Campuchia đã thực hiện điều này rất thành công Nguồn Duflos (2013).

Một phần của tài liệu tài chính vi mô tại việt nam thực trạng và khuyến nghị chính sách (Trang 140 - 143)

- Giai đoạ n2 (từ năm 2016 đến 2020):

26Campuchia đã thực hiện điều này rất thành công Nguồn Duflos (2013).

Thực hiện kiểm toán độc lập thường xuyên đối với Báo cáo tài chính để tăng tính minh bạch của tổ chức, từ đó uy tín của TCTCVM được xây dựng và củng cố.

7.4. Đa dạng hóa dịch vụ, tăng cường chất lượng dịch vụ TCVM cung cấpcho khách hàng, cân bằng giữa các mục tiêu tài chính và xã hội. cho khách hàng, cân bằng giữa các mục tiêu tài chính và xã hội.

Đối với các TCTCVM chính thức, cần tăng cường huy động tiết kiệm dân cư với các cách thức huy động khác nhau, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn với các mức lãi suất khác nhau. Với các TCTCVM bán chính thức , việc huy động vốn tiền gửi tự nguyện khó khăn hơn và cũng rủi ro hơn, nên sản phẩm này chưa cần phát triển. Các TCTCVM nói chung cần tìm kiếm các nguồn huy động rẻ một cách tương đối như: vốn từ các nhà tài trợ, các nhà đầu tư cho phát triển, vốn ủy thác của các NHTM. Đây là cơ sở quan trọng nhất để các TCTCVM giảm lãi suất cho vay, tăng khả năng hoạt động bền vững.

Các TCTCVM cần tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, cải tiến và áp dụng sản phẩm dịch vụ mới như: đa dạng hóa cách thức trả gốc và lãi cho vay, phương thức huy động tiết kiệm để có thể đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau; áp dụng thí điểm một số dịch vụ đại lý như dịch vụ bảo hiểm vi mô, đại lý thu chi hộ… nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính đa dạng của hộ nghèo và hộ có thu nhập thấp. Ngoài số lượng dịch vụ, cần chú trọng nhiều hơn tới chất lượng dịch vụ, sự đa dạng của dịch vụ cung cấp, mức độ sẵn có và dễ dàng tiếp cận của dịch vụ.

Nếu có điều kiện, tăng cường đầu tư cho các dịch vụ phi tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao năng lực xã hội của khách hàng, vì đây chính là điểm khác biệt lớn nhất của TCTCVM với các TCTD khác.

7.5. Nâng cao năng lực tài chính

Tăng cường các nguồn huy động vốn rẻ trên thị trường và từ các nhà tài trợ. Có chính sách vận động đầu tư cho phát triển xã hội từ các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, các hội đồng hương hoặc từ những người đi xa hướng về xây dựng quê hương.

Thực hiện tự chủ động sáp nhập để hình thành những tổ chức lớn hơn về quy mô và thị trường. Nhưng do các TCTCVM hiện nay đang thực hành các phương pháp nghiệp vụ khác nhau như nhóm tương hỗ, nhóm liên đới, ngân hàng làng,… vì vậy khi sáp nhập, hợp nhất đòi hỏi phải có sự điều chỉnh về nghiệp vụ từ phía các tổ chức tham gia tái cấu trúc.

Ph ầ n IV . Đề xu ấ t, ki ế n ngh ị cho ho ạ t độ ng c ủ a các TCTCVM phát tri ể n toàn di ệ n

7.6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Đây là một trong những giải pháp chủ chốt và lâu dài để phát triển hoạt động bền vững các TCTCVM Việt Nam. Vì vậy, việc phát triển nguồn nhân lực chủ yếu thông qua phát triển cơ sở hạ tầng cho đào tạo nghiệp vụ và quản lý đóng vai trò hết sức quan trọng. Thực tế cho thấy, phần lớn cán bộ của các TCTCVM được các tổ chức đoàn thể cử sang, do vậy trình độ chuyên môn, am hiểu về nghiệp vụ hoạt động ngân hàng còn nhiều hạn chế. Do đó, các TCTCVM cần tăng cường công tác đào tạo nội bộ, tham gia các khóa đào tạo của VMFWG, của các cơ sở đào đạo khác, đồng thời có chính sách thu hút, khuyến khích nguồn nhân lực có chất lượng phù hợp.

7.7. Nâng cao năng lực, am hiểu pháp luật

Thực tế cho thấy, phần lớn các nhà cung cấp sản phẩm TCVM và khách hàng tập trung tại vùng sâu, vùng xa, nông nghiệp, nông thôn nên năng lực, sự am hiểu pháp luật còn rất hạn chế.

Kết quả khảo sát cho thấy, hầu hết các tổ chức cung cấp TCVM và khách hàng chưa có sự am hiểu đầy đủ, đúng các quy định hiện hành, đáng quan ngại là nhiều quy định quan trọng của các văn bản có giá trị pháp lý cao như Luật TCTD, Nghị định 28/2005/NĐ-CP/Nghị định 165/2007/NĐ-CP chưa được nhiều tổ chức cung cấp dịch vụ biết đến. Phần lớn các nhà cung cấp sản phẩm TCVM hoạt động theo hướng dẫn đã cam kết với các nhà tài trợ nên có phần “máy móc”thực hiện dịch vụ. Điều này rất nguy hiểm, là nguy cơ đưa các tổ chức, cá nhân “vô tình” hoạt động vi phạm pháp luật. Do vậy, để có thể tiến tới bền vững về thể chế, các tổ chức cung cấp sản phẩm cần có sự quan tâm đúng mức, thỏa đáng nghiên cứu các quy định hiện hành liên quan đến hoạt động TCVM để hoạt động đúng theo khuôn khổ pháp luật.

Ph ầ n IV . Đề xu ấ t, ki ế n ngh ị cho ho ạ t độ ng c ủ a các TCTCVM phát tri ể n toàn di ệ n

Một phần của tài liệu tài chính vi mô tại việt nam thực trạng và khuyến nghị chính sách (Trang 140 - 143)