CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Thích ứng nghề nghiệp thể hiện ở tâm thế nghề nghiệp
3.7.4. So sánh mức độ TƯNN của sinh viên theo vùng, miền
Theo số liệu điều tra về nơi sinh sống của sinh viên trƣớc khi vào học trƣờng CĐSP Sơn La và kết quả nghiên cứu về TƢNN của sinh viên, chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:
Bảng 3.21: Mức độ TƢNN của sinh viên theo vùng, miền Vùng miền N ĐTB SD Mức độ TƢNN Thấp Trung bình Cao N % N % N % Vùng sâu 106 1.15 0.24 10 9.4 80 75.5 16 15.1 Nông thôn 92 1.20 0.21 5 5.4 67 72.8 20 21.7 Thành thị 33 1.27 0.19 1 3.0 17 51.5 15 45.5 Tổng 231 16 164 51
Số liệu bảng 3.21 và biểu đồ 4.10 cho thấy, sinh viên sống ở thành thị có mức độ TƢNN cao nhất (ĐTB = 1.27), kế tiếp là sinh viên ở khu vực nông thôn (ĐTB = 1.20) và thấp nhất là sinh viên ở vùng sâu, vùng xa (ĐTB = 1.15). Từ kết quả thu đƣợc chúng tôi lý giải hiện trạng trên nhƣ sau:
9.475.5 75.5 15.1 5.4 72.8 21.7 3 51.5 45.5 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
Vùng sâu Nông thôn Thành thị
Mức độ TƯNN Cao
Trung bình Thấp
Biểu đồ 3.10: Mức độ TƢNN của sinh viên theo vùng, miền
Sinh viên ở thành thị thích ứng tốt hơn so với hai khu vực còn lại bởi lẽ: khi vào học tại trƣờng CĐSP, môi trƣờng sống, sinh hoạt của các em không khác nhiều so với ở nhà (có em vẫn sinh hoạt tại gia đình), cha mẹ các em thƣờng là cán bộ và điều kiện kinh tế thuận lợi hơn có thể đáp ứng các nhu cầu học tập và tham gia vào các hoạt động tập thể của các em (phƣơng tiện đi
lại, máy vi tính, sách, báo, tài liệu). Mặt khác, sống ở thành thị, các em có môi trƣờng học tập tốt hơn (điều kiện cơ sở vật chất, chất lƣợng dạy và học, tính cạnh tranh cao, đƣợc tham gia vào nhiều hoạt động xã hội) giúp các em có nền tảng kiến thức và hiểu biết chung tốt hơn, nhạy bén và linh hoạt hơn. Chính vì vậy, các chỉ số thích ứng có sự chênh lệch đáng kể so với sinh viên ở nông thôn và vùng sâu, vùng xa đó là thích ứng với NDHT, với PPHT, với KNNN và với ĐK, PTHT (bảng 4.27). Tuy nhiên, chỉ số thích ứng với tâm thế nghề nghiệp của sinh viên khu vực thành thị (ĐTB = 1.12) lại thấp hơn so vùng sâu, vùng xa (ĐTB = 1.17) (phụ lục 6.11). Ở thành thị, qua các phƣơng tiện khác nhau các em cập nhật đƣợc nhiều thông tin về các ngành nghề trong xã hội, có nhiều sự lựa chọn. Do đó, nhiều em vẫn còn “phân vân” với sự lựa chọn của mình và vẫn muốn chuyển sang ngành học khác mà các em cho là phù hợp hơn với bản thân và nhu cầu xã hội. Ngƣợc lại, ở vùng sâu, vùng xa kinh tế chậm phát triển, chủ yếu là nông nghiệp, rất ít và thậm chí không có những ngành nghề khác để cho các em lựa chọn, trong khi trƣờng học, giáo viên thì bản làng nào cũng có. hơn nữa, các phƣơng tiện thông tin thiếu thốn nên sự hiểu biết về các ngành nghề trong xã hội của các em hạn chế. Do đó, nhiều em đã lựa chọn ngành sƣ phạm vì cho rằng ngành học này rất phù hợp với “vùng quê”, vì “bố mẹ không biết chữ”, mong muốn “mang hiểu biết cho mọi ngƣời xung quanh”, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn không có điều kiện đi học ở các trƣờng khác, nơi khác.
Sơn La là một tỉnh miền núi nên sinh viên ở nông thôn và vùng sâu, vùng xa chiếm tỉ lệ lớn trong khách thể nghiên cứu (nông thôn chiếm 40% và vùng sâu chiếm 46%). Từ nông thôn ra thành thị, môi trƣờng sống và học tập có nhiều điều mới lạ đòi hỏi các em phải nhanh chóng hoà nhập. Cha mẹ các em chủ yếu là nông dân, trình độ văn hoá thấp, sự quan tâm đến việc học tập của gia đình đối với con cái còn hạn chế. Điều kiện kinh tế của nhiều em rất khó khăn, nguồn thu nhập của gia đình chủ yếu là làm nƣơng rẫy và chăn nuôi. Em Bàn Thị T (Lớp MNK3) tâm sự “Tiền gia đình cho em hàng tháng rất ít, em cũng không dám xin thêm vì nếu có xin thêm bố mẹ cũng không biết
lấy ở đâu ra gửi cho em, lại phải đi vay thôi”, hoặc em Bạc Cầm D (lớp Văn - Sử K9) nói “nhiều khi em muốn mua thêm tài liệu, sách báo để tham khảo nhƣng em không có tiền vì tiền bố mẹ cho chỉ đủ ăn uống và sinh hoạt tối thiểu thôi”. Do đó, hầu hết các em không có máy vi tính và không ít sinh viên chƣa đƣợc học sử dụng máy vi tính ở phổ thông nên việc tiếp cận và sử dụng những phƣơng tiện học tập hiện đại rất khó khăn, lúng túng đối với các em.
Bên cạnh đó, ngôn ngữ cũng là yếu tố ảnh hƣởng không nhỏ đến mức độ TƢNN của sinh viên vùng sâu, vùng xa. Phần lớn các em là ngƣời dân tộc thiểu số. Có lớp 100% là sinh viên dân tộc thiểu số (lớp Toán – Lý K10). Khi tiếp xúc với các em chúng tôi thấy nhiều em phát âm tiếng Việt (Kinh) còn chƣa chuẩn. Sự giao thoa ngôn ngữ gây khó khăn cho hoạt động nhận thức học tập khi mà công cụ của tƣ duy bị hạn chế. Ngoài ra, một phần trong tổng số sinh viên vào học trƣờng CĐSP Sơn La từ hệ đào tạo nguồn (đào tạo theo địa chỉ - cử tuyển). Các em là con em dân tộc thiểu số đến từ những xã vùng sâu, vùng xa khó khăn, nơi mà mạng lƣới giáo dục còn yếu kém, đội ngũ giáo viên thiếu, chất lƣợng “đầu vào” của những sinh viên này không bằng với những sinh viên trúng tuyển qua kỳ thi tuyển sinh. Chính vì vậy, khả năng thích ứng với nội dung, với phƣơng pháp học tập và phƣơng tiện học tập của các em rất hạn chế. Với kết quả nghiên cứu thu đƣợc chứng tỏ có sự khác biệt về mức độ thích ứng nghề nghiệp ở sinh viên đến từ các vùng khác nhau của tỉnh Sơn La và nó phù hợp giả thuyết mà đề tài đƣa ra. Để thấy rõ hơn thực trạng vấn đề thích ứng nghề nghiệp của sinh viên trƣờng CĐSP Sơn La, đề tài tiếp tục nghiên cứu một số trƣờng hợp cụ thể.