PHẦN II THỰC TRẠNG CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁC TCTCVM VIỆT NAM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu tài chính vi mô tại việt nam thực trạng và khuyến nghị chính sách (Trang 52 - 54)

- Dịch vụ phi tài chính của Dariu:

PHẦN II THỰC TRẠNG CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁC TCTCVM VIỆT NAM HIỆN NAY

ĐỐI VỚI CÁC TCTCVM VIỆT NAM HIỆN NAY

Tại Luật TCTD năm 2010, lần đầu tiên TCTCVM được khẳng định là loại hình TCTD trong hệ thống các TCTD của Việt Nam. Việc các TCTCVM được điều chỉnh tại Luật TCTD là một bước tiến dài đối với lĩnh vực TCVM Việt Nam; là nền tảng pháp lý vững chắc để các TCTCVM cùng với các loại hình TCTD khác phát triển ổn định, với mục tiêu thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội, qua đó đẩy mạnh công cuộc xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam.

Nhằm tạo điều kiện, xây dựng môi trường thuận lợi thúc đẩy phát triển hoạt động TCVM, ngày 06/12/2011 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 2195/QĐ-TTg với mục tiêu: “Xây dựng và phát triển hệ thống TCTCVM an toàn, bền vững, hướng tới phục vụ người nghèo, người có thu nhập thấp, các doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững”.Tại Quyết định số 2195/QĐ-TTg, các giải pháp quan trọng cũng đã được đưa ra, trong đó xây dựng môi trường pháp lý đồng bộ, phù hợp với đặc thù của hoạt động TCVM được đặt lên hàng đầu, cụ thể: (i) Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật TCTD; (ii) Ban hành các chính sách hỗ trợ phù hợp để khuyến khích phát triển hoạt động TCVM; (iii) Có chính sách thuế, phí phù hợp để hỗ trợ phát triển hoạt động TCVM; (iv) Nghiên cứu, ban hành các quy định để phát triển hoạt động bảo hiểm vi mô theo hướng chuyên nghiệp; (v) Hoàn thiện cơ chế về tín dụng ưu đãi đảm bảo phục vụ đúng đối tượng người nghèo và các đối tượng chính sách khác; (vi) Nghiên cứu, ban hành chính sách nhằm đa dạng hóa loại hình TCTCVM.

Ngược thời gian, trước khi Luật TCTD năm 2010 hoạt động TCVM đã được điều chỉnh bằng các Nghị định 28/2005/NĐ-CP, Nghị định 165/2007/NĐ-CP và các Thông tư của NHNN. Đây được xem là những nền tảng ban đầu, quan trọng để các tổ chức có hoạt động TCVM hướng tới một môi trường hoạt động chuyên nghiệp hơn; là nền tảng để các TCTCVM Việt Nam phát triển, dần hoàn thiện bền vững về thể chế theo thông lệ tốt của quốc tế.

Hành lang pháp lý khởi đầu trên đã giúp cho các TCTCVM dần hoạt động theo khuổn khổ mới, giảm bớt được tính “tự phát”, đồng thời nhận diện được tốt hơn những rủi ro trong hoạt động của mình, qua đó xác định được những bước đi cần thiết, tất yếu để dần tiến tới bền vững về thể chế. Thông qua hệ thống pháp lý đó, ngành TCVM cũng dần nhận được sự quan tâm, am hiểu và nhận thức của xã hội, có được sự đồng thuận cần thiết để tạo dựng môi trường, điều kiện tốt hơn trong hoạt động.

Tuy nhiên, có thể thấy một thực tế rằng, trải qua gần 10 năm kể từ ngày Nghị định 28/2005/NĐ-CP và hơn 3 năm kể từ khi Luật TCTD có hiệu lực thi hành, đến

Ph ầ n II. Th ự c tr ạ ng c ơ ch ế , chính sách đố i v ớ i các TCTCVM V i ệ t Nam hi ệ n nay

nay mới chỉ có 03 TCTCVM được cấp phép chính thức. Điều này đang đặt ra câu hỏi:

(i) Các TCTCVM chính thức và bán chính thức có thực sự am hiểu quy định pháp luật trong quá trình hoạt động?

(ii) Hệ thống pháp lý hiện nay có “thúc đẩy”nhu cầu và các TCTCVM đã thực sự sẵn sàng để chuyển đổi thành TCTCVM chính thức?

(iii) Và sau khi chuyển đổi, môi trường hoạt động ra sao khi phải tuân thủ các quy định áp dụng cho các TCTCVM chính thức? Ph ầ n II. Th ự c tr ạ ng c ơ ch ế , chính sách đố i v ớ i các TCTCVM V i ệ t Nam hi ệ n nay

Theo điều tra sơ cấp năm 2014, khi được hỏi “Tổ chức của ông bà có mong muốn chuyển đổi thành TCTCVM chính thức không?”, trong số 23 cán bộ của các chương trình, dự án TCVM tham gia phỏng vấn đã có 82,6% trả lời “có”.

