Thực trạng hoạt động của Nhóm công tác TCVM Việt Nam (VMFWG)

Một phần của tài liệu tài chính vi mô tại việt nam thực trạng và khuyến nghị chính sách (Trang 111 - 116)

- Giai đoạ n2 (từ năm 2016 đến 2020):

4. Thực trạng hoạt động của Nhóm công tác TCVM Việt Nam (VMFWG)

Nhóm VMFWG đóng vai trò đại diện cho các tổ chức và cá nhân thực hành TCVM có cam kết thực hiện TCVM theo thông lệ tốt nhất - bền vững về mặt tài chính, hướng tới người nghèo và người thu nhập thấp, đảm bảo rằng họ có cơ hội tiếp cận liên tục tới các dịch vụ tài chính cần thiết nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế hộ gia đình, khởi sự và phát triển doanh nghiệp nhỏ.

Trên cơ sở đó, trong những năm qua VMFWG đã không ngừng phát triển để đáp ứng nhu cầu phát triển của các tổ chức thực hành TCVM nói riêng và ngành TCVM Việt Nam nói chung.

Ph ầ n III. Th ự c tr ạ ng liên k ế t c ủ a các TCTCVM V i ệ t Nam hi ệ n nay

Theo điều tra sơ cấp năm 2014, trong số 23 cán bộ của các chương trình, dự án TCVM được hỏi về “Mức độ liên kết giữa các chương trình, dự án có hoạt động TCVM với NHCSXH, QTDND”, chỉ có 8,7% chọn “vừa”, có tới 87% chọn “yếu”.

Tần suất Tần suất theo tỷ lệ phần trăm Tỷ lệ phần trăm hợp lệ Tỷ lệ phần trăm tích lũy cộng dồn Giá trị hợp lệ Vừa 2 8.7 9.1 9.1 Yếu 20 87.0 90.9 100.0 Tổng 22 95.7 100.0

Giá trị khuyết Số giá trị 1 4.3

Tổng 23 100.0

Danh sách thành viên VMFWG tham gia với tư cách tổ chức

Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ Phát triển tỉnh Lào Cai

Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ miền núi phát triển huyện Mai Sơn, Sơn La Chương trình Chị em (EMD)

Quỹ Phụ nữ phát triển huyện Điện Biên

Quỹ Phụ nữ phát triển Thành phố Điện Biên Phủ Quỹ Phát triển An Phú

Quỹ Phụ nữ nghèo Sóc Sơn

Trung tâm Hỗ trợ ứng phó với Biến đổi khí hậu

Ph ầ n III. Th ự c tr ạ ng liên k ế t c ủ a các TCTCVM V i ệ t Nam hi ệ n nay

Danh sách thành viên VMFWG tham gia với tư cách tổ chức

Trung tâm TCVM và Phát triển (M&D)

Viện TCVM và phát triển cộng đồng (MACDI) Tổ chức quốc tế CARE tại Việt Nam

Mạng lưới TCVM M7/ Trung tâm hỗ trợ phát triển nguồn lực tài chính cộng đồng (CFRC) Tổ chức Cứu trợ trẻ em

Trung tâm Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ (SEDA)

Dự án nâng cấp Quỹ Tương trợ Trung ương hội LHPN Việt Nam QTDNDTW

Trung tâm Phát triển doanh nghiệp nông thôn Việt (VIETED) Tổ chức Tầm nhìn Thế giới/Việt Nam

Tổ chức Tài chính Quy mô nhỏ TNHH MTV Tình Thương (TYM) Trung tâm vì Phụ nữ và Phát triển cộng đồng (CWCD) Trung tâm Dịch vụ Phát triển nông thôn (RDSC)

BQL Quỹ TCVM – Hội LHPN Hải Phòng

Quỹ TCVM vì sự phát triển cộng đồng (MFCDI) Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ Đông Triều

Quỹ Khuyến khích Phụ nữ phát triển Uông Bí Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ nghèo Thanh Hóa (FPW)

