Đối với nhà trường, các khoa

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ thích ứng nghề nghiệp của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Sơn La (Trang 107 - 108)

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Thích ứng nghề nghiệp thể hiện ở tâm thế nghề nghiệp

2.1. Đối với nhà trường, các khoa

- Trƣờng CĐSP cần các hình thức cung cấp rộng rãi thông tin về nhà trƣờng, các ngành đào tạo tới học sinh trung học trong tỉnh, cùng với các nhà trƣờng phổ thông làm tốt công tác hƣớng nghiệp giúp các em định hƣớng và lựa chọn ngành học phù hợp với nguyện vọng, khả năng của bản thân, với yêu cầu của ngành nghề lựa chọn và với nhu cầu nhân lực của địa phƣơng, của đất nƣớc.

- Các tổ chức Đoàn, Hội cần phát huy vai trò của mình, tổ chức những hoạt động đa dạng vào thời gian đầu sinh viên mới nhập học để sinh viên làm quen nhanh hơn với môi trƣờng sống tự lập, xa gia đình và giúp các em hiểu biết hơn về nhà trƣờng nhƣ: mục tiêu đào tạo của nhà trƣờng, truyền thống nhà trƣờng, đội ngũ giáo viên và các nội quy, quy định. Qua đó, củng cố lòng tin của các em về sự lựa chọn ngành học của mình, tự hào về nhà trƣờng nơi các em đƣợc học tập, ổn định tƣ tƣởng và có định hƣớng phấn đấu rõ ràng trong quá trình học tập ở trƣờng cao đẳng.

- Nhà trƣờng, các khoa cần tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, ngoại khoá trao đổi kinh nghiệm giữa giảng viên, sinh viên cũ với sinh viên mới về nội dung, chƣơng trình học tập, cách dạy của giảng viên và cách học hiệu quả ở trƣờng cao đẳng để các em thích ứng nhanh hơn với hoạt động học tập.

- Cần điều chỉnh cách thức tổ chức thi và đánh giá KQHT của sinh viên, chấn chỉnh hiện tƣợng gian lận trong thi cử để đánh giá một cách khách quan thành tích học tập của sinh viên, có các biện pháp khuyến khích kịp thời

sinh viên học tập chất lƣợng, tạo không khí học tập tích cực, cạnh tranh lành mạnh giữa các sinh viên.

- Nâng cao chất lƣợng các giờ học thực hành, rèn luyện nghiệp vụ sƣ phạm, kiến tập, thực tập ở trƣờng phổ thông cho sinh viên. Tránh hiện tƣợng thầy cô chỉ lên lớp lý thuyết, còn các giờ thực hành để sinh viên tự thực hiện, thiếu sự hƣớng dẫn cụ thể, sự nhận xét, đánh giá, uốn nắn cho sinh viên trong việc rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp. Chuẩn bị hành trang nghề thật tốt cho sinh viên trƣớc khi đƣa họ đi kiến tập và thực tập ở các trƣờng phổ thông, trƣờng mầm non. Tổ chức hoạt động kiến tập, thực tập sao cho mang tính hƣớng nghiệp cao làm tăng thêm nhiệt huyết với nghề và hun đúc lòng yêu nghề ở sinh viên.

- Cần có sự đầu tƣ và phối hợp chặt chẽ, thƣờng xuyên với các trƣờng phổ thông để trao đổi kinh nghiệm, thăm dò ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên các trƣờng phổ thông về chƣơng trình, chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng để có những cải tiến, điều chỉnh cho phù hợp nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng.

- Cần cải tiến cách quản lý các điều kiện, phƣơng tiện dạy học của nhà trƣờng để khai thác, sử dụng hiệu quả các điều kiện, thiết bị hiện có phục vụ cho hoạt động dạy học và các hoạt động ngoại khoá, tránh tình trạng các trang thiết bị chỉ để trong kho, văn phòng các khoa mà giảng viên dạy “chay”, sinh viên thiếu đồ dùng, thiết bị để thực hành, hoặc chúng chỉ đƣợc “trình diễn” trong các giờ thao giảng, thi giảng. Với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trƣờng hiện nay, thiết nghĩ, nhà trƣờng cần trang bị những phòng học với những phƣơng tiện thiết bị đƣợc lắp đặt cố định để thuận tiện cho việc sử dụng trong các giờ học. Ngoài ra, nhà trƣờng mới hoàn thành và đƣa vào sử dụng Trung tâm thƣ viện nhƣng việc sắp xếp chƣa khoa học gây khó khăn cho sinh viên trong việc tìm kiếm và tra cứu tài liệu, sách báo. Trung tâm thƣ viện cần nhanh chóng khai thác cơ sở vật chất, điều kiện hiện có phục vụ hiệu quả, đáp ứng nhu cầu học tập nghiên cứu của sinh viên, giảng viên.

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ thích ứng nghề nghiệp của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Sơn La (Trang 107 - 108)