Thích ứng với điều kiện, phƣơng tiện học tập ở trƣờng cao đẳng

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ thích ứng nghề nghiệp của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Sơn La (Trang 75 - 78)

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Thích ứng nghề nghiệp thể hiện ở tâm thế nghề nghiệp

3.5. Thích ứng với điều kiện, phƣơng tiện học tập ở trƣờng cao đẳng

Điều kiện, phƣơng tiện học tập là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động học tập của sinh viên. Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển

mạnh mẽ nhƣ hiện nay thì các phƣơng tiện dạy học, đặc biệt các phƣơng tiện dạy học hiện đại giúp cho giảng viên, sinh viên chuyển tải và cập nhật đƣợc lƣợng thông tin lớn một cách nhanh chóng, làm cho sinh viên hứng thú với NDHT và hiểu sâu, nắm vững hơn kiến thức môn học.

Để nghiên cứu thích ứng của sinh viên với ĐK, PTHT, trƣớc hết chúng tôi tìm hiểu việc sử dụng các phƣơng tiện học tập của sinh viên.

Bảng 3.14: Thích ứng của sinh viên với việc sử dụng các phƣơng tiện học tập

TT Nội dung Các mức độ (%) ĐTB SD Thực hiện thành thạo và đúng yêu cầu Có khó khăn,cần sự giúp đỡ của ngƣời khác Luôn cảm thấy lúng túng và không biết làm thế nào 1 Sử dụng máy vi tính cho việc soạn thảo văn bản nhƣ: báo cáo thực tập, các văn bản thông thƣờng…

12.6 60.6 26.8 0.86 0.61

2

Sử dụng máy chiếu để trình bày một báo cáo hay thuyết trình một vấn đề của môn học…

1.3 47.2 51.5 0.50 0.53

3

Tra cứu tài liệu trên thƣ viện để phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu. 42.0 50.2 7.8 1.34 0.62 4 Sử dụng các đồ dùng DH truyền thống nhƣ: tranh ảnh, mô hình, vật thật… 61.5 32.5 6.1 1.55 0.61

Kết quả trong bảng 3.14 cho thấy: Sinh viên có thể sử dụng “thành thạo và đúng yêu cầu” các đồ dùng dạy học truyền thống nhƣ: tranh ảnh, mô hình, vật thật… chiếm tỉ lệ khá lớn (61.5% và ĐTB = 1.55); kế tiếp là kỹ năng tra cứu tài liệu trên thƣ viện (chiếm 42% và ĐTB = 1.34). Các phƣơng tiện học tập này các em đã đƣợc tiếp cận và sử dụng từ các cấp học phổ thông nên chúng đã khá quen thuộc với các em. Trong quá trình giảng dạy, nhiều giảng viên đã sử dụng và hƣớng dẫn sử dụng các phƣơng tiện này cho các em một cách cụ thể, đặc biệt là ngành học Mầm non sử dụng rất nhiều. Bởi vậy, mức độ thích ứng với việc sử dụng các phƣơng tiện học tập này là khá cao.

ĐTB = 0.86) và máy chiếu (1.3% và ĐTB = 0.50). Qua trao đổi với các em chúng tôi đƣợc biết, nhiều em chƣa đƣợc học sử dụng máy vi tính ở trƣờng phổ thông và các em đang học năm thứ nhất nên cũng chƣa đƣợc học phần “Nhập môn tin học” nên “không biết sử dụng” (phiếu phỏng vấn số 19), hoặc “chúng em chỉ học một học phần “nhập môn tin học”, sau khi thi xong không sử dụng đến nữa nên cũng quên nhiều” (phiếu phỏng vấn số 8); hoặc “không thường xuyên sử dụng máy vi tính vì em không có máy tính và ít được thực hành” (phiếu phỏng vấn số 13), hoặc“đôi khi sử dụng máy vi tính ở “quán Internet” để chơi game hoặc “chat” với bạn bè” (phiếu phỏng vấn số 7). Việc soạn thảo văn bản cần nhiều thời gian mà hầu hết các em không có máy vi tính, các phòng máy tính của trƣờng để cho sinh viên đến học các giờ thực hành nên nhiều em không thƣờng xuyên sử dụng và không thành thạo sử dụng

máy vi tính để soạn thảo văn bản phục vụ cho việc học tập.

Có những sinh viên cho biết “em không biết sử dụng máy chiếu vì thầy cô ít sử dụng và không được hướng dẫn cụ thể” (phiếu phỏng vấn số 8). Nhà trƣờng đã trang bị cho các khoa và lắp đặt máy chiếu đa năng ở một số lớp học, tuy nhiên, chúng ít đƣợc sử dụng. Chúng thƣờng đƣợc sử dụng trong các giờ thao giảng, thi giảng của giảng viên. Mỗi lần sử dụng, giảng viên phải hỏi mƣợn, vận chuyển mất nhiều thời gian nên việc sử dụng của giảng viên rất hạn chế. Bởi lẽ đó, việc hƣớng dẫn cho sinh viên và tạo điều kiện cho sinh viên sử dụng các phƣơng tiện này rất khó khăn.

Việc đào tạo giáo viên ở các trƣờng sƣ phạm đòi hỏi phải từng bƣớc ứng dụng công nghệ thông tin và các phƣơng tiện dạy học hiện đại vào quá trình đào tạo nhƣ: hệ thống nghe nhìn, công cụ tin học đa phƣơng tiện, Internet...Nhờ các phƣơng tiện này mà có thể tăng nhịp độ giờ dạy, gây hứng thú học tập cho sinh viên và điều quan trọng hơn là có thể hình thành ở sinh viên kỹ năng sử dụng các phƣơng tiện dạy học hiện đại. Với yêu cầu nhƣ trên thì thực trạng sử dụng phƣơng tiện học tập của sinh viên của trƣờng CĐSP Sơn La là một vấn đề cần phải quan tâm. Về phía nhà trƣờng, cần khai thác

tốt các điều kiện hiện có tạo điều kiện thuận lợi cho giảng viên và sinh viên đƣợc sử dụng thƣờng xuyên và hiệu quả các phƣơng tiện dạy học; tập huấn cho sinh viên sử dụng các phƣơng tiện dạy học; thông qua phƣơng pháp giảng dạy của mình, các giảng viên hƣớng dẫn cụ thể và đặt ra yêu cầu để sinh viên biết cách sử dụng và thƣờng xuyên sử dụng các phƣơng tiện phục vụ cho việc học tập của mình. Bản thân sinh viên cần có sự nỗ lực khắc phục khó khăn (không có máy vi tính) và tích cực hơn trong việc tiếp cận với các phƣơng tiện dạy học hiện đại và sử dụng chúng trong học tập một cách hiệu quả.

Để sinh viên yên tâm và tập trung vào việc học tập, rèn luyện thì các điều kiện học tập, điều kiện chỗ ăn, ở, vui chơi, giải trí cũng có ảnh hƣởng không nhỏ. Mức độ hài lòng của sinh viên với các điều kiện đó đƣợc thể hiện trong bảng 3.15

Bảng 3.15: Thích ứng của sinh viên với các điều kiện học tập, sinh hoạt

TT Nội dung Hài Các mức độ (%) ĐTB SD

lòng Bình thƣờng Không hài lòng 1

Điều kiện về lớp học (Không gian lớp học, ánh sáng, bàn ghế, vệ sinh…)

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ thích ứng nghề nghiệp của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Sơn La (Trang 75 - 78)