Theo Điể me Khoản 1,2 và Khoản 3 Điều 9 Thông tư số 44/2011/TTNHNN quy định:

Một phần của tài liệu tài chính vi mô tại việt nam thực trạng và khuyến nghị chính sách (Trang 76 - 77)

chi nhánh ngân hàng nước ngoài.”.

- Theo Khoản 3 Điều 9 Thông tư số 44/2011/TT-NHNN quy định:

“Điều 9. Các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ

3. Tính chuyên nghiệp: Kiểm toán viên nội bộ phải là người có kiến thức, trình độ và kỹ năng kiểm toán nội bộ cần thiết, không kiêm nhiệm các cương vị, các công việc chuyên môn khác của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; có đủ kiến thức để xác định được các dấu hiệu gian lận, có kiến thức về rủi ro trong hoạt động ngân hàng và các biện pháp kiểm soát công nghệ thông tin để thực hiện công việc được giao. Bộ phận kiểm toán nội bộ phải có ít nhất một kiểm toán viên đủ kiến thức, trình độ, kỹ năng thực hiện kiểm soát công nghệ thông tin then chốt và kỹ thuật kiểm toán công nghệ cao”.

- Theo Điểm e Khoản 1, 2 và Khoản 3 Điều 9 Thông tư số 44/2011/TT-NHNN quy định: quy định:

“Điều 13. Tiêu chuẩn đối với kiểm toán viên nội bộ, Trưởng kiểm toán nội bộ và Phó trưởng kiểm toán nội bộ

1. Kiểm toán viên nội bộ phải có đủ các tiêu chuẩn sau:

e) Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng hoặc làm công tác kiểm toán tối thiểu là 03 năm. Kiểm toán viên nội bộ quỹ tín dụng nhân dân phải có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng hoặc làm công tác kiểm toán tối thiểu là 01 năm.

2. Đối với kiểm toán viên công nghệ thông tin, ngoài các tiêu chuẩn nêu tại Khoản 1 Điều này phải có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin tối thiểu là 03 năm.

3. Ngoài các tiêu chuẩn quy định tại điểm a, b, d, đ, g và điểm h khoản 1 Điều này, Trưởng kiểm toán nội bộ và Phó trưởng kiểm toán nội bộ tối thiểu phải có bằng đại học thuộc các chuyên ngành ngân hàng, tài chính, kế toán, kiểm toán và có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng tối thiểu là 05 năm. Đối với Trưởng kiểm toán nội bộ của quỹ tín dụng nhân dân tối thiểu phải có bằng trung cấp thuộc các chuyên ngành ngân hàng, tài chính, kế toán, kiểm toán và có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng tối thiểu là 02 năm”. Ph ầ n II. Th ự c tr ạ ng c ơ ch ế , chính sách đố i v ớ i các TCTCVM V i ệ t Nam hi ệ n nay

Hướng dẫn Khoản 1 Điều 40 Luật TCTD, Thông tư số 44/2011/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộcủa TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trong đó có các TCTCVM. Qua trao đổi, khảo sát của Nhóm nghiên cứu thì một số quy định tại Luật TCTD và Thông tư số 44/2011/TT-NHNN chưa thực sự phù hợp với đặc thù cơ cấu tổ chức, phạm vi hoạt động của các TCTCVM. Cụ thể:

(i) Về phạm vi đánh giá độc lập đối với hệ thống kiểm soát nội bộ: Về vấn đề này, Nhóm nghiên cứu sẽ đề cập cụ thể tại phần dưới của Đề tài nghiên cứu. (ii) Về tiêu chuẩn, điều kiện đối với Trưởng và Phó trưởng kiểm toán nội bộ, kiểm toán viên công nghệ thông tin: Bản chất hoạt động và tình hình thực tiễn cho thấy, hoạt động của các TCTCVM và các QTDND có nhiều nét tương đồng, nghiệp vụ chủ yếu là cho vay, khách hành là dân cư, hộ gia đình có thu nhập thấp trên địa bàn. Trong khi quy trình nghiệp vụ cho vay của các QTDND mang đậm nét như các NHTM thì đối với các TCTCVM có nhiều điểm riêng biệt. Quy trình cho vay của các TCTCVM thường được thực hiện thông qua tổ, nhóm (giám sát cộng đồng), hoạt động thu hồi nợ - phát vay thường được thực hiện ngay trong ngày. Chính vì cơ cấu tổ chức bộ máy gọn nhẹ, phạm vi hoạt động đơn giản, quy trình thực hiện nhanh chóng nên những quy định, yêu cầu về Trưởng và Phó trưởng kiểm toán nội bộ hiện nay là chưa thực sự phù hợp với quy mô, đặc thù hoạt động của các TCTCVM, đặc biệt là quy định đối với kiểm toán viên công nghệ thông tin. Điều này đang đặt ra khó khăn cho các TCTCVM trong việc tìm kiếm, đào tạo và giữ chân cán bộ đảm nhiệm các chức danh trên, khi mà khả năng tài chính của các tổ chức là có giới hạn. Do vậy, Nhóm nghiên cứu đề nghị cần sớm xem xét, sửa đổi bổ sung các quy định trên cho thực sự phù hợp với các TCTCVM.

1.12. Quy định về kiểm toán độc lập

Một phần của tài liệu tài chính vi mô tại việt nam thực trạng và khuyến nghị chính sách (Trang 76 - 77)