Trung tâm Phát triển vì người nghèo Can Lộc (PPC) Quỹ Phát triển Phụ nữ Hà Tĩnh

Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ phát triển Ninh Phước Quỹ Dariu (TDF)

Dự án PACODE – CARE Việt Nam

Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế tỉnh Tiền Giang

Quỹ trợ vốn công nhân viên chức và người lao động nghèo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (CAFPE)

4.1. Xây dựng và phát triển môi trường thuận lợi cho sự phát triển củangành TCVM Việt Nam ngành TCVM Việt Nam

Nhằm tạo ra tác động tích cực đến xóa đói giảm nghèo bằng cách thúc đẩy chất lượng và tính bền vững của các TCTCVM, phấn đấu xây dựng môi trường thuận lợi cho TCVM Việt Nam, VMFWG đã thường xuyên tham gia đối thoại với NHNN, Bộ Tài chính và cơ quan quản lý Nhà nước khác để vận động cho một môi trường pháp lý thuận lợi cho TCVM, đồng thời tìm kiếm và chia sẻ tài liệu kiến thức của Ngành, nghiên cứu, tạo điều kiện để các TCTCVM liên quan tiếp cận với các cơ hội đào tạo. Tầm quan trọng của một tổ chức đại diện tạo ra tiếng nói chung của Ngành đã được công nhận trong Đề án xây dựng và phát triển hệ thống TCVM tại Việt Nam đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ thông qua vào tháng 12/2011, trong đó bao gồm việc thành lập một Hiệp hội TCVM là một trong những nhiệm vụ của NHNN trong giai đoạn đầu tiên (giai đoạn 2011 - 2015). Ph ầ n III. Th ự c tr ạ ng liên k ế t c ủ a các TCTCVM V i ệ t Nam hi ệ n nay

Danh sách thành viên VMFWG tham gia với tư cách tổ chức

Tổ chức TCVM TNHH M7 (M7MFI) Tổ chức PLAN Việt Nam

Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư FINCO Ủy ban Y tế Hà Lan tại Việt Nam

Công ty TNHH xây dựng năng lực và phát triển cộng đồng Thanh Hà Quỹ bảo vệ tương hỗ M7 MPA

Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Ninh Bình Hội LHPN huyện Phù Yên – Sơn La

Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Quảng Bình Chương trình Bàn Tay Vàng (BTV)

Tổ chức Tài chính TEA (TEA) Công ty cổ phần NGV

Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế TP. Hồ Chí Minh Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông thôn (GECERD) Oxfam Quebec/Việt Nam

Với mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành TCVM bền vững và có khả năng cạnh tranh, VMFWG đã tạo được tác động ảnh hưởng tới khung pháp lý, chính sách, quy định tại Việt Nam, VMFWG không ngừng duy trì tiếng nói chung tới Chính phủ, Bộ Tài chính và đặc biệt là NHNN, cụ thể: phối hợp các tổ chức trong và ngoài nước, các cơ quan quản lý Nhà nước tổ chức các cuộc Tọa đàm nhằm (i) Nhận định vai trò quan trọng của TCVM; (ii) Hỗ trợ cung cấp thông tin tới nhà hoạch định chính sách, đồng thời tạo cơ hội cho các tổ chức TCVM có thể trao đổi ý kiến, quan điểm trực tiếp tới các nhà hoạch định chính sách, tăng cường khả năng quản trị rủi ro và thực hành TCVM có trách nhiệm; (iii) Cập nhật diễn biến và xu hướng mới nhất trong ngành TCVM Việt Nam, đúc kết bài học kinh nghiệm và thành công của các tổ chức TCVM đã chuyển đổi.

