tới việc giảm cơ hội cho khách hàng nghèo có thể tiếp cận dịch vụ tiện lợi ngay tại cộng đồng địa phương mà còn ảnh hưởng cả tới khả năng huy động nguồn vốn giá rẻ của các TCTCVM.
Việc quy định giới hạn nhận tiền gửi của điểm giao dịch tại Khoản 4 Điều 2 Thông tư số 08/2009/TT-NHNN là nhằm đảm bảo cho quá trình bảo quản, lưu giữ và vận chuyển tiền mặt trong ngày tại các điểm giao dịch của TCTCVM được an toàn, tránh những rủi ro. Tuy nhiên, mấu chốt vấn đề đặt ra ở đây là giới hạn, quản lý tổng lượng tiền được phép lưu giữ, bảo quản trong ngày tại điểm giao dịch thay vì giới hạn nhận tiền gửi của một khách hàng trong ngày. Đây có được thể xem là hướng mở cho việc đề xuất sửa đỏi, bổ sung quy định tại Khoản 4 Điều 2 Thông tư số 08/2009/TT-NHNN nêu trên.
- Theo Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 7 Thông tư số 08/2009/TT-NHNN quy định: quy định:
“Điều 7. Điều kiện mở chi nhánh
1. Đối với tổ chức tài chính quy mô nhỏ có nhu cầu được mở chi nhánh trên cơ sở chuyển đổi chi nhánh hiện có, căn cứ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động tổ chức tài chính quy mô nhỏ, NHNN sẽ xem xét chấp thuận đề nghị mở chi nhánh khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Chi nhánh có đủ cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu hoạt động (trụ sở, két quỹ an toàn,…);
…………
2. Trong vòng một năm kể từ ngày khai trương hoạt động, tổ chức tài chính quy mô nhỏ có dưới 2 chi nhánh được mở thêm chi nhánh nhưng tổng số chi nhánh tối đa không quá 2 chi nhánh và khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Có kế hoạch kinh doanh khả thi trong 2 năm đầu hoạt động;
b) Tổ chức tài chính quy mô nhỏ có quy định nội bộ rõ ràng và hệ thống thông tin quản lý để đảm bảo khả năng kiểm soát hiệu quả của trụ sở chính đối với chi nhánh.
3. Sau một năm kể từ ngày khai trương hoạt động, tổ chức tài chính quy mô nhỏ được mở chi nhánh khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Có kế hoạch kinh doanh khả thi trong 2 năm đầu hoạt động;
Ph ầ n II. Th ự c tr ạ ng c ơ ch ế , chính sách đố i v ớ i các TCTCVM V i ệ t Nam hi ệ n nay
b) Hoạt động kinh doanh có lãi trong năm liền kề và có thu nhập lớn hơn chi phí cho tới tháng liền kề thời điểm đề nghị mở chi nhánh;
c) Không vi phạm các quy định về an toàn trong hoạt động tài chính quy mô nhỏ và các quy định khác của pháp luật trong thời gian 01 năm tính đến thời điểm đề nghị mở chi nhánh; có tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đạt 15% trở lên tại thời điểm đề nghị mở chi nhánh;
d) Có bộ máy quản trị, điều hành, kiểm toán nội bộ và hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động hiệu quả;
e) Có quy định nội bộ rõ ràng và hệ thống thông tin quản lý để đảm bảo khả năng kiểm soát hiệu quả của trụ sở chính đối với chi nhánh”.
Tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 08/2009/TT-NHNN quy định trong vòng 01 năm kể từ ngày khai trương hoạt động, TCTCVM có dưới 02 chi nhánh được mở thêm chi nhánh nhưng tổng số chi nhánh tối đa không quá 02 chi nhánh. Điều này theo Nhóm nghiên cứu là khá phù hợp với đối với các TCTD khác và các TCTCVM được thành lập mới hoàn toàn. Đối với các TCTCVM mới thành lập trên cơ sở chuyển đổi thì có phần mâu thuẫn giữa thực tế và quy định hiện hành bởi một số lý do sau:
Theo quy định tại Thông tư số 02/2008/TT-NHNN thì một trong những điều kiện để được thành lập đòi hỏi phải có tối thiểu một thành viên (đối với loại hình Công ty TNHH từ hai thành viên trở lên) hoặc chủ sở hữu phải là một tổ chức chính trị - xã hội được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam (đối với loại hình Công ty TNHH một thành viên)đáp ứng các điều kiện đã “trực tiếp tham gia quản trị và/hoặc điều hành một hoặc nhiều tổ chức, chương trình, dự án có cung cấp dịch vụ nhận tiết kiệm bắt buộc và cấp tín dụng quy mô nhỏ tại Việt Nam trong ba năm liền trước thời điểm nộp đơn xin cấp Giấy phép”. Căn cứ vào thực tế hiện nay, các chương trình, dự án được cấp Giấy phép chuyển đổi đều đang có số lượng các chi nhánh hiện hữu vượt quá quy định cho phép thì có đương nhiên được chuyển đổi các chi nhánh hiện đó không? Và số lượng có bị giới hạn bởi các quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 08/2009/TT-NHNN không? Nếu câu trả lời là không, vậy các chi nhánh hiện có của các chương trình, dự án đã được NHNN cấp Giấy phép chuyển đổi hoạt động dưới hình thức pháp lý nào? Nếu là có, vậy có vi phạm quy định hiện hành không?
