Xuất, kiến nghị đối với Bộ Tài chính

Một phần của tài liệu tài chính vi mô tại việt nam thực trạng và khuyến nghị chính sách (Trang 134 - 136)

- Giai đoạ n2 (từ năm 2016 đến 2020):

3. xuất, kiến nghị đối với Bộ Tài chính

Tại Quyết định số 2195/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tài chính: đề xuất ban hành chính sách thuế, phí hỗ trợ phát triển hoạt động TCVM, ban hành cơ chế tài chính, chế độ hạch toán, kế toán phù hợp, ban hành quy định phù hợp đối với hoạt động bảo hiểm vi mô.

Mặc dù NHNN là cơ quan quản lý Nhà nước về nội dung, phạm vi hoạt động của các TCTCVM chính thức, nhưng hoạt động của các TCTCVM vẫn chịu sự

Ph ầ n IV . Đề xu ấ t, ki ế n ngh ị cho ho ạ t độ ng c ủ a các TCTCVM phát tri ể n toàn di ệ n

tác động khá nhiều của Bộ Tài chính. Chính vì những lí do này nên Nhóm nghiên cứu cho rằng, Bộ Tài chính cũng giữ một vai trò nhất định trong quá trình phát triển ngành TCVM ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Với mục tiêu phát triển TCVM ở khu vực nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Nhóm nghiên cứu xin kiến nghị với Bộ Tài chính những nội dung cơ bản sau đây:

Về chính sách thuế:

Nghiên cứu, đề xuất có chính sách thuế ưu đãi đối với các TCTCVM chính thức. Hiện nay các TCTCVM chính thức gồm TYM và M7-MFI đang được thí điểm hưởng chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp giống như hệ thống QTDND, cụ thể là áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20% trong suốt thời gian hoạt động đối với phần thu nhập có được từ việc thực hiện hoạt động TCVM. Từ năm 2016, mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 17%. Được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo đối với phần thu nhập có được từ việc thực hiện hoạt động. Tuy nhiên, hầu hết các chương trình, dự án, Quỹ xã hội có hoạt động TCVM hiện đang không phải chịu thuế thu nhập nên để thực sự khuyến khích họ chuyển đổi, Bộ Tài chính cần sớm nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền xem xét, sửa đổi theo hướng cần có chính sách thuế ưu đãi đặc biệt hơn, với mức thuế cần thấp hơn mức quy định đối với QTDND.

Về dịch vụ bảo hiểm:

Sớm nghiên cứu, đề xuất và tiến tới xây dựng quy chế pháp lý phù hợp cho hoạt động bảo hiểm vi mô - một trong những nội dung mà hiện nay các chương trình dự án có hoạt động TCVM đang thực hiện - tạo điều kiện cho hoạt động này phát triển theo hướng chuyên nghiệp. Điều này sẽ giúp cho hoạt động bảo hiểm vi mô có điều kiện phát triển, đóng góp vào sự phát triển của ngành TCVM nói chung và TCVM ở khu vực nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Cho đến nay vẫn chưa có hành lang pháp lý cho hoạt động bảo hiểm vi mô. Bên cạnh hoạt động cấp tín dụng vi mô, hoạt động bảo hiểm vi mô là rất cần thiết, giúp hỗ trợ người nghèo vượt qua các biến cố trong cuộc sống như tai nạn, ốm đau... Bảo hiểm vi mô cũng góp phần bù đắp rủi ro đối với hoạt động tín dụng vi mô, với đặc thù không yêu cầu tài sản bảo đảm.

Thực tế do hoạt động bảo hiểm vi mô có chi phí cao, đem lại ít lợi nhuận nên các công ty bảo hiểm hiện nay không muốn trực tiếp bán bảo hiểm cho người nghèo, nhất là người nghèo ở những vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn. Trong khi đó nhiều người nghèo lại đang là khách hàng chính của TCVM. Nên việc

Ph ầ n IV . Đề xu ấ t, ki ế n ngh ị cho ho ạ t độ ng c ủ a các TCTCVM phát tri ể n toàn di ệ n

tạo điều kiện cho các TCTCVM tham gia dịch vụ này là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Đề nghị Bộ Tài chính sớm thực hiện đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trước năm 2016 ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định về hoạt động bảo hiểm vi mô theo hướng tạo điều kiện để người nghèo có thể dễ dàng tiếp cận dịch vụ bảo hiểm vi mô, các TCTCVM chính thức có thể tham gia thực hiện hoạt động bảo hiểm vi mô phục vụ khách hàng của mình.

Ngoài ra, Bộ Tài chính cần phối kết hợp chặt chẽ với NHNN trong việc tạo dựng hành lang pháp lý cũng như hoạt động quản lý các TCTCVM chính thức và hoạt động của họ. Hạn chế đến mức tối đa sự xuất hiện của những văn bản pháp luật chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn nhau giữa hai cơ quan - điều gây khó khăn trong việc thực hiện của các đối tượng bị quản lý - các TCTCVM chính thức.

Một phần của tài liệu tài chính vi mô tại việt nam thực trạng và khuyến nghị chính sách (Trang 134 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)