Quyết định số 2195/QĐ-TTg về việc Phê duyệt “Đề án xây dựng và phát triển hệ thống TCVMtại Việt Nam đến năm 2020”

Một phần của tài liệu tài chính vi mô tại việt nam thực trạng và khuyến nghị chính sách (Trang 97 - 100)

- Theo Điề u1 Thông tư số 08/2014/TTNHNN ngày 17/3/2014 của Thống đốc NHNN quy định lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam của TCTD đố

5. Quyết định số 2195/QĐ-TTg về việc Phê duyệt “Đề án xây dựng và phát triển hệ thống TCVMtại Việt Nam đến năm 2020”

triển hệ thống TCVMtại Việt Nam đến năm 2020”

Đánh giá đúng vai trò quan trọng của TCVM đối với sự nghiệp xoá đói, giảm nghèo. Trên cơ sở kinh nghiệm của quốc tế và thực tiễn Việt Nam, ngày 06/12/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2195/QĐ-TTg với mục tiêu xây dựng và phát triển hệ thống TCTCVM an toàn, bền vững, hướng tới phục vụ người nghèo, người có thu nhập thấp, các doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững.

Mặc dù khuôn khổ pháp lý cho hoạt động TCVM đã có từ năm 2005 bằng việc Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 28/2005/NĐ-CP, Luật TCTD cũng đã có quy định cụ thể về loại hình TCTCVM, nhưng Quyết định số 2195/QĐ-TTg đánh dấu một mốc quan trọng thể hiện quyết tâm của Chính phủ Việt Nam mong muốn phát triển ngành TCVM phù hợp với thông lệ quốc tế để góp phần cho công cuộc xoá đói, giảm nghèo trong giai đoạn mới. Đề án xây dựng và phát triển hệ thống TCVMtại Việt Nam đến năm 2020đã xác định các giải pháp cụ thể sau:

- Xây dựng môi trường pháp lý đồng bộ, phù hợp với đặc thù của hoạt động TCVM, cụ thể là:

+ Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật TCTD, bao gồm các Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các Thông tư do các Bộ trưởng, Thống đốc NHNN ban hành liên quan đến hoạt động của NHCSXH, NHHTX, hệ thống QTDND, các TCTCVM và các hoạt động của các chương trình, dự án liên quan đến TCVM.

+ Ban hành các chính sách hỗ trợ phù hợp để khuyến khích phát triển hoạt động TCVM, như các chính sách để tạo nguồn vốn ổn định, chính sách đặc thù về lãi suất của những món vay nhỏ cho người nghèo, không có tài sản đảm bảo; quy định phù hợp về thành lập, tổ chức, hoạt động, đảm bảo an toàn, thuế, phí, bảo hiểm vi mô,… ; đa dạng hóa loại hình TCTCVM.

- Nâng cao năng lực hoạch định chính sách và quản lý của cơ quan quản lý Nhà nước trong việc xây dựng cơ chế, chính sách, quản lý, thanh tra, giám sát, đào tạo đội ngũ cán bộ, chuyên gia về TCVM.

- Nâng cao năng lực của các TCTCVM thông qua việc hướng dẫn trong việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức, quản trị, điều hành và xây dựng cơ chế kiểm

Ph ầ n II. Th ự c tr ạ ng c ơ ch ế , chính sách đố i v ớ i các TCTCVM V i ệ t Nam hi ệ n nay

soát, kiểm toán nội bộ hiệu quả, đảm bảo hoạt động an toàn, bền vững; hỗ trợ đào tạo cán bộ, tìm nguồn vốn ưu đãi, đặc biệt là trong giai đoạn mới thành lập. Triển khai các chương trình đào tạo để hỗ trợ nâng cao năng lực quản trị, điều hành, đảm bảo phát triển bền vững, an toàn, hiệu quả các chương trình, dự án TCVM; hỗ trợ chuyển đổi hoạt động theo mô hình TCTCVM chính thức.

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò của TCVM, tuyên truyền, tham mưu cho các cấp chính quyền, hội, đoàn thể về hiệu quả của đối với xoá đói, giảm nghèo, phổ biến kinh nghiệm và các mô hình hoạt động hiệu quả cho các cấp chính quyền, hội, đoàn thể, các chương trình, dự án và TCTCVM.

- Các giải pháp hỗ trợ khác như: Tạo điều kiện về nguồn vốn, có chính sách khuyến khích tham gia đóng góp nguồn vốn cho các TCTCVM; tạo điều kiện cho các chương trình, dự án, TCTCVM tiếp cận các khoản vay; hỗ trợ hình thành cơ sở đào tạo về TCVM; xây dựng các trung tâm và chương trình đào tạo chuyên ngành TCVM, các khoá dào tạo dài hạn tập trung cho học sinh, sinh viên, các kháo đào tạo ngắn hạn nâng cao năng lực cho cán bộ của các TCTCVM; xây dựng cơ sở dữ liệu chung về TCVM, trung tâm thông tin tín dụng về TCVM; tạo điều kiện thành lập Hiệp hội TCVM để hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động của các TCTCVM, thống nhất tiếng nói và các quy tắc ứng xử chung của ngành TCVM.

