“6. Tỷ lệ và phương thức góp vốn điều lệ
Tỷ lệ và phương thức góp vốn điều lệ của các thành viên góp vốn tại tổ chức tài chính quy mô nhỏ dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do các bên thoả thuận và phải được ghi rõ trong Điều lệ. Tỷ lệ góp vốn phải đảm bảo tuân thủ các quy định sau:
6.1. Tổng số vốn góp của các tổ chức, cá nhân nước ngoài phải dưới 50% vốn điều lệ của tổ chức tài chính quy mô nhỏ, trừ trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Ph ầ n II. Th ự c tr ạ ng c ơ ch ế , chính sách đố i v ớ i các TCTCVM V i ệ t Nam hi ệ n nay
6.2. Tổng số vốn góp của các tổ chức thuộc đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 28/2005/NĐ-CP phải đạt tỷ lệ tối thiểu là 25% vốn điều lệ và phải có tỷ lệ góp vốn cao nhất so với mỗi thành viên góp vốn còn lại.”.
Theo Nghị định số 28/2005/NĐ-CP và Nghị định số 165/2007/NĐ-CP thì chỉ các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam, Quỹ từ thiện và Quỹ xã hội, tổ chức phi Chính phủ Việt Nam (NGO) có thể thành lập TCTCVM. Vấn đề quyền sở hữu được giải thích chi tiết hơn tại Điểm 3.1 và Điểm 3.2 Khoản 3 Thông tư số 02/2008/TT-NHNN, theo đó: (i) Đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải do một tổ chức chính trị-xã hội Việt Nam làm chủ sở hữu; (ii) Đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên được thành lập bằng vốn góp của hai hoặc nhiều tổ chức thuộc đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 28/2005/NĐ- CP hoặc bằng vốn góp của một hoặc nhiều tổ chức này với một hoặc nhiều cá nhân và tổ chức khác trong nước và nước ngoài nhưng không vượt quá 05 thành viên góp vốn. Hơn nữa, Điểm 6.2 Khoản 6 Thông tư số 02/2008/TT-NHNN cũng hạn chế phần vốn góp của các thành viên: Tổng số vốn góp của các tổ chức, cá nhân khác được giới hạn ở mức tối đa 75% bằng cách quy định gián tiếp rằng ít nhất 25% vốn điều lệ phải do các thành viên là các đối tượng thuộc tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam, Quỹ từ thiện và Quỹ xã hội, NGO Việt Nam.
Do rất ít tổ chức đáp ứng được điều kiện để thành lập TCTCVM nên tính tới thời điểm này cũng chỉ có 03 tổ chức được cấp Giấy phép chuyển đổi chính thức. Sau đây là một số nguyên nhân lý giải cho những bất cập này:
- Tổ chức chính trị - xã hội thường không có vốn hoặc có nhưng rất ít. Một số ít các tổ chức chính trị - xã hội được lựa chọn để thực hiện các chương trình xóa đói giảm nghèo thông qua hoạt động TCVM. Do vậy, họ được giao quản lý vốn và phát triển thành chương trình TCVM chuyên nghiệp (trường hợp của TYM và CEP) nên họ có nguồn vốn, còn các tổ chức chính trị - xã hội khác không có nguồn vốn và không được hoạt động kinh doanh.
- Theo quy định trong Thông tư số 02/2008/TT-NHNN, các NGO Việt Nam là các tổ chức thực hiện công tác từ thiện hoặc hoạt động theo mục tiêu của nhà tài trợ (trừ làm chương trình TCVM hoặc quyên góp được từ các nhà hảo tâm). Do vậy, các NGO thường không có vốn, trừ một số chương trình/dự án TCVM chuyển đổi có tư cách pháp nhân khi họ lựa chọn hình thức pháp lý là Quỹ xã hội/Quỹ từ thiện.
- Các tổ chức chính trị - xã hội theo quy định tại các Nghị định 28/2005/NĐ- CP/Nghị định 165/2007/NĐ-CP có nhu cầu đề nghị cấp Giấy phép chuyển
Ph ầ n II. Th ự c tr ạ ng c ơ ch ế , chính sách đố i v ớ i các TCTCVM V i ệ t Nam hi ệ n nay
đổi chính thức thường gặp phải rất nhiều khó khăn khi gọi vốn. Đây là lý do tại sao rất ít tổ chức chính trị - xã hội đáp ứng đủ điều kiện thành lập TCTCVM. Đó là chưa kể đến các tổ chức này thường rất khó tìm kiếm được đối tác là các tổ chức, cá nhân có cùng chung tiếng nói, định hướng để cùng nhau hợp tác thành lập TCTCVM chính thức.
