Thích ứng với nội dung học tập

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ thích ứng nghề nghiệp của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Sơn La (Trang 56 - 61)

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Thích ứng nghề nghiệp thể hiện ở tâm thế nghề nghiệp

3.2. Thích ứng với nội dung học tập

Nội dung, chương trình học tập ở trường cao đẳng không chỉ là những kiến thức cơ bản như ở trường phổ thông mà bao gồm các khối kiến thức cơ sở (các môn Lý luận - Chính trị, Tâm lý - Giáo dục, Ngoại ngữ, Giáo dục thể chất - Quốc phòng …) và những kiến thức chuyên ngành (các môn Toán, Vật lý; Văn, lịch sử; Mầm non). Do đó, trong quá trình học tập ở trường cao đẳng, sinh viên không chỉ tiếp cận với nhiều môn học mới, mà khối lượng kiến thức của các môn học cũng rất lớn; có những môn học mang tính trừu tượng cao. Điều đó làm cho sinh viên có những khó khăn nhất định trong việc tiếp thu,

lĩnh hội nội dung học tập.

Trước hết, chúng tôi tìm hiểu sự nhận thức của sinh viên về vai trò của khối kiến thức các môn học đối với việc học tập và tu dưỡng của sinh viên ở trường cao đẳng. Nhận thức được mức độ quan trọng của kiến thức môn học làm cho sinh viên có ý thức tích cực hơn trong học tập. Kết quả bảng 4.3 cho thấy, đa số sinh viên đánh giá các khối kiến thức là quan trọng đối với việc học tập và tu dưỡng hiện nay. Khối kiến thức chuyên ngành được 91.3% sinh viên đánh giá là “quan trọng” (ĐTB = 1.90). Mỗi ngành học có các môn học chuyên ngành khác nhau. Các môn học này cung cấp cho họ những kiến thức, phương pháp và kỹ năng cơ bản, cần thiết giúp họ thực hiện có kết quả nhiệm vụ giảng dạy theo chuyên ngành được đào tạo.

Bảng 3.3: Đánh giá của sinh viên về các khối kiến thức

TT Nội dung Các mức độ (%) ĐTB SD Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng 1 Các môn học về Lý luận-Chính trị (Triết học, Kinh tế-Chính trị, Lịch sử đảng, Tƣ tƣởng HCM... 74.9 23.8 1.3 1.74 0.47 2 Tiếng Anh 52.4 43.7 3.9 1.48 0.57 3

Bộ môn Tâm lý-Giáo dục(Tâm lý học đại cƣơng, Tâm lý học lứa tuổi-SP, Giáo dục học đại cƣơng, Hoạt động dạy học, Hoạt động giáo dục….)

87.0 11.3 1.7 1.85 0.40

4 Các môn Giáo dục thể chất - Quốc

phòng 35.5 58.4 6.1 1.29 0.58

5 Các môn chuyên ngành Toán – Lý

(hoặc Văn - Sử, hoặc Mầm non) 91.3 7.4 1.3 1.90 0.34

Khối kiến thức về bộ môn Tâm lý giáo dục được sinh viên đánh giá với tỉ lệ khá cao (chiếm 87.0% và ĐTB = 1.85). Các em thấy được tầm quan trọng của bộ môn Tâm lý giáo dục vì nó trang bị cho các em những kiến thức về Tâm lý học và giáo dục học để các em có khả năng phân tích và lý giải các hiện tượng tâm lý và biểu hiện đa dạng của nó theo quan điểm khoa học, cung

cấp cho sinh viên hệ thống kiến thức cơ bản về khoa học giáo dục, thấy đƣợc vai trò quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển của xã hội, từ đó các em

có kỹ năng vận dụng chúng vào quá trình học tập, rèn luyện, nghiên cứu ở

trƣờng sƣ phạm và giải thích, xử lý các vấn đề đặt ra trong dạy học và giáo dục ở trƣờng phổ thông và trƣờng mầm non sau này. Hơn nữa, bộ môn Tâm lý giáo dục giúp các em hiểu rõ hơn về vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn và những yêu cầu về phẩm chất, năng lực đối với ngƣời giáo viên, từ đó các em có ý thức tu dƣỡng, rèn luyện phẩm chất và năng lực sƣ phạm để trở thành ngƣời giáo viên giỏi trong tƣơng lai.

