Phương pháp giảng dạy của giảng viên

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ thích ứng nghề nghiệp của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Sơn La (Trang 101 - 103)

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Thích ứng nghề nghiệp thể hiện ở tâm thế nghề nghiệp

3.9.2. Phương pháp giảng dạy của giảng viên

Trong quá trình dạy học, mỗi giảng viên có cách giảng dạy khác nhau. Có giảng viên vẫn giảng theo phƣơng pháp truyền đạt kiến thức một chiều, có giảng viên đã đổi mới phƣơng pháp giảng dạy. Để tìm hiểu ảnh hƣởng phƣơng pháp giảng dạy của giáo viên đối với mức độ TƢNN của sinh viên, chúng tôi xem xét sự thích ứng của sinh viên với một số cách dạy mà giảng viên thƣờng sử dụng khi lên lớp.

Theo kết quả nghiên cứu (phụ lục 6.6), các phƣơng pháp giảng dạy đƣợc nhiều sinh viên cho là “phù hợp” đó là “Giảng viên giảng bài, sinh viên tự ghi” (ĐTB = 1.61), “sinh viên đọc tài liệu trước, đặt câu hỏi và giảng viên giải đáp thắc mắc” (ĐTB = 1.67), “Sinh viên chuẩn bị bài theo chủ đề mà giảng viên đề ra cho từng nhóm, trình bày và thảo luận các vấn đề đó với các nhóm khác dưới sự tổ chức của giảng viên” (ĐTB = 1.60) và “Giảng viên

phát tài liệu hoặc giới thiệu chủ đề rồi giảng giải, hướng dẫn sinh viên thảo luận” (ĐTB = 1.51) ). Đây là các phƣơng pháp giảng dạy tạo nên sự tích cực, chủ động và tính hợp tác của sinh viên. Tuy nhiên, vẫn có sinh viên đƣợc hỏi cho rằng các giảng viên cần phải trình bày vấn đề chậm hơn và cô đọng hơn để họ có thể hiểu và ghi chép đƣợc những nội dung cơ bản của bài học.

Phƣơng pháp giảng dạy theo kiểu “Giảng viên đọc cho sinh viên ghi”

phần lớn sinh viên cho rằng không còn phù hợp với thực tế học tập ở trƣờng cao đẳng (ĐTB = 0.69). Tuy nhiên vẫn còn 29% sinh viên cho là “phù hợp”. Với phƣơng pháp này, sinh viên không đƣợc tham gia trao đổi kiến thức với giảng viên, gây nên sự nhàm chán và thụ động ở sinh viên.

Sinh viên cũng nhận thức đƣợc rằng ở trƣờng cao đẳng, nhiệm vụ chủ yếu của giảng viên là hƣớng dẫn cách học, cách tìm kiếm, phát hiện và giải quyết vấn đề cho sinh viên chứ không chỉ là cung cấp kiến thức, đọc để sinh viên chép bài. Sinh viên phải là ngƣời chủ động với việc học tập của mình.

Nhiều giảng viên cho biết, các giảng viên “chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình và vấn đáp”thỉnh thoảng sử dụng đồ dùng trực quan”, còn việc sử dụng “máy vi tính và máy chiếu” rất hạn chế (Phiếu phỏng vấn số 5, 9..). Do đó, có tới 56.3% sinh viên đƣợc hỏi cho rằng “phương pháp giảng bài của số giảng viên chưa thực sự gây hứng thú học tập”. Theo những sinh viên này: “Một số giảng viên không thực sự tâm huyết, phương pháp giảng dạy không hấp dẫn” (phiếu phỏng vấn số 7), hoặc “Giảng viên giảng dạy không tạo ra không khí sôi nổi, tích cực cho sinh viên, sinh viên thường thụ động” (Phiếu phỏng vấn số 6); “Giảng viên cứ giảng bài mà không biết sinh viên mình dạy là ai, họ có hiểu bài hay không” (Phiếu phỏng vấn số 5). Chính vì vậy, có sinh viên đến lớp chỉ là “có đủ điều kiện để đƣợc dự thi” hoặc “là một trong những cách thức để giảng viên đánh giá tốt tƣ cách sinh viên”, hoặc là “nếu không phải điểm danh” thì sinh viên sẽ “không đến lớp vì có giáo trình và có thể tự học ở nhà”.

Tóm lại, phƣơng pháp học luôn gắn bó chặt chẽ với phƣơng pháp dạy. Thích ứng với PPHT là một trong những chỉ số có mối quan hệ trực tiếp và

chặt chẽ với mức độ thích ứng nghề nghiệp của sinh viên (Hệ số tƣơng quan r = 0.73). Sinh viên có khả năng thích ứng tốt hay không với PPHT ở trƣờng cao đẳng phụ thuộc rất nhiều vào chuyên môn và phƣơng pháp giảng dạy sáng tạo của mỗi thầy, cô. Mỗi giảng viên phải là một tấm gƣơng “hƣớng nghiệp” giá trị nhất. Do đó, các thầy, cô phải nhận rõ vai trò và giá trị của mình để làm tốt hơn nhiệm vụ này. Chính vì vậy, phát biểu tại Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định 09/2005/QĐ-TTg về thực hiện Đề án Xây dựng chất lƣợng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 – 2010 và đổi mới công tác tổ chức cán bộ, quản lý giáo dục ngày 12/05/2009, Phó Thủ tƣớng, Bộ trƣởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu: Trong 2 năm tới phải chấm dứt tình trạng giảng dạy lạc hậu còn phổ biến trong các trƣờng sƣ phạm nhƣ hiện nay…Các trƣờng sƣ phạm phải là đầu tàu về đổi mới nội dung và phƣơng pháp giảng dạy để kéo cả hệ thống giáo dục quốc dân đi lên

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ thích ứng nghề nghiệp của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Sơn La (Trang 101 - 103)