38.1 6.5 0.51 0.62 5 Bạn thƣờng cảm thấy lúng túng khi xử

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ thích ứng nghề nghiệp của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Sơn La (Trang 69 - 71)

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Thích ứng nghề nghiệp thể hiện ở tâm thế nghề nghiệp

55.4 38.1 6.5 0.51 0.62 5 Bạn thƣờng cảm thấy lúng túng khi xử

5 Bạn thƣờng cảm thấy lúng túng khi xử

lý có tình huống xảy ra trong tiết học 46.8 46.8 6.5 0.60 0.61 Kỹ năng soạn giáo án và lên lớp thực hiện hoạt động dạy học là một trong những kỹ năng cơ bản và quan trọng nhất của ngƣời giáo viên. Kết quả nghiên cứu bảng 3.10 cho thấy: Hầu hết sinh viên nhận thức đƣợc các yêu cầu để soạn bài là phải “Nghiên cứu kỹ chƣơng trình”, phân tích nội dung môn học, bài học (chiếm 81.8% và ĐTB = 1.80); tìm hiểu các kiến thức đã đƣợc trình bày trong “sách giáo khoa” để “tham khảo các tài liệu liên quan” bổ sung kiến thức cho bài soạn. Tuy nhiên, sinh viên “cảm thấy khó khăn trong việc soạn bài” đúng yêu cầu chiếm tỉ lệ khá cao (37.7% và ĐTB = 0.66). Có sinh viên đƣợc hỏi cho biết “chưa biết cách soạn bài” (phiếu phỏng vấn số 11). Theo chúng tôi, có thể do sinh viên chƣa đƣợc rèn luyện kỹ năng này (sinh viên năm thứ nhất); hoặc “hướng dẫn thực hành rèn luyện KNNN của giảng viên chưa cụ thể, chủ yếu giảng viên giao bài cho sinh viên tự thực hành”, hoặc “Lớp học quá đông nên ít được thực hành trên lớp, ít có cơ hội trao đổi vấn đề một cách sâu sắc”. Còn có những sinh viên “cảm thấy khó hoà nhập” trong mối quan hệ với giảng viên, hoặc thiếu tính tích cực nên chƣa

“thƣờng xuyên tham khảo ý kiến của giảng viên và các giáo viên” có nhiều kinh nghiệm ở trƣờng phổ thông để soạn bài (chiếm 65.3 và ĐTB = 1.24).

Đối với sinh viên, soạn bài đã là một công việc khó khăn, việc thực hiện bài dạy trên lớp càng khó khăn hơn. Phần lớn sinh viên “luôn cảm thấy căng thẳng” khi tiến hành tiết dạy trên lớp (chiếm 55.4% và ĐTB = 0.54) và “thƣờng cảm thấy lúng túng khi khi có tình huống xảy ra trong tiết học” (chiếm 46.8% và ĐTB = 0.60). Khi tiến hành hoạt động giảng bài, cùng một lúc sinh viên vừa phải thực hiện nhiều hành động, thao tác một cách chính xác, rõ ràng, vừa phải truyền đạt đúng, đủ nội dung bài học đã dự kiến trong khi các em chƣa có kinh nghiệm dẫn đến luôn “lo lắng sợ không đủ thời gian”. Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều giảng viên “có những sinh viên chưa tích cực trong việc thực hành soạn bài và tập giảng”, hoặc “chưa chịu khó học hỏi, tập vận dụng kiến thức, kỹ năng”“thời gian kiến tập thường xuyên ở trường phổ thông còn hạn chế” (phiếu phỏng vấn số 5). Do đó, chúng ta có thể cải thiện tình trạng này bằng cách tạo điều kiện cho sinh viên đƣợc thực hành nhiều hơn, tạo nhiều tình huống hơn cho sinh viên giải quyết; bản thân sinh viên phải tích cực tự rèn luyện trong các giờ tự học để tích lũy những kinh nghiệm, chủ động và tự tin khi giảng bài.

Một trong kỹ năng quan trọng của giáo viên để kích thích tính tích cực học sinh, xây dựng mối quan hệ qua lại và trao đổi thông tin giữa ngƣời dạy và ngƣời học đó là kỹ năng đặt câu hỏi. Khi ngƣời giáo viên xây dựng đƣợc hện thống câu hỏi phù hợp, chất lƣợng, biết sử dụng chúng một cách hợp lý sẽ giúp cho giáo viên nắm đƣợc trình độ của học sinh, khai thác đƣợc tiềm năng của học sinh, tạo dựng đƣợc mối quan hệ hợp tác, hiểu biết lẫn nhau giữa giáo viên và học sinh, trên cơ sở đó, giáo viên điều chỉnh, cải tiến hoạt động dạy của mình để đạt đƣợc hiệu quả cao hơn trong dạy học.

Số liệu bảng 3.11 cho thấy, khá nhiều sinh viên nắm đƣợc các yêu cầu của kỹ năng đặt câu hỏi nhƣ: “Câu hỏi có mức độ khó khác nhau phù hợp với trình độ của từng học sinh” (chiếm 30.5% và ĐTB = 1.04); “Có các dạng câu hỏi khác nhau phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học” (44.2% và ĐTB =

1.36). Tuy nhiên, vẫn còn có các sinh viên chƣa nắm vững các yêu cầu đó “Chỉ đặt câu hỏi ở mức độ trung bình và dễ để tất cả học sinh có thể trả lời đƣợc” (chiếm 28.6% và ĐTB = 0.84).

Bảng 3.11: Thích ứng của sinh viên với kỹ năng đặt câu hỏi

TT Nội dung Các mức độ (%) ĐTB SD

Đúng Đúng 1 phần Không đúng

1

Chỉ đặt câu hỏi ở mức độ trung bình và dễ để tất cả học sinh có thể trả lời đƣợc

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ thích ứng nghề nghiệp của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Sơn La (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)