Khối kiến thức bộ môn Lý luận chính trị cũng được nhiều sinh viên đánh giá là “quan trọng” (74.9% và ĐTB = 1.74) bởi vì các môn học này giúp các em có những hiểu biết, quan điểm, cách nhìn duy vật biện chứng đối với tự nhiên, xã hội, con người; nắm được đường lối, chủ chương, pháp luật của Đảng và nhà nước…Từ đó, các em có định hướng đúng đắn, có lý tưởng phấn đấu phù hợp với mục tiêu đào tạo của nhà trường, của xã hội.

Số lượng sinh viên cho rằng môn học Tiếng Anh là “ít quan trọng” và “không quan trọng” chiếm số lượng đáng kể (52.4% và ĐTB = 1.48). “Tiếng Anh” là môn học giúp cho sinh viên có cơ hội để mở rộng kiến thức, là phương tiện tiếp cận với những thành tựu khoa học tiên tiến, hiện đại của nhân loại. Tuy nhiên, Sơn La là một tỉnh miền núi kinh tế - xã hội chậm phát triển nên việc học và sử dụng ngoại ngữ nói chung và “Tiếng Anh” nói riêng chưa được phổ biến rộng rãi. Mặt khác, đa số các em ở vùng sâu, vùng xa, nông thôn, sau khi tốt nghiệp, các em sẽ trở về dạy học ở bản làng của mình nơi mà hầu hết học sinh là con em dân tộc thiểu số, các em học tập bằng tiếng Việt đã khó khăn nên ngoại ngữ hầu như không được sử dụng, hoặc rất ít. Do đó, những sinh viên cho rằng môn học này không quan trọng vì nó không giúp nhiều cho họ trong việc giảng dạy ở trường phổ thông

Môn Giáo dục thể chất - Quốc phòng giúp cho sinh viên phát triển nhân cách toàn diện, có kiến thức về vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ, rèn luyện thể chất và kiến thức về quốc phòng, an ninh, từ đó các em có ý thức rèn luyện bản thân,

vệ sinh môi trường, ý thức bảo vệ tổ quốc. Tuy vậy, có một bộ phận sinh viên cho rằng môn học này “ít quan trọng” hoặc “không quan trọng” (chiếm 65% và ĐTB = 1.29) là do các em chưa có sự nhận thức đúng đắn về môn học vì cho rằng môn học này không tính điểm vào điểm trung bình chung của toàn khoá học mà cấp chứng chỉ và là điều kiện để dự thi tốt nghiệp, hoặc nó không phục vụ trực tiếp cho việc giảng dạy của các em ở trường phổ thông.

Các môn học, các khối kiến thức trong chương trình học là yêu cầu chung mà tất cả sinh viên phải đạt được trong quá trình học tập ở trường CĐSP để các em không chỉ nắm vững kiến thức chuyên ngành mà còn có hiểu biết sâu, rộng về các lĩnh vực khác của xã hội, có nhân cách phát triển toàn diện để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ. Nhà trường, các thầy cô giáo cần làm cho sinh viên thấy rõ vai trò quan trọng của môn học qua mỗi bài giảng của mình. Bản thân mỗi sinh viên cần nhận thức đúng tầm quan trọng của từng môn học đối với việc học tập, rèn luyện của bản thân và với nghề nghiệp tương lai của mình. Để xem xét ảnh hưởng sự nhận thức về mức độ quan trọng của các khối kiến thức đến tâm trạng của của sinh viên trong học tập, chúng tôi tìm hiểu mức độ hài lòng của sinh viên trong các giờ học.

Khi sinh viên hứng thú với nội dung bài học, tích cực và hài lòng trong giờ học cũng là một biểu hiện của sự thích ứng với NDHT. Kết quả nghiên cứu về tâm trạng của sinh viên trong các giờ học được trình bày trong bảng 3.4.

Sinh viên “hài lòng” trong giờ học các môn học thuộc khối kiến thức chuyên ngành cũng chiếm số lƣợng nhiều nhất (65.8% và ĐTB = 1.61), tiếp sau là bộ môn Tâm lý giáo dục (62.8% và ĐTB = 1.60) và bộ môn Lý luận chính trị (53.2% và ĐTB = 1.49). Việc đánh giá các môn học này “quan trọng” làm cho sinh viên đi học chuyên cần hơn, có ý thức tích cực tự học, tự nghiên cứu, tập trung cao hơn trong các giờ học. Điều đó giúp các em hiểu bài, nắm vững, hiểu sâu hơn kiến thức môn học, có hứng thú và có tâm trạng “hài lòng” trong các giờ học.