Một vấn đề cũng rất cần lưu ý đến là việc vận dụng điều khoản này tại Thông tư số 08/2009/TT-NHNN để xem xét và chỉ cho phép mở chi nhánh mà không vượt con số 2 chi nhánh đã dẫn đến chậm trễ trong việc chuyển đổi các chi nhánh và làm xáo trộn quản lý do hệ thống MIS hiện có không tích hợp được
Ph ầ n II. Th ự c tr ạ ng c ơ ch ế , chính sách đố i v ớ i các TCTCVM V i ệ t Nam hi ệ n nay
nếu các chi nhánh không nhanh chóng thay đổi đồng loạt cùng một lúc. Mặt khác, quy định tại Điều 7 Thông tư số 08/2009/TT-NHNN chưa làm rõ vấn đề; (i) trong vòng một năm kể từ ngày khai trương hoạt động (quy định tại Khoản 1 Điều 7) các TCTCVM có nhu cầu mở thêm chi nhánh mới có phải tuân thủ Khoản 1 Điều 7 Thông tư số 08/2009/TT-NHNN không?; (ii) sau một năm kể từ ngày khai trương hoạt động (quy định tại Khoản 3 Điều 7)các TCTCVM có nhu cầu mở thêm chi nhánh mới trên cơ sở chuyển đổi chi nhánh hiện có (như quy định tại Khoản 1 Điều 7)có phải tuân thủ các điều kiện tại Khoản 3 Điều 7 Thông tư số 08/2009/TT-NHNN không?
Từ những lý do trên, Nhóm nghiên cứu khuyến nghị cần làm rõ hoặc xem xét, sửa đổi các quy định trên theo hướng có quy định chuyển tiếp cụ thế đối với từng trường hợp khác nhau và có tính đến những đặc thù của các TCTCVM bán chính thức đang hoạt động hiện nay. Ngoài ra, cũng cần xem xét, sửa đổi tổng thể các quy định có liên quan để tạo nên một hệ thống pháp lý đồng bộ đối với các TCTCVM.
Một điều nữa cũng rất cần nghiên cứu đầy đủ, quy định rõ ràng đối với hoạt động của chi nhánh, phòng giao dịch của các TCTCVM. Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 7 Thông tư số 08/2009/TT-NHNN (có đề cập đến điều kiện mở chi nhánh, yêu cầu có đủ cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu hoạt động về trụ sở, két quỹ an toàn…)và Điểm b Khoản 3 Điều 13 Thông tư số 08/2009/TT-NHNN (có đủ cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu hoạt động của phòng giao dịch) không quy định cụ thể các cơ sở vật chất như thế nào là đáp ứng yêu cầu về mở chi nhánh và phòng giao dịch. Do các quy định này tại Thông tư số 08/2009/TT- NHNN chưa cụ thể nên công tác thanh tra, giám sát của NHNN chi nhánh cấp tỉnh không có cơ sở căn cứ để tiến hành kiểm tra các chi nhánh của TCTCVM. Và vì thế, tiêu chuẩn về cơ sở vật chất áp dụng đối với chi nhánh, phòng giao dịch của các NHTM thường được vận dụng, áp đặt lên các TCTCVM đã gây khó khăn cho các TCTCVM. Điển hình cho sự bất cập này là điều kiện về tiêu chuẩn két sắt tại chi nhánh, phòng giao dịch của các NHTM được áp dụng cho các chi nhánh, phòng giao dịch của các TCTCVM. Trong quá trình kiểm tra, NHNN chi nhánh cấp tỉnh yêu cầu các chi nhánh của TCTCVM phải có két sắt theo tiêu chuẩn như các NHTM, trong khi trên thực tế thì TCTCVM thường không phải giữ tiền mặt nhiều như các NHTM vì các TCTCVM thường giao dịch thu, phát ngay trong ngày (thu tiền xong lại giải ngân ngay hoặc nếu dư ra một lượng tiền mặt chưa kịp giải ngân sẽ gửi ngay vào tài khoản của TCTCVM tại NHTM nơi họ đặt trụ sở chi nhánh hay phòng giao dịch). Do vậy, để giảm chi phí đầu tư vào cơ sở vật chất, TCTCVM thường mua két sắt có sẵn tại thị trường, không đầy đủ tiêu chuẩn như két sắt của NHTM nhưng lại phù hợp với nhu cầu chỉ giữ một lượng tiền nhỏ trong ngày. Hơn nữa két sắt đã được các TCTCVM
Ph ầ n II. Th ự c tr ạ ng c ơ ch ế , chính sách đố i v ớ i các TCTCVM V i ệ t Nam hi ệ n nay
mua từ trước khi chuyển đổi, nếu sau khi chuyển đổi mà phải bỏ ra một lượng chi phí đầu tư lớn để thay két mới không hữu dụng với nhu cầu sử dụng thì sẽ làm lãng phí nguồn lực và không thực sự cần thiết. Do đặc thù này, nên hầu hết các chi nhánh, phòng giao dịch của TCTCVM chính thức không đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất này sau khi chuyển đổi hoặc mở chi nhánh mới.