- Giai đoạ n2 (từ năm 2016 đến 2020):
1. xuất, kiến nghị đối với Chính phủ
Với tư cách là cơ quan quản lý Nhà nước cao nhất có thẩm quyền chung, thống nhất quản lý mọi lĩnh vực của đời sống, kinh tế - xã hội trên phạm vi toàn quốc. Chính vì vậy, nhằm mục đích phát triển TCVM ở khu vực nông nghiệp nông thôn Việt Nam trong gian đoạn hiện nay, Nhóm nghiên cứu kiến nghị với Chính phủ những vấn đề sau đây:
a) Chính phủ, các Bộ, ngành cần sớm ban hành đầy đủ hành lang pháp lý tạo điều kiện cho hoạt động TCVM phát triển bền vững theo đúng Đề án xây dựng và phát triển hệ thống TCVM tại Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng
Ph ầ n IV . Đề xu ấ t, ki ế n ngh ị cho ho ạ t độ ng c ủ a các TCTCVM phát tri ể n toàn di ệ n
Chính phủ ban hành theo Quyết định 2195/QĐ-TTg. Theo đó, các Bộ, ngành liên quan cần xác định rõ trách nhiệm của mình trong việc tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động TCVM phát triển. Các quy định mới ban hành phải theo hướng tích cực, tạo điều kiện thuận lợi, tránh gây trở ngại, khó khăn đối với hoạt động TCVM, làm gián đoạn nguồn vốn dành cho người nghèo;
b) Để thực hiện đúng định hướng khuyến khích, tạo điều kiện phát triển TCVM, Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan, NHNN, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ... cần chủ động sớm triển khai thực hiện và hoàn thành đúng tiến độ các nhiệm vụ cụ thể đã được Thủ tướng Chính phủ giao tại Đề án (Quyết định 2195/QĐ- TTg), có các giải pháp, chương trình hành động cụ thể tạo điều kiện cho ngành TCVM phát triển;
c) Chỉ đạo NHNN ban hành các quy định riêng đối với hoạt động TCVM do hoạt động TCVM có đặc thù khác so với hoạt động của ngân hàng thương mại. Các quy định được xây dựng theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động TCVM phát triển bền vững, cụ thể:
- Sớm ban hành các Nghị định/Thông tư hướng dẫn theo Luật các tổ chức tín dụng để làm cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động TCVM thay thế cho các quy định cũ đã không còn phù hợp(như Nghị định 28/2005/NĐ-CP, Thông tư 02/2008/TT-NHNN, Thông tư 08/2009/TT-NHNN nêu trên).
- Quy định về cấp phép, chuyển đổi, giám sát hoạt động TCVM đảm bảokhuyến khích phát triển các chương trình/dự án TCVM; không gây khó khăn, cản trở hoạt động TCVM, phù hợp với khả năng hạn chế về nhân lực, cơ sở vật chất hiện nay của các Quỹ xã hội/Quỹ từ thiện, chương trình, dự án TCVM.
- Quy định về lãi suất cần được xây dựng trên cơ sở tính toán hợp lý các chi phí đặc thù của TCVM là không có tài sản bảo đảm, rủi ro cao, tổ chức TCVM đã gánh trả các chi phí đi lại cho người nghèo do cho vay và thu nợ tận thôn, bản, làng xã.
- Tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ xem xét sớm ban hành các quy định về hoạt động tín dụng của các chương trình, dự án, Quỹ xã hội/Quỹ từ thiện về TCVM để làm cơ sở tiếp tục hoạt động.
d) Chỉ đạo Chính quyền địa phương, các Bộ, ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức xã hội có những cơ chế, hướng dẫn thiết thực để tạo điều kiện cho các TCTCVM (chính thức và bán chính thức) phát triển ổn định, bền vững; Ph ầ n IV . Đề xu ấ t, ki ế n ngh ị cho ho ạ t độ ng c ủ a các TCTCVM phát tri ể n toàn di ệ n
đ) Chỉ đạo NHNN và Chính quyền địa phương thực hiện sơ kết, đánh giá 3 năm thực hiện Đề án xây dựng và phát triển hệ thống TCVM tại Việt Nam đến năm 2020 theo Quyết định số 2195/QĐ-TTg làm cơ sở đưa ra định hướng cho các chương trình, dự án đang có hoạt động TCVM trên toàn quốc để có những giải pháp phù hợp thúc đẩy hoạt động TCVM phát triển bền vững;
e) Chỉ đạo Chính quyền địa phương các cấp ưu tiên bố trí nguồn vốn uỷ thác cho các chương trình, dự án, Quỹ xã hội, TCTCVM thực hiện cho vay người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thực hiện nghĩa vụ xã hội theo hình thức tạo nguồn vốn cho các TCTCVM hoặc thành lập các chương trình tín dụng vi mô thay cho tài trợ trực tiếp; f) Chỉ đạo các Bộ, ban ngành xác định đúng vai trò của việc thành Hiệp hội TCVM và đảm bảo công tác quản lý nhà nước; nghiên cứu, đánh giá đúng mực đề xuất thành lập Hiệp hội TCVM của các nhà thực hành TCVM và cho phép tổ chức này được thành lập; đồng thời, ban hành những văn bản pháp luật cần thiết, tạo hành lang pháp lý cho sự vận hành của tổ chức này. Theo đó, để phát triển bền vững thì các hoạt động TCVM cần được tổ chức một cách hệ thống. Các TCTCVM, các chương trình, dự án, Quỹ xã hội/Quỹ từ thiện có hoạt động TCVM… cần liên kết thống nhất để có tiếng nói chung cho sự phát triển của ngành, đặc biệt và thống nhất quan điểm các kiến nghị để vận động chính sách;
g) Kiện toàn hoạt động của Ban công tác TCVM để tham mưu hiệu quả hơn cho Chính phủ trong việc ban hành các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển TCVM. Chỉ đạo Ban công tác TCVM sớm triển khai các hoạt động để tham mưu, giúp Thủ tướng Chính phủ trong việc thúc đẩy phát triển hoạt động TCVM, hệ thống TCVM, chủ động tham gia vào quá trình sơ kết, đánh giá 3 năm thực hiện Đề án xây dựng và phát triển hệ thống TCVM tại Việt Nam đến năm 2020 để nghiên cứu, đánh giá những kết quả đạt được, những bất cập tồn tại, trên cơ sở đó tham mưu, đề xuất cho Thủ tướng Chính phủ các giải pháp tháo gỡ khó khăn;
h) Nghiên cứu, đánh giá, so sánh hiệu quả sử dụng vốn (hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội)tại các TCTD Nhà nước (gồm NHCSXH, NHHTX, NHNN&PTNT)có hoạt động TCVM với các TCTCVM hiện nay để có chế sử dụng nguồn vốn Nhà nước hiệu quả, an toàn và tác động trực tiếp đến người nghèo, người thu nhập thấp. Trên cơ sở đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, xem xét phân bổ lại nguồn vốn ưu đãi theo hướng “tiếp sức” cho các TCTCVM chính thức, các chương trình dự án TCVM để bổ sung nguồn lực cho các TCTCVM mở rộng hoạt động, cung cấp được nhiều sản phẩm thiết thực cho người nghèo/người thu nhập thấp.
