“Điều 5. Địa bàn hoạt động
1. Địa bàn hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ được giới hạn trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và được quy định tại Giấy phép. 2. Trường hợp tổ chức tài chính quy mô nhỏ muốn mở rộng địa bàn hoạt động ra ngoài địa bàn đã được quy định tại Giấy phép, tổ chức tài chính quy mô nhỏ phải thành lập chi nhánh tại khu vực đó. Việc mở chi nhánh phải đáp ứng yêu cầu về mức tăng vốn điều lệ tương ứng với phạm vi mở rộng và phải được NHNN chấp thuận.”.
Như vậy, theo Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 28/2005/NĐ-CP nêu trên thì địa bàn hoạt động của TCTCVM được giới hạn trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và được quy định trong Giấy phép. Tuy nhiên, các TCTCVM cho rằng hoạt động TCVM mà họ đang thực hiện được biết đến là đóng góp vào xoá đói giảm nghèo, khách hàng hướng tới của họ là những đối tượng rất cần sự hỗ trợ và quan tâm của xã hội. Hơn nữa, trong các TCTCVM hiện nay thì vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức nghề nghiệp rất quan trọng và có mặt trên phạm vi cả nước. Vì vậy, nếu giới hạn về phạm vi hoạt động và/hoặc thủ tục phức tạp khi mở rộng hoạt động sẽ khiến cho nhiều hộ nghèo, hộ thu nhập thấp mất cơ hội được tiếp cận nguồn vốn để thoát nghèo, đồng thời quy định này cũng dễ làm nản lòng các nhà đầu tư.
Ph ầ n II. Th ự c tr ạ ng c ơ ch ế , chính sách đố i v ớ i các TCTCVM V i ệ t Nam hi ệ n nay
Mặt khác, Điều 5 Nghị định số 28/2005/NĐ-CP chưa nhất quán trong việc quản lý địa bàn hoạt động của các TCTCVM. Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 28/2005/NĐ- CP quy định theo hướng giới hạn trong phạm vi tỉnh, thành phố Trung ương, trong khi tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 28/2005/NĐ-CP lại cho phép các TCTCVM được mở rộng mạng lưới hoạt động khi đáp ứng một số điều kiện và được NHNN chấp thuận. Do vậy quy định đối với vấn đề này cần xây dựng phù hợp với thực tế, đặc biệt đối với các tổ chức được chuyển đổi từ các Chương trình/ dự án TCVM đang có hoạt động trên địa bàn toàn quốc.
1.7. Quy định về nội dung hoạt động