4.2. Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh doanhdựa trên nhu cầu thành viên dựa trên nhu cầu thành viên

Nhằm tăng cường khả năng phát triển dịch vụ kinh doanh của các thành viên, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, VMFWG tổ chức các khóa đào tạo/hội thảo dựa trên kết quả khảo sát nhu cầu đào tạo của thành viên VMFWG; nguồn lực hỗ trợ năng cao năng lực TCVM được sử dụng hiệu quả hơn thông qua hoạt động khảo sát nhu cầu đào tạo của TCTCVM do VMFWG thực hiện hàng năm và chia sẻ rộng rãi trên trang web của VMFWG, cụ thể:

(i) Hỗ trợ các tổ chức thành viên tiếp cận dịch vụ phát triển kinh doanh bền vững như bao gồm hỗ trợ kỹ thuật, dịch vụ phát triển kinh doanh (BDS), nghiên cứu, kiểm toán, ICT/IT, MIS,....;

(iii) Phổ biến, tuyên truyền về sự cần thiết thiết lập cơ chế trao đổi thông tin, công khai minh bạch kết quả hoạt động TCVM

(iv) Hỗ trợ các tổ chức thành viên nâng cao nhận thức và cập nhật quy định pháp luật đối với hoạt động TCVM tại Việt Nam, đặc biệt đối với các tổ chức đã và đang chuẩn bị chuyển đổi thành TCTCVM chính thức. VMFWG hoạt động với sự tham gia của 87 thành viên liên kết (tính đến cuối năm 2013), mặc dù nguồn lực hạn chế, VMFWG đã cung cấp các dịch vụcó liên quan và đạt được kết quả tốt kể từ năm 2011; trở thành công cụ hữu hiệu trong việc vận động chính sách, phổ biến các quy định mới cho các thành viên thông qua website của VMFWG, tổ chức các hội thảo/đào tạo, điều kiện kết nối nguồn vốn cho các TCTCVM. Ph ầ n III. Th ự c tr ạ ng liên k ế t c ủ a các TCTCVM V i ệ t Nam hi ệ n nay

4.3. Điều phối và đầu mối thông tin cho ngành TCVM Việt Nam

VMFWG đóng vai trò là một tổ chức đầu mối cung cấp thông tin về hoạt động của ngành TCVM thông qua chia sẻ kết quả nghiên cứu, tài liệu và các thông tin, số liệu đáng tin cậy và phù hợp nhu cầu các bên liên quan.

Phát hành các ấn phẩm và tài liệu liên quan đến TCVM

VMFWG là đại diện và đầu mối của Việt Nam trong việc cung cấp thông tin hoạt động về TCVM tại Việt Nam đến bạn bè quốc tế thông qua Website, Bản tin TCVM Việt Nam được phát hành hằng năm từ số 01 đến số 20, Bản tin tuyển dụng hằng tháng, Bản tin TCVM hằng quý, từ năm 2012 phát hành “Danh bạ các TCTCVM”hằng năm, Hội thảo/Tọa đàm hằng năm và tham gia thành viên chính thức của 03 mạng lưới TCVM Quốc tế.

Thu thập số liệu và chia sẻ thông tin về TCVM

Nhằm mục đích hỗ trợ các TCTCVM hiểu rõ về vai trò quan trọng của quản lý hiệu quả xã hội, đồng thời đưa ra những vấn đề cần cải thiện để nâng cao hiệu quả xã hội của các TCTCVM, hỗ trợ hơn 30 tổ chức cung cấp và cập nhật số liệu đến 31/12/2013 trên mạng lưới The MIX. phân tích và so sánh các TCTCVM trong nước và các nước trong khu vực thông tin kết quả hoạt động của các TCTCVM, đưa ra bức tranh về TCVM tại Việt Nam và hỗ trợ các TCTCVM có thể tự so sách kết quả hoạt động của mình với các TCTCVM khác.