Ph ầ n IV . Đề xu ấ t, ki ế n ngh ị cho ho ạ t độ ng c ủ a các TCTCVM phát tri ể n toàn di ệ n
k) Chỉ đạo NHNN:
+ Khẩn trương triển khai và hoàn thành các nhiệm vụ cụ thể đã được Thủ tướng Chính phủ giao tại theoQuyết định số 2195/QĐ-TTg ban hành kèm theo Đề án xây dựng và phát triển hệ thống TCVM tại Việt Nam đến năm 2020; + Tổ chức hội thảo, tham luận rộng rãi để đánh giá đúng những kết quả, các
khó khăn vướng mắc và tổng hợp các kiến nghị, đề xuất giải pháp tiếp theo để thực hiện Đề án ban hành theo Quyết định 2195/QĐ-TTg; báo cáo Ban công tác TCVM tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
+ Xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật TCTD liên quan đến hoạt động TCVM theo hướng cho phép đa dạng hóa loại hình tổ chức hoạt động và mở rộng sản phẩm, dịch vụ TCVM, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi của các chương trình, dự án TCVM sang thành TCTCVM chính thức; tham mưu cho Chính phủ về giải pháp quản lý đối với hoạt động TCVM của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ theo hướng tạo điều kiện cho các chương trình, dự án TCVM cũ tiếp tục hoạt động, đảm bảo hành lang pháp lý cho các chương trình, dự án mới không có nhu cầu thành lập TCTCVM, hỗ trợ kinh phí, triển khai các chương trình đào tạo, tuyên truyền, hỗ trợ xây dựng cơ sở đào tạo về TCVM; xây dựng cơ sở dữ liệu chung về TCVM và thành lập Hiệp hội TCVM.
+ Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu xây dựng Chiến lược phát triển TCVM theo hướng hỗ trợ cho sự phát triển chuyên nghiệp, bền vững của TCVM, từng bước hội nhập TCVM vào hệ thống tài chính - ngân hàng quốc gia;
+ Có giải pháp phù hợp đảm bảo NHCSXH hoạt động bền vững tài chính, giảm gánh nặng hỗ trợ tài chính của Chính phủ và tiếp tục đạt mục tiêu xã hội, trong đó tập trung phục vụ đúng đối tượng thực sự cần ưu đãi, hỗ trợ, đảm bảo việc sử dụng ngân sách Nhà nước cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo hiệu quả hơn. Sao không dung tiền này để hỗ trợ lãi suất và chi phí hoạt động của các TCVM?
l) Chỉ đạo Bộ Tài chính:
+ Tổng kết thực hiện thí điểm đối với hoạt động bảo hiểm vi mô của HLHPN và Trung tâm Đào tạo nguồn lực tài chính cộng đồng (CFRC)để ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy định phù hợp đối với hoạt động bảo hiểm vi mô theo hướng đa dạng hoá các loại hình bảo hiểm vi mô, đảm bảo
Ph ầ n IV . Đề xu ấ t, ki ế n ngh ị cho ho ạ t độ ng c ủ a các TCTCVM phát tri ể n toàn di ệ n
quyền lợi cho khách hàng TCVM và sự bền vững của tổ chức cung cấp dịch vụ bảo hiểm vi mô và ngành TCVM.
Trên cơ sở đó sớm ban hành các quy định đặc thù về hoạt động Bảo hiểm vi mô, tạo điều kiện cho các chương trình, dự án, Quỹ xã hội được cung cấp các dịch vụ ủy thác bảo hiểm vi mô cho khách hàng TCVM.
+ Nghiên cứu, ban hành hoặc đề xuất ban hành chính sách ưu đãi về thuế, phí, chế độ hạch toán, kế toán phù hợp đối với các TCTCVM được cấp phép; tham mưu cho Chính phủ các giải pháp về nguồn vốn ưu đãi dành cho các TCTCVM; tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội tham gia sử dụng các nguồn vốn tín dụng ưu đãi để thực hiện hoạt động TCVM.