Định nghĩa khái niệm thích ứng

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ thích ứng nghề nghiệp của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Sơn La (Trang 26 - 30)

Trƣớc hết, cần phân biệt khái niệm thích ứng với khái niệm thích nghi. Trong các khoa học nói chung hai khái niệm này nhiều khi hay đƣợc sử dụng đồng nhất với nhau.

Trong từ điển Tiếng Việt của trung tâm từ điển ngôn ngữ (1997), thích nghi đƣợc hiểu là: có những biến đổi nhất định cho phù hợp với hoàn cảnh mới. Thích ứng có 2 nghĩa: 1/ Nhƣ thích nghi; 2/ là có những thay đổi cho phù hợp với yêu cầu, điều kiện mới [24].

Trong từ điển Tiếng Việt [29], khái niệm "thích nghi" đƣợc giải thích là "có những biến đổi nhất định cho phù hợp với hoàn cảnh mới, môi trƣờng mới", còn "thích ứng" là "những thay đổi cho phù hợp với các điều kiện mới, yêu cầu mới. Hoặc trong từ điển Tiếng Việt thông dụng thì khái niệm "thích nghi là quen dần, phù hợp với điều kiện mới nhờ sự biến đổi, điều chỉnh nhất định", còn "thích ứng là phù hợp với điều kiện mới nhờ những thay đổi, điều chỉnh nhất định" [32].

Trong từ điển Tâm lý học của Viện Tâm lý học do Vũ Dũng chủ biên, thích nghi xã hội là: 1/ quá trình thích nghi tích cực của cá nhân với những điều kiện của môi trƣờng xã hội mới; 2/ kết quả của quá trình trên [4].

Trong từ điển Tâm lý, thích ứng và thích nghi đƣợc dùng trong một mục, đó là: : bƣớc đầu là điều chỉnh những phản ứng sinh lý (thích nghi với nhiệt độ cao hay thấp, môi trƣờng khô hay ẩm), sau là thay đổi cách ứng xử, đây là thích nghi tâm lý" [29].

"Thích nghi xã hội là khả năng một cá nhân tiếp nhận các giá trị của một xã hội, hoà nhập đƣợc vào xã hội ấy. Không thích nghi biểu hiện qua những hành vi "gàn dở", trái với tập tục, sống ngoài "rìa", có thể dẫn đến hành động phạm pháp" [29].

Theo PGS.TS. Trần Thị Minh Đức, "Thích ứng là một quá trình hoà nhập tích cực với hoàn cảnh có vấn đề, qua đó cá nhân đạt đƣợc sự trƣởng thành về mặt tâm lý" [6].

Hoà nhập tích cực: là sự chủ động thay đổi bản thân và cải tạo hoàn cảnh trong sự hài hoà nhất định. Cá nhân phát hiện vấn đề, phân tích vấn đề, liên hệ kinh nghiệm bản thân và tìm cách thay đổi bản thân, cải tạo hoàn cảnh cho phù hợp với bản thân.

kinh nghiệm của cá nhân có ảnh hƣởng đến cuộc sống của cá nhân, buộc cá nhân phải huy động tiềm năng của bản thân để giải quyết chúng.

Sự trưởng thành về mặt tâm lý-xã hội: Là sự thoải mái bên trong của mỗi cá nhân, sự phát triển hài hoà và làm chủ trong các mối quan hệ xã hội.

Trong đề tài này, thuật ngữ "thích ứng" đƣợc sử dụng nhƣ một thuật ngữ của Tâm lý học, hiểu theo nghĩa thích nghi tâm lý - xã hội (thích ứng) mang đặc trƣng ngƣời. Thích nghi tâm lý là sự "thích nghi bên trong", thích nghi xã hội là sự "thích nghi bên ngoài". [6, tr.29]

Sự thích ứng tâm lý của con ngƣời hình thành thông qua hoạt động và giao tiếp, dƣới sự tác động của các yếu tố bên trong: trình độ phát triển, lịch sử cá thể, vốn kinh nghiệm, nhu cầu, động cơ… và những yếu tố bên ngoài: loại hoạt động và giao tiếp, những điều kiện sống mà cá nhân tham gia. Thích ứng là quá trình diễn ra sự điều chỉnh nội dung và phƣơng thức hoạt động và giao tiếp của cá nhân để phù hợp với điều kiện môi trƣờng xã hội và hoạt động mới nhằm tồn tại và phát triển.