Tần suất Tần suất theo tỷ lệ phần trăm Tỷ lệ phần trăm hợp lệ Tỷ lệ phần trăm tích lũy cộng dồn Giá trị hợp lệ Có 19 82.6 95.0 95.0 Không 1 4.3 5.0 100.0 Tổng 20 87.0 100.0

Giá trị khuyết Số giá trị 3 13.0

Tổng 23 100.0

Thứ nhất,thực tế cho thấy, các TCTCVM chính thức và bán chính thức có hạn chế nhất định trong việc am hiểu pháp luật liên quan đến hoạt động mà các tổ chức đang thực hiện, nhất là đối với các chương trình, dự án có hoạt động TCVM. Ngay cả các tổ chức đã được chuyển đổi thành TCTCVM chính thức vẫn thường chỉ nhìn thấy những tác động “tức thời” đến kết quả kinh doanh

“trong ngắn hạn” mà ít quan tâm đến những lợi ích lâu dài của các quy định đó - những lợi ích nhằm đảm bảo hoạt động của họ an toàn, bền vững hơn trong dài hạn (như: quy định về cơ cấu tổ chức, mạng lưới; quản trị điều hành; đánh giá chất lượng tài sản có và tuân thủ tỷ lệ bảo đảm an toàn; hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ; kiểm toán độc lập; nội dung hoạt động, phạm vi hoạt động). Điều này cho thấy, những quy định pháp luật thường được các TCVM nhìn nhận theo chiều hướng lợi ích ngắn hạn, chưa thực sự thấy được lợi ích lâu dài củamôi trường hoạt động TCVM chính quy.

Thứ hai, việc chuyển đổi thành TCTCVM chính thức đang là mong muốn của một số tổ chức, chương trình, dự án thực hiện TCVM – chủ yếu là những tổ chức có nhu cầu trở thành một tổ chức có tư cách pháp nhân để tiếp cận được các nguồn vốn bên ngoài - vấn đề then chốt khi muốn mở rộng quy mô hoạt động. Do đó, có thể nói, nhu cầu chuyển đổi thành TCTCVM chính thức chủ yếu tập trung ở các tổ chức có “cơ hội”tiếp cận được các nguồn vốn bên ngoài. Điều này cũng lý giải về việc một số tổ chức chưa thực sự mặn mà trong việc đề nghị chuyển đổi thành những TCTCVM chính thức khi mà họ chưa có “cơ hội” tiếp cận nguồn vốn bên ngoài. Ngoài ra, đối với một số tổ chức có định hướng phát triển ở mức vừa phải, thì việc chưa có nhu cầu lớn mạnh, gia tăng quy mô hoạt động của mình (phụ thuộc nhiều khả năng quản trị, khả năng tiếp cận khách hàng)– là lý do để họ không có nhu cầu chuyển đổi. Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp, các tổ chức đã hội tụ đầy đủ các yếu tố để chuyển đổi nhưng họ không “mặn mà” chuyển đổi, đây là vấn đề rất đáng suy nghĩ cho cơ quan quản lý Nhà nước và ngành TCVM!

Như vậy, với bất cứ nguyên nhân nào thì cũng có thể thấy đối với các tổ chức có hay chưa có nhu cầu thì “mức độ sẵn sàng” trong việc chuyển đổi chưa thực sự cao. Điều này được giải thích bởi thực tế cho thấy – hầu hết các tổ chức khi chuyển đổi khá lúng túng trong việc lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép

(trong khi điều kiện để chuyển đổi hiện nay không quá khó khăn, nhưng việc chứng minh đáp ứng các điều kiện này đang là trở ngại đối với họ - khi mà sự am hiểu về quy định pháp luật liên quan còn có những giới hạn nhất định). Thứ ba,câu hỏi lớn nhất đặt ra hiện nay là môi trường pháp lý đã thực sự phù hợp với “đặc thù”của các tổ chức có hoạt động TCVM hay chưa? Thực tế cho thấy, kể từ khi Luật TCTD có hiệu lực từ ngày 01/01/2011, đến nay các văn bản hướng dẫn Luật TCTD đối với các TCTCVM vẫn còn ở mức khiêm tốn. Một số văn bản ban hành trước đây (trước khi có Luật TCTD)áp dụng cho các TCTCVM thường được quy định “dưới góc độ”của NHTM. Điều này đã dẫn đến một số khó khăn cho các TCTCVM trong việc thực hiện. Vậy, một câu hỏi tiếp tục được đặt ra là hoạt động của các TCTCVM có đặc điểm riêng gì?

Theo quan điểm các nhà chính sách, để giám sát một cách hiệu quả hoạt động đối với các tổ chức tài chính, cần hiểu đúng về tính chất và các đặc điểm hoạt động của mỗi loại hình tổ chức tài chính đó. Ủy ban Basel đưa ra một số đặc điểm cơ bản của TCVM như sau19:

Ph ầ n II. Th ự c tr ạ ng c ơ ch ế , chính sách đố i v ớ i các TCTCVM V i ệ t Nam hi ệ n nay

Một phần của tài liệu tài chính vi mô tại việt nam thực trạng và khuyến nghị chính sách (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)