- Giai đoạ n2 (từ năm 2016 đến 2020):
3. Thực trạng về liên kết giữa các TCTCVM với TCTD khác
Việt Nam có một số hiệp hội quốc gia và mạng lưới hỗ trợ khu vực ngân hàng, gồm VMFWG, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội Công ty cho thuê tài chính, Hiệp hội QTDND Việt Nam, tuy nhiên sự phối hợp giữa các hiệp hội còn rất hạn chế. Các kênh phối hợp đã được thiết lập nhưng nói chung còn rất ít sự tiếp xúc và phối hợp trực tiếp giữa các TCTCVM với TCTD khác trên thị trường. Đối với hầu hết các TCTCVM, việc thiếu vốn luôn là căn bệnh nan y. Việc thiếu vốn luôn đẩy các TCTCVM vào tình cảnh bí bách, bức bối trước nhu cầu vay ngày càng gia tăng của khách hàng. Việc thiếu vốn cũng sẽ khiến các TCTCVM khó bền vững về tài chính. Nếu như trước đây, vốn tài trợ được cung cấp bởi các Tổ chức phi chính phủ quốc tế - được xem như là “cứu cánh”- thì nay phần lớn đã cạn kiệt. Việc các TCTCVM tự đi vay tại các NHTM gần như không có, do uy tín và năng lực tài chính của các TCTCVM không đủ hấp dẫn các NHTM. Thực tế các cuộc khảo sát của Nhóm nghiên cứu cho thấy, sự hợp tác giữa các chủ thể tham gia trong lĩnh vực TCVM tại Việt Nam hiện nay rất hạn chế, cả về mặt chính sách lẫn thực tế hoạt động. Sự liên kết giữa các TCTCVM và các TCTD khác trên cùng một cấu phần thị trường có thể nói rất lỏng lẻo, gần như không có sự liên kết hay hợp tác nào. Có nhiều yếu tố đòi hỏi các nhà cung cấp dịch vụ TCVM phải liên kết với nhau. Các nhu cầu này có thể từ mức độ cần trao đổi thông tin không chính thức cho đến mức độ có ký kết các hợp đồng hợp tác chính thức hoặc thậm chí là có quan hệ sở hữu lẫn nhau.
Mối quan hệ liên kết đầu tiên cần xem xét đến là các thỏa thuận về cung ứng dịch vụ, chẳng hạn một TCTCVM hoạt động như một đại lý bán lẻ cho một NHTM. NHTM đến lượt mình có vai trò như một nhà bán buôn vốn cho các TCTCVM. Khi đó TCTCVM và NHTM thực chất đã có một thỏa thuận hợp tác chiến lược. Mối hợp tác chiến lược đó chỉ có thể bền vững nếu cả hai đều duy trì được lợi ích. Trong trường hợp này, mối quan hệ hợp tác chiến lược có thể giúp cho cả hai bên tập trung vào những hoạt động cốt lõi và hạn chế được những điểm yếu. Ví dụ: với NHTM, điểm mạnh là khả năng huy động vốn toàn quốc nhưng có điểm yếu là khó có thể tiếp cận sâu vào đối tượng thu nhập thấp do văn hóa và phương pháp kinh doanh không phù hợp; với TCTCVM, điểm mạnh là có khả năng và phương pháp thích hợp tiếp cận sâu với khách hàng nhưng lại không đủ khả năng để huy động vốn. Các TCTCVM và các ngân hàng có rất nhiều lợi ích và động cơ để tiến đến hợp tác như là:
(i) Hợp tác để đa dạng hoá, mở rộng và /hoặc để giảm chi phí cho vay/chi phí vốn của các bên. Ph ầ n III. Th ự c tr ạ ng liên k ế t c ủ a các TCTCVM V i ệ t Nam hi ệ n nay
(ii) Các TCTCVM có tốc độ phát triển nhanh sẽ gặp phải giới hạn do quy định về tỷ lệ an toàn vốn, do đó làm đại lý tín dụng cho một ngân hàng là cách tốt nhất để vừa đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, không phải tăng nhanh vốn chủ sở hữu để tránh bị áp lực bởi quy định về tỷ lệ an toàn vốn.
(iii) Để ngân hàng có thể đi sâu xuống một phân đoạn thị trường mới mà không phải thiết lập kênh riêng với phương pháp mới, văn hoá kinh doanh mới.
(iv) Để ngân hàng có thể tiếp cận và đánh giá TCTCVM trước khi quyết định tiến tới có quan hệ sở hữu đối với TCTCVM.
(v) Để TCTCVM có thể tận dụng quy mô của ngân hàng, hệ thống hỗ trợ hiện đại và chuyên nghiệp cũng như các nguồn tài lực, nhân lực khác của ngân hàng với chi phí thấp.
(vi) Các TCTCVM cũng có thể tận dụng các ưu đãi của Chính phủ đối với các TCTCVM thông qua hệ thống ngân hàng khi Chính phủ không thể tiếp cận với từng TCTCVM. Nhà nước cần hoàn thiện khung pháp lý cho phép các ngân hàng có thể liên kết với các TCTCVM theo hướng đáp ứng các nhu cầu trên.
Việc phối hợp, trao đổi thông tin khách hàng TCVM với TCTD khác, đặc biệt là đối với các nhà cung cấp trên cùng một phân khúc thị trường khách hàng như NHCSXH, NHNN&PTNT, QTDND gần như chưa được thiết lập. Đây là một điều đáng lo ngại. Trên thực tế, dịch vụ tham khảo thông tin tín dụng có sẵn cho các nhà cung cấp TCVM chưa có Giấy phép là hạn chế. Trung tâm Thông tin Tín dụng (CIC) quản lý thông tin tín dụng của các TCTD, nhưng chủ yếu là các khoản cho vay doanh nghiệp và doanh nghiệp nhà nước lớn. Như các TCTD, 03 TCTCVM được cấp Giấy phép về nguyên tắc phải báo cáo cho CIC, nhưng mức độ đan xen của khách hàng với NHTM là rất ít, do đó báo cáo không đem lại nhiều hữu ích.
Ph ầ n III. Th ự c tr ạ ng liên k ế t c ủ a các TCTCVM V i ệ t Nam hi ệ n nay