Bảng 3.4: Tâm trạng của sinh viên trong các giờ học

TT Nội dung Hài Các mức độ (%) ĐTB SD

lòng Ít hài lòng hài lòng Không

1 Các môn học về Lý luận-Chính trị (Triết học, Kinh tế-Chính trị, Lịch sử đảng, Tƣ tƣởng HCM... 53.2 42.4 4.3 1.49 0.58 2 Tiếng Anh 27.7 59.7 12.6 1.15 0.62 3

Bộ môn Tâm lý-Giáo dục(Tâm lý học đại cƣơng, Tâm lý học lứa tuổi-SP, Giáo dục học đại cƣơng, Hoạt động dạy học, Hoạt động giáo dục….)

62.8 34.2 3.0 1.60 0.55

4 Các môn Giáo dục thể chất - Quốc

phòng 24.2 62.3 13.4 1.11 0.61

5 Các môn chuyên ngành Toán – Lý

(hoặc Văn - Sử, hoặc Mầm non) 65.8 29.9 4.3 1.61 0.57 Tuy nhiên, vẫn còn có những sinh viên “không hài lòng” và “ít hài lòng” trong các giờ học. Sinh viên có tâm trạng này chiếm số lƣợng đáng kể trong các giờ học Tiếng Anh là 72.3% (ĐTB = 1.15) và giờ học Giáo dục thể chất - Quốc phòng là 75.9% (ĐTB = 1.11). Quan sát sinh viên trong giờ học các môn này chúng tôi thấy rằng, nhiều sinh viên không tập trung vào bài giảng, có sinh viên làm bài tập môn học khác, có sinh viên nói chuyện riêng, có sinh viên còn uể oải ngủ gật… Sinh viên “ít hài lòng” hoặc “không hài lòng” trong các giờ học có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nhƣ: không hài lòng với phương pháp giảng dạy của giảng viên, hoặc sinh viên không yêu thích ngành học, hoặc cho rằng môn học đó không quan trọng, hoặc bản thân cảm thấy khó khăn khi học tập môn học đó, hoặc cho rằng môn học đó là không cần thiết. Để làm rõ điều này chúng tôi tìm hiểu thái độ của sinh viên đối với các môn học.

Kết quả bảng 3.5 cho thấy, tỷ lệ sinh viên cho rằng môn học có “khá nhiều khái niệm mới” chiếm 75.3% (ĐTB = 0.90), hoặc có “quá nhiều kiến thức trong một môn học” làm cho các em khó tiếp thu chiếm 73.6% (ĐTB = 0.81), hoặc cho rằng “có những môn học rất khó, giá nhƣ không phải học thì

hay hơn” chiếm 54.7% (ĐTB = 1.22), “cảm thấy khó khăn khi phải tự mình tìm hiểu một vấn đề trong tài liệu” chiếm 74.9% (ĐTB = 0.81). Thực tế cũng cho thấy, việc sinh viên cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi một phần là do chƣa có phƣơng pháp học tập đúng đắn, chƣa có kế hoạch học tập hợp lý. Số lượng sinh viên “không tìm hiểu” hoặc “không thường xuyên” tìm hiểu tài liệu trước

khi bắt đầu môn học, bài học chiếm 67.5% (ĐTB = 1.17); có tâm lý để đến “gần

thi mới học” làm cho sinh viên cảm thấy “quá tải”, căng thẳng và mệt mỏi.

Bảng 3.5: Thái độ của sinh viên đối với các môn học

TT Nội dung Các mức độ (%) ĐTB SD Đúng Đúng một phần Không đúng

1 Có nhiều môn học bạn cảm thấy căng thẳng

và mệt mỏi 48.1 39.8 12.1 0.64 0.69

2 Có một số môn học ở trƣờng CĐ mà

bạn cảm thấy không cần thiết 19.5 40.3 40.3 1.20 0.75 3

Các môn học trong ngành bạn học có khá nhiều khái niệm mới khiến bạn thấy hay bị nhầm lẫn

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ thích ứng nghề nghiệp của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Sơn La (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)