- Khoảng 80% chương trình TCVM tiền thân từ các chương trình phát triển được giao cho HPN các cấp, thậm chí là HPN cấp xã quản lý hoạt động. Tuy nhiên, HPN cấp tỉnh, huyện và xã không thể coi là một tổ chức chính trị - xã hội độc lập (trừ cấp Trung ương) để thành lập TCTCVM. Ngoài ra, nguồn vốn của các chương trình/dự án để lại là thuộc quyền sở hữu của UBND tỉnh, huyện chứ không phải của HPN. HPN các cấp chỉ là cơ quan được giao quản lý, sử dụng nguồn tài chính này để tiếp tục thực hiện hoạt động TCVM. Do vậy, một số chương trình/dự án TCVM phải tình cách thành lập NGO theo quy định tại Thông tư số 02/2008/TT-NHNN để đáp ứng được các điều kiện thành lập TCTCVM. Câu hỏi được đặt ra là sau khi các NGO này thành lập, được cấp Giấy phép là TCTCVM chính thức thì NGO nàycòn tồn tại hay không tồn tại? Nếu NGO này tồn tại thì hoạt động theo cơ sở pháp lý nào và còn được tiếp tục hoạt động trong lĩnh vực TCVM hay không?
1.3. Quy định về điều kiện cấp Giấy phép
Theo Điểm 9.2 Khoản 9 Thông tư số 02/2008/TT-NHNN20, một trong những điều kiện để được cấp Giấy phép phải có sự chấp thuận của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi dự kiến đặt trụ sở chính của TCTCVM. Về nội dung này, một số tổ chức cho rằng đây là yêu cầu không có nhiều ý nghĩa cho việc cấp Giấy phép mà chỉ làm phức tạp hoá quá trình đề nghị cấp Giấy phép vì theo Khoản 1 Điều 20 Luật TCTD không quy định điều kiện này đối với các NHTM khi đề nghị cấp Giấy phép. Tuy nhiên, theo quan điểm của Nhóm nghiên cứu thì việc lấy ý kiến của UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi dự kiến đặt trụ sở chính của TCTCVM là cần thiết. Điều này được lý giải bởi hoạt động ngân hàng mà các TCTCVM thực hiện là hoạt động kinh doanh có điều kiện, liên quan đến việc huy động tiền của công chúng của các TCTCVM. Do
Ph ầ n II. Th ự c tr ạ ng c ơ ch ế , chính sách đố i v ớ i các TCTCVM V i ệ t Nam hi ệ n nay
20Theo Điểm 9.2 và 9.3 Khoản 9 Thông tư số 02/2008/TT-NHNN quy định:“9. Điều kiện để được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động “9. Điều kiện để được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động
9.2. Ý kiến của Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi dự kiến đặt trụ sở chínhcủa tổ chức tài chính quy mô nhỏ về sự cần thiết thành lập tổ chức này trên địa bàn; của tổ chức tài chính quy mô nhỏ về sự cần thiết thành lập tổ chức này trên địa bàn;
đó, bất cứ sự bất ổn nào trong hoạt động của các TCTCVM đều ảnh hưởng tiêu cực đến ổn định chính trị - xã hội trên địa bàn. Vì vậy, ý kiến của UBND cấp tỉnh, thành phố là rất cần thiết. Với tư cách là cơ quan quản lý Nhà nước cao nhất trên địa bàn, các cơ quan này cần nắm bắt, quản lý các tổ chức có hoạt động ngân hàng trên địa bàn của mình để cùng giám sát, phối hợp khi có những hiện tượng bất ổn xảy ra.
Theo Điểm 9.3 Khoản 9 Thông tư số 02/2008/TT-NHNN, một TCTCVM muốn được cấp Giấy phép phải có mức vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 165/2007/NĐ-CP. Tuy nhiên, Nghị định số 165/2007/NĐ-CP được ban hành trước khi Luật TCTD ra đời và áp dụng với loại hình tài chính quy mô nhỏ. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, thu nhập bình quân GDP/đầu người trong 07 năm qua thì mức vốn pháp định 05 tỷ không còn phù hợp với giai đoạn hiện nay (Nghị định số 165/2007/NĐ-CP được ban hành năm 2007). Ngoài ra, mức vốn pháp định 05 tỷ đồng khó có thể đảm bảo cho các TCTCVM có đủ năng lực tài chính trong hoạt động để vừa đảm bảo thực hiện mục tiêu xã hội vừa bền vững tài chính. Do vậy, Nhóm nghiên cứu đề xuất nâng mức vốn pháp định đối với các TCTCVM chính thức lên mức hợp lý hơn.
1.4. Quy định về trụ sở và cơ sở vật chất khi đề nghị cấp Giấy phép