc “nghĩ rằng học theo vở ghi trên lớp là đủ” nên ngại đọc sách. Nhiều giảng viên chỉ “giới thiệu giáo trình, sách tham khảo khi bắt đầu môn học”(Phiếu phỏng vấn số 9), mà “chưa dành thời gian hướng dẫn cho sinh viên cách đọc sách về môn học mình dạy” (Phiếu phỏng vấn số 5). Vấn đề đặt ra ở đây là: về phía giảng viên cần có đặt ra những yêu cầu và hƣớng dẫn cụ thể để hình thành cho sinh viên cách đọc sách khoa học, từ đó các em cảm thấy hứng thú mỗi khi đọc sách. Về phía sinh viên, các em cần dành thời gian nhất định cho việc đọc sách trong kế

hoạch học tập của mình, hình thành hứng thú, thói quen đọc sách và rèn cách đọc sách khoa học.

Tổng hợp các biểu hiện về thích ứng với phƣơng pháp học tập của sinh viên, kết quả đƣợc thể hiện trong biểu đồ 3.3. Trung bình 64.9% Thấp 10% Cao 25.1%

Biểu đồ 3.3: Mức độ thích ứng của sinh viên với PPHT Nhìn chung sinh viên đã và đang hình thành cho mình PPHT, tuy nhiên mức độ thích ứng của sinh viên với phƣơng pháp học tập ở trƣờng cao đẳng của sinh viên chƣa cao, chủ yếu ở mức độ trung bình (64.9%), mức độ cao là 25.1% và vẫn còn có 10% sinh viên thích ứng ở mức độ thấp. Thích ứng với PPHT không chỉ quan trọng và cần thiết cho sinh viên trong quá trình học tập ở trƣờng sƣ phạm, mà còn giúp sinh viên khi ra trƣờng có phƣơng pháp giảng dạy thích hợp và biết cách tổ chức hoạt động học tập và hình thành cách học cho học sinh. Do đó, bản thân sinh viên cần có sự nỗ lực tìm ra cho mình PPHT phù hợp để có thể tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả nhất. Về phía giảng viên, nhà trƣờng phải thƣờng xuyên đổi mới, cải tiến phƣơng pháp giảng dạy giúp sinh viên tự phát hiện và giải quyết vấn đề, chủ động trong quá trình chiếm lĩnh tri thức mới và cách thức hoạt động mới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ thích ứng nghề nghiệp của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Sơn La (Trang 64 - 68)