Từ năm 2007 đến năm 2014, với hỗ trợ tài chính của Quỹ Citi – Ngân hàng Citibank Việt Nam, VMFWG đã phối hợp với Citi Bank Việt Nam và NHNN tổ chức thành công “Chương trình Doanh nhân vi mô Citi - Việt Nam”gọi tắt là Chương trình CMA – đây là một hoạt động thường niên toàn cầu do Quỹ Citi/ Ngân hàng Citi tại Việt Nam tài trợ nhằm ghi nhận các khách hàng TCVM đã có những sáng kiến trong việc sử dụng vốn vay hiệu quả, các cán bộ tín dụng xuất sắc và các TCTCVM tiêu biểu có những đóng góp đáng kể trong quá trình thực hiện Đề án xây dựng và phát triển hệ thống TCVM bền vững tại Việt Nam đến năm 2020, góp phần tích cực vào công cuộc xoá đói giảm nghèo của đất nước. Chương trình CMA không chỉ góp phần khích lệ hiệu quả sử dụng vốn của các cá nhân và tổ chức TCVM, đồng thời tạo ra cơ hội nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò quan trọng của TCVM trong xóa đói giảm nghèo và góp phần tích cực trong công cuộc phát triển kinh tế địa phương.

Ph ầ n III. Th ự c tr ạ ng liên k ế t c ủ a các TCTCVM V i ệ t Nam hi ệ n nay

4.4. VMFWG trở thành mạng lưới chuyên nghiệp và đại diện ngành TCVMViệt Nam Việt Nam

Thành lập Hiệp hội TCVM. Nhằm mục tiêu nâng cao vị thế hoạt động mạng lưới hướng tới hoạt động chuyên nghiệp và hiệu quả tại Việt Nam, VMFWG đang tiến hành hoạt động chuẩn bị thành lập Hiệp hội TCVM, với dự thảo Điều lệ và đề xuất thành lập được trao đổi với đại diện cơ quan quản lý nhà nước và thành viên tích cực của VMFWG. Đến nay, VMFWG đã nhận sự đồng thuận và hỗ trợ của VINASME, một số Bộ, ngành, các thành viên tích cực và các bên liên quan.

Thiết lập sự kết nối nguồn lực hiệu quả giữa tổ chức trong và ngoài nước. Thông tin và hoạt động TCVM Việt Nam đã được chia sẻ và quảng bá tới tổ chức quốc tế thông qua việc xây dựng và duy trì quan hệ với các tổ chức đối tác khác như bao gồm tổ chức Blue Orchard, Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Công ty tài chính Quốc tế (IFC), Ngân hàng thế giới World Bank,…

Trong thời gian qua VMFWG được xem như là đơn vị đầu mối liên kết hệ thống của các TCTCVM, giúp cho các cơ quan quản lý Nhà nước có thông tin chung về hoạt động của các tổ chức có họat động trên cả nước. Tuy nhiên, do VMFWG chưa phải là một pháp nhân độc lập được thành lập dưới hình thức Hội, Hiệp hội nên khả năng liên kết, kêu gọi các thành viên khác tham gia còn hạn chế, chưa thể trở thành một tổ chức đại diện, bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ đầy đủ cho các thành viên. Mặt khác, sự hạn chế còn làm giảm đáng kể vai trò kết nối trung gian giữa cơ quan quản lý nhà nước với hệ thống các tổ chức thực hành TCVM hiện nay bởi lẽ các tổ chức có hoạt động TCVM hiện nay trên cả nước khá tản mạn, do nhiều cơ quan nhà nước cấp phép, quản lý hoạt động (NHNN; UBND cấp xã, cấp tỉnh, thành phố; Bộ Nội vụ; Bộ Kế hoạch và Đầu tư,…). Việc quản lý tản mản này đã dẫn đến hiện tượng không có một cơ quan nhà nước nào thống nhất quản lý của tất cả các tổ chức có hoạt động TCVM. Do vậy, việc thành lập Hiệp hội TCVM là thực sự cần thiết để vừa đại diện, bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ đầy đủ cho các thành viên, vừa giúp các cơ quan quản lý Nhà nước có đầu mối thông tin để phục vụ mục tiêu quản lý, từ đó có cơ sở đề xuất, giải pháp quản lý tổng thể, thống nhất của Ngành TCVM tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu tài chính vi mô tại việt nam thực trạng và khuyến nghị chính sách (Trang 111 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)