45.9 39.0 1.24 0.70 2 Bạn tham gia tích cực, nhiệt tình các

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ thích ứng nghề nghiệp của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Sơn La (Trang 73 - 75)

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Thích ứng nghề nghiệp thể hiện ở tâm thế nghề nghiệp

15.2 45.9 39.0 1.24 0.70 2 Bạn tham gia tích cực, nhiệt tình các

2 Bạn tham gia tích cực, nhiệt tình các

hoạt động xã hội 48.1 38.1 13.9 1.34 0.71

3 Bạn là ngƣời chủ động trong việc tổ

chức các hoạt động chung của lớp. 21.6 58.9 19.5 1.02 0.64 Số liệu thu đƣợc trong bảng 3.13 cho thấy: nhiều sinh viên không cho rằng việc “tham gia vào các hoạt động tập thể là mất thời gian”(ĐTB = 1.24). Nhận thức của sinh viên về việc tham gia vào các hoạt động đó là rất đúng đắn. Số lƣợng sinh viên “tham gia tích cực, nhiệt tình vào các hoạt động xã hội” cũng chiếm tỉ lệ đáng kế (48.1% và ĐTB = 1.34). Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận sinh viên chƣa tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội (13.9%). Qua quan sát và trò chuyện với sinh viên chúng tôi nhận thấy, có

những sinh viên tham gia các hoạt động tập thể xuất phát từ sở thích và muốn hoà nhập với cuộc sống sinh viên, hoặc giúp họ mạnh dạn, tự tin hơn, tích luỹ đƣợc nhiều kiến thức, kinh nghiệm từ thực tế cuộc sống, hoăc để vui chơi, giải trí giảm bớt những căng thẳng trong học tập. Có sinh viên lại cho rằng, tham gia các hoạt động tập thể để “rèn luyện được tính kiên trì, kỷ luật và làm việc với người khác”, hoặc “Rèn luyện năng lực tổ chức, khẳng định được bản thân” (phiếu phỏng vấn số 12). Những sinh viên không tham gia hoặc tham gia không tích cực các hoạt động này với các lý do khác nhau nhƣ: “có hoạt động không hấp dẫn, không phù hợp với sở thích của sinh viên” (phiếu phỏng vấn số 4), hoặc “hoạt động chỉ dành cho cán bộ đoàn, cán bộ lớp và một số bạn có năng khiếu chứ không phải cho tất cả sinh viên” (phiếu phỏng vấn số 7), hoặc “hoạt động đôi khi chỉ mang tính hình thức, không thiết thực, mệt mỏi, mất nhiều thời gian” (phiếu phỏng vấn số 14), hoặc “vì không thích tham gia” (phiếu phỏng vấn số 13). Tỷ lệ sinh viên “là ngƣời chủ động trong việc tổ chức các hoạt động chung của lớp” không nhiều (21.6% và ĐTB = 1.02) mà chủ yếu các tổ chức Đoàn, Hội và tập thể lớp tổ chức các hoạt động cho sinh viên.

Nhƣ vậy, đa số sinh viên đã nhận thức đúng về tác dụng của các hoạt động tập thể của lớp, của Đoàn, của Hội và mong muốn đƣợc tham gia. Tuy nhiên, hiện nay các hoạt động đó còn có những bất cập, chƣa phù hợp với nguyện vọng của sinh viên, còn nặng “tính hình thức, chưa khuyến khích được đông đảo sinh viên tham gia” (phiếu phỏng vấn số 10), chƣa tạo đƣợc sân chơi rộng lớn mà ở đó sinh viên có cơ hội giao lƣu, học hỏi, đoàn kết, gần gũi hơn, hiểu nhau nhiều hơn, từ đó gắn bó với trƣờng, lớp hơn.

Tóm lại, sinh viên đều nhận thức rõ vai trò của việc rèn luyện kỹ năng sƣ phạm ở trƣờng cao đẳng và có ý thức rèn luyện các kỹ năng cho nghề nghiệp tƣơng lai. Tuy nhiên, số liệu biểu đồ 3.4 cho thấy, mức độ thích ứng của sinh viên với việc rèn luyện kỹ năng sƣ phạm chủ yếu ở mức độ trung bình (49.4%), mức độ thích ứng cao là 27.2% và mức độ thích ứng thấp chiếm 23.4% .

Mức độ thích ứng với việc rèn luyện kỹ năng sƣ phạm của sinh viên đƣợc thể hiện trong biểu đồ 3.4.

Trung bình 49.4% Cao 27.2% Thấp 23.4%

Biểu đồ 3.4: Mức độ thích ứng của sinh viên với việc rèn luyện KNNN

Trong đào tạo giáo viên, việc hình thành kỹ năng sƣ phạm, cách thức tổ chức cho ngƣời học thông qua thực hành, thực tế, thực tập là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Do đó, giảng viên cần có hƣớng dẫn cụ thể, coi trọng đúng mức và dành thời gian thích đáng cho các nội dung thực hành, tổ chức thực hành có chất lƣợng (tránh chỉ giao bài cho sinh viên tự làm, không có nhận xét, đánh giá cụ thể quá trình thực hiện của sinh viên); nhà trƣờng cần tổ chức các hình thức rèn luyện nghiệp vụ sƣ phạm thƣờng xuyên, hệ thống để nội dung này trở thành nề nếp, thói quen, thành nhu cầu thiết thân của mỗi sinh viên; cần tạo điều kiện cho sinh viên tăng cƣờng thực tế, dự giờ, tiếp xúc với học sinh, giáo viên phổ thông để họ đƣợc qua sát, trải nghiệm, làm quen với những công việc chủ yếu trong hoạt động nghề nghiệp sau này. Các tổ chức Đoàn, Hội sinh viên tổ chức các hoạt động thiết thực, hấp dẫn, phù hợp tạo điều kiện cho sinh viên phát huy đƣợc năng lực, tính chủ động, sáng tạo; tích luỹ kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng có thể tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục cho học sinh. Về phía sinh viên, cần đặt ra mục tiêu rõ ràng, kế hoạch cụ thể cho việc KNNN; tích cực, tự giác rèn luyện không chỉ trong các giờ thực hành trên lớp mà trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp, nhất là các đợt kiến tập và thực tập sƣ phạm.

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ thích ứng nghề nghiệp của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Sơn La (Trang 73 - 75)