Như vậy, Quyết định số 2195/QĐ-TTg đã có đầy đủ các nội dung quan trọng cần thiết làm định hướng - làm cơ sở cho các cơ quan quản lý Nhà nước, cụ thể là NHNN, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ trong việc ban hành các chính sách và thực hiện những hành động cụ thể để thúc đẩy phát triển hệ thống TCVM, hoạt động TCVM tại Việt Nam. Trong đó, hai nội dung quan trọng làm định hướng để khẳng định vị trí của TCVM trong hệ thống tài chính Việt Nam đó là xây dựng trung tâm thông tin tín dụng về TCVM và thành lập Hiệp hội TCVM.

Mặc dù Đề án đã đưa ra được mục tiêu và những giải pháp quan trọng để thúc đẩy phát triển ngành TCVM nhưng một số nội dung còn chưa cụ thể. Các Bộ, ngành liên quan triển khai còn chậm khiến cho hoạt động TCVM tiếp tục gặp khó khăn; chưa có định hướng phát triển đối với hoạt động của các chương trình, dự án TCVM.

Để giúp Thủ tướng Chính phủ trong việc tuyên truyền, thúc đẩy phát triển hoạt động, ngày 16/9/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 1450/QĐ-TTg về việc thành lập Ban công tác về tài chính quy mô nhỏ. Tại Quyết định số 1450/QĐ-TTg này cụm từ “tài chính quy mô nhỏ” được sử dụng do quy

Ph ầ n II. Th ự c tr ạ ng c ơ ch ế , chính sách đố i v ớ i các TCTCVM V i ệ t Nam hi ệ n nay

định của pháp luật hiện hành khi đó (Nghị định số 28/2005/NĐ-CP)sử dụng khái niệm “tài chính qui mô nhỏ”.

Theo Quyết định số 1450/QĐ-TTg, Ban công tác có chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo công tác phát triển hoạt động tài chính quy mô nhỏ. NHNN là cơ quan thường trực giúp việc cho Ban công tác.

Ban công tác có các chức năng, nhiệm vụ cụ thể là: Nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ phương hướng, giải pháp để phát triển hoạt động tài chính quy mô nhỏ, giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều hòa, phối hợp giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc phát triển hoạt động tài chính quy mô nhỏ, đôn đốc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc phát triển hoạt động tài chính quy mô nhỏ, đề nghị các Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp thông tin về tình hình hoạt động tài chính quy mô nhỏ trong phạm vi ngành và địa phương; trao đổi với các cơ quan quản lý nhà nước, các hội, đoàn thể, tổ chức, cá nhân về hoạt động tài chính quy mô nhỏ.

Ban công tác bao gồm thành viên là lãnh đạo một số TCTCVM lớn và một số cơ quan liên quan đến hoạt động TCVM, gồm: Văn phòng Chính phủ; NHNN; Bộ Tài chính; Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Bộ Tư pháp; Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Bộ Nội vụ; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; HLHPN; Hội Nông dân Việt Nam; QTDNDTW (NHHTX); NHCSXH; NHNN&PTNT.

Tuy nhiên, kể từ khi thành lập đến đầu năm 2014, Ban công tác chưa triển khai hoạt động cụ thể nào, đồng nghĩa với việc Ban công tác chưa có các tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ về các chính sách, giải pháp để thúc đẩy hoặc tháo gỡ khó khăn cho ngành cũng như việc đôn đốc thực hiện các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về TCVM.

Để củng cố hoạt động của Ban công tác và đảm bảo phù hợp với các quy định mới của pháp luật và thông lệ quốc tế về TCVM, ngày 18/3/2014 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 381/QĐ-TTg về việc thành lập Ban công tác TCVM thay thế Quyết định số 1450/QĐ-TTg. Cụm từ “TCVM” đã được thay cho cụm từ “tài chính quy mô nhỏ”.

Theo đó, cơ cấu thành viên Ban công tác được giữ nguyên, cụ thể: Thống đốc NHNN làm Trưởng ban Ban công tác, Phó Trưởng ban Ban công tác là Phó Thống đốc NHNN, các thành viên là lãnh đạo các cơ quan: Văn phòng Chính phủ; Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Bộ Tư pháp, Bộ Lao động; Thương binh và Xã hội; Bộ Nội vụ; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; HLHPN; Hội Nông dân Việt Nam; NHHTX; NHCSXH; NHNN&PTNT.

Ph ầ n II. Th ự c tr ạ ng c ơ ch ế , chính sách đố i v ớ i các TCTCVM V i ệ t Nam hi ệ n nay

Chức năng, nhiệm vụ của Ban công tác không thay đổi so với Quyết định số 1450/QĐ-TTg trước đây. Tuy nhiên, một nội dung mới quan trọng tại Quyết định số 381/QĐ-TTg là bổ sung nội dung quy định Ban công tác có Tổ thường trực giúp việc gồm một số cán bộ, chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực TCVM và một số cán bộ thuộc các cơ quan, tổ chức có lãnh đạo là thành viên Ban công tác. Tổ thường trực giúp việc sẽ làm công tác nghiên cứu, tham mưu, thảo luận, thống nhất các vấn đề trước khi trình Ban công tác xem xét, quyết định tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ. Với thành phần mở rộng gồm một số chuyên gia có kinh nghiệm trong ngành TCVM, giúp Ban công tác có đủ thông tin khách quan để có tham mưu, đề xuất đúng đắn, kịp thời cho Thủ tướng Chính phủ.

6. Quyết định số 572/QĐ-NHNN phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện“Đề án xây dựng và phát triển hệ thống TCVM tại Việt Nam đến năm

Một phần của tài liệu tài chính vi mô tại việt nam thực trạng và khuyến nghị chính sách (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)