Sự thích ứng là quá trình biến đổi trong đời sống tâm lý và hệ thống hành vi cá nhân. Thích ứng là một cấu trúc có quan hệ biện chứng gồm 2 thành tố cơ bản: 1/ hình thành đƣợc những phƣơng thức hành vi thích hợp, đáp ứng đƣợc yêu cầu, đòi hỏi của điều kiện sống và hoạt động mới, nhƣ là phƣơng tiện của sự thích ứng. 2/ hình thành những cấu tạo tâm lý mới tạo nên tính chủ thể của hành vi, ứng xử thích ứng. Nhờ nó, con ngƣời định hƣớng, điều khiển, điều chỉnh các hành vi, ứng xử đã lĩnh hội đáp ứng, thậm chí tác động cải biến chính môi trƣờng sống. Hai yếu tố này gắn bó chặt chẽ để tạo nên sự thích ứng của con ngƣời, nhờ chúng mà con ngƣời điều chỉnh đƣợc hệ thống hành vi hiện có hoặc hình thành đƣợc hệ thống hành vi mới phù hợp. Vì vậy, mức độ phù hợp của hành vi ứng xử cá nhân với điều kiện sống và hoạt động mới là tiêu chí khách quan để đánh giá mức độ thích ứng tâm lý. Chỉ có thể nghiên cứu một cách khách quan mặt tâm lý của sự thích ứng thông qua hệ thống hành vi thích ứng của cá nhân trong các tình huống nhất định của cuộc sống và hoạt động.

Sự thích ứng xuất hiện do tác động của những điều kiện sống và hoạt động mới. Với hệ thống ứng xử hiện có không đáp ứng đƣợc những yêu cầu của điều kiện mới là động lực của quá trình này. Tuy nhiên, con ngƣời không thụ động mà tạo ra sự thích ứng của mình với tƣ cách là chủ thể tích cực.

Sự thích ứng bắt đầu ở thời điểm con ngƣời làm quen với điều kiện sống và hoạt động mới và kết thúc ở sự hình thành đƣợc hệ thống ứng xử phù hợp đảm bảo cho cá nhân hoạt động và giao tiếp có hiệu quả. Vì vậy, các ứng xử đặc trƣng phù hợp với yêu cầu, điều kiện sống mới và kết quả hành động cá nhân là chỉ số khách quan, cơ bản để đánh giá trình độ thích ứng cá nhân. Các ứng xử, hành vi cá nhân trong các tình huống của hoạt động và môi trƣờng sống mới là phƣơng tiện để con ngƣời đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi của chúng. Nhờ đó, cá nhân cân bằng đƣợc quan hệ với những điều kiện sống mới. Trình độ đáp ứng của cá nhân với tình huống thể hiện trình độ lĩnh hội phƣơng tiện sống và hoạt động cũng nhƣ trình độ làm chủ chúng của cá nhân đó. [15]

Cơ chế thích ứng là sự lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội - lịch sử theo nguyên tắc chuyển từ ngoài vào trong để hình thành những cấu tạo tâm lý mới cho phép cá nhân có những hành vi, ứng xử đáp ứng đƣợc đòi hỏi của

điều kiện sống và hoạt động mới. [15]

Sự thích ứng tâm lý có vai trò rất to lớn đối với con ngƣời. Nó là điều kiện cần thiết để đảm bảo sự cân bằng của con ngƣời với môi trƣờng xã hội, cho sự thành công trong điều kiện sống và hoạt động mới. Mặt khác, những ứng xử thích hợp là cơ sở và biểu hiện của những phẩm chất nhân cách mới. Để thích ứng, cá nhân phải hình thành đƣợc những cấu tạo tâm lý mới. Vì vậy, thích ứng nhƣ là điều kiện của sự phát triển và hoàn thiện nhân cách, đảm bảo cho nhân cách đáp ứng đƣợc những yêu cầu của cuộc sống và hoạt động thay đổi. Việc cá nhân không thích ứng với những đòi hỏi của điều kiện sống và hoạt động mới sẽ làm cho anh ta hoạt động kém hiệu quả, không phát triển tâm lý và không hoà nhập đƣợc cuộc sống xã hội. Thích ứng là là điều kiện của việc tiếp thu hoạt động mới, phát triển tâm lý cá nhân trong điều kiện cuộc sống thay đổi.

Tóm lại, Thích ứng, dưới góc độ tâm lý học, là một quá trình con người luôn tích cực, chủ động hoà nhập, lĩnh hội các điều kiện, các yêu cầu, phương thức mới của hoạt động nhằm đạt được mục đích của hoạt động đã đề ra. Thông qua đó, chủ thể của hoạt động liên tục phát triển và hoàn thiện về mặt nhân cách, đáp ứng được những yêu cầu của xã hội.

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ thích ứng nghề nghiệp của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Sơn La (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)