- Dịch vụ phi tài chính của Dariu:
19 Theo báo cáo 2009 của Nhóm tư vấn trợ giúp người nghèo (CGA P Consultative Group to Assist the Poor).
(i) Đối tượng khách hàng là những người có thu nhập thấp:Các TCTCVM thường cung cấp tín dụng cho những khách hàng có thu nhập thấp
(như lao động bán thất nghiệp và các hộ kinh doanh không chính thức như người bán hàng rong, các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô nhỏ và vừa…). Các đối tượng khách hàng này có đặc điểm chung là sống tập trung trong một khu vực địa lý và cùng nhóm xã hội (HPN, nông dân...).
Vì đối tượng khách hàng là người có thu nhập thấp nên các khoản cho vay thường có giá trị rất nhỏ, thời hạn ngắn và không có tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, chu kỳ trả nợ của khoản vay lại thường xuyên hơn với mức lãi suất áp dụng thường cao hơn so với các khoản vay thông thường. Nhằm mục đích bù đắp chi phí hoạt động liên quan đến phương thức cho vay vi mô, phương thức đòi hỏi tập trung nhiều nhân lực, chi phí cho hoạt động tiếp cận khách hàng (thường cán bộ tín dụng/cán bộ kỹ thuật phải xuống tận các xã, thôn, làng để thu thập thông tin thành viên), nên các khoản vay TCVM thường áp dụng mức lãi suất cao hơn so với cho vay thương mại.
(ii) Phân tích rủi ro tín dụng:Cán bộ tín dụng/cán bộ kỹ thuật phải thu thập rất nhiều thông tin về khách hàng thông qua những lần thăm gia đình hoặc địa điểm kinh doanh của họ, do vậy cán bộ tín dụng/cán bộ kỹ thuật phải giúp đỡ khách hàng chuẩn bị tài liệu để đánh giá các dòng tiền tương lai và giá trị ròng của các khoản tiền, qua đó xác định thời hạn và khối lượng của khoản vay. Các đặc điểm của người đi vay và sự sẵn sàng trả nợ của họ cần được cán bộ tín dụng/cán bộ kỹ thuật đánh giá trong suốt quá trình tiếp cận khách hàng, xét duyệt và theo dõi trả nợ cho khoản vay.
(iii) Sử dụng tài sản ký quỹ: Khách hàng của TCVM thường không có tài sản ký quỹ - tài sản được các NHTM sử dụng làm tài sản thế chấp cho các khoản vay. Cũng có trường hợp khách hàng TCVM có tài sản ký quỹ, tuy nhiên giá trị của tài sản đó thường rất thấp (như tivi, đồ nội thất,…). Trong trường hợp này, tài sản thế chấp có thể được sử dụng như một phương pháp ràng buộc người đi vay phải trả nợ hơn là sử dụng để bù đắp các khoản lỗ.
(iv) Phê duyệt và kiểm soát tín dụng: Cho vay vi mô là một quá trình có độ phân tán cao, nên phê duyệt tín dụng phải dựa vào kỹ năng và “độ thâm nhập” của cán bộ tín dụng/cán bộ kỹ thuật và các nhà quản lý để tìm ra các thông tin chính xác và kịp thời.
Ph ầ n II. Th ự c tr ạ ng c ơ ch ế , chính sách đố i v ớ i các TCTCVM V i ệ t Nam hi ệ n nay
(v) Kiểm soát các khoản nợ chậm trả: Kiểm soát chặt chẽ các khoản nợ chậm trả là cần thiết, vì các khoản cho vay TCVM có đặc điểm là không có tài sản đảm bảo, chu kỳ thanh toán nhanh (thường là hàng tuần hoặc hai tuần một lần) và có tác động lây lan. Thông thường, kiểm soát tín dụng TCVM hoàn toàn phụ thuộc cán bộ tín dụng/cán bộ kỹ thuật, do họ là người nắm rõ nhất những thông tin về hoàn cảnh cá nhân của khách hàng - yếu tố quan trọng nhất quyết định đến hiệu quả công tác thu hồi nợ.
(vi) Cho vay theo nhóm: Phần lớn các tổ chức có hoạt động TCVM sử dụng phương thức cho vay theo nhóm, theo đó các khoản cho vay sẽ được giải ngân cho những nhóm khách hàng nhỏ - các cá nhân trong nhóm có cam kết cùng bảo đảm thanh toán cho nhau. Phương thức cho vay này được xây dựng dựa trên giả thiết áp lực nhóm sẽ nâng cao mức bảo đảm trả nợ, bởi vì sự chậm trả của một cá nhân trong nhóm sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng nhận tín dụng của các thành viên khác trong nhóm.
Từ những đặc điểm nêu trên, theo quan điểm của Nhóm nghiên cứu để các TCTCVM chính thức và bán chính chức thực sự phát triển trong môi trường hoạt động TCVM chuyên nghiệp và tạo được sự “hấp dẫn”, “khích lệ”các TCTCVM tham gia – rất cần một hệ thống các văn bản điều chỉnh phù hợp với hoạt động TCVM, thực sự có tính đến đặc điểm, tính riêng biệt của hoạt động TCVM. Theo đó, các quy định cần đảm bảo cho các TCTCVM hoạt động theo: (i) một hệ thống các quy chuẩn, qua đó tăng cường tính chuyên nghiệp; (ii) những nguyên tắc nhất định đối với một loại hình TCTD đặc thù. Đồng thời, các quy định này cũng cần đảm bảo thật đơn giản, dễ hiểu, dễ tham chiếu, dễ thực thi và giảm thiểu tối đa việc áp dụng các quy chuẩn của các loại hình TCTD khác vào các TCTCVM - vốn là loại hình có quy mô nhỏ, hoạt động đơn giản (kể cả nội dung, cũng như phạm vi hoạt động) và chi phí hoạt động cũng có những đặc thù riêng – với mục tiêu tạo ra “xung lực” chính sách, nguồn “dưỡng khí” mới giúp cho các TCTCVM phát triển ổn định, bền vững. Đây cũng là mục tiêu sau cùng của hàng loạt các giải pháp được đặt ra tại Quyết định số 2195/QĐ-TTg.
Tại phần này, Nhóm nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu các hạn chế của quy định pháp lý hiện hành đối với TCTCVM, phân tích các cơ chế, chính sách tại các văn bản quy phạm pháp luật bao gồm một số văn bản không còn tương thích với các văn bản có tính pháp lý cao hơn nhưng vẫn còn hiệu lực thi hành, quan trọng hơn vẫn đang được vận dụng để điều chỉnh hoạt động của các TCTCVM (chính thức và bán chính thức). Đây cũng được xem như là
“cơ hội”để đề xuất những nội dung, quy định cần sửa đổi bổ sung hoặc thậm chí bãi bỏ khi các cơ quan quản lý Nhà nước đang gấp rút ban hành các văn
Ph ầ n II. Th ự c tr ạ ng c ơ ch ế , chính sách đố i v ớ i các TCTCVM V i ệ t Nam hi ệ n nay
bản tạo điều kiện cho hoạt động TCVM, với hy vọng tạo được sự đột phá cho lĩnh vực TCVM trong thời gian tới.