Quy địnhvề các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động

Một phần của tài liệu tài chính vi mô tại việt nam thực trạng và khuyến nghị chính sách (Trang 128 - 132)

- Giai đoạ n2 (từ năm 2016 đến 2020):

2. Đề xuất, kiến nghị đối với NHNN

2.7. Quy địnhvề các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động

Theo số liệu thống kê của Nhóm nghiên cứu, tỷ lệ trung bình giữa các khoản tiền gửi TKBB so với tổng tiền gửi thường chiếm tỷ lệ 50 – 60% và mức độ biến động do khách hàng rút tiền TKBB dao động khoảng từ 5 - 10% tổng tiền gửi TKBB hàng năm của các TCTCVM chính thức. Như vậy, có thể hiểu rằng tỷ lệ tiền gửi TKBB và tiền gửi TKTN tương đối cân bằng nhau. Điều này cũng có nghĩa là việc không quy định tiền gửi TKBB hoặc giảm tỷ lệ này như theo quy định hiện hành xuống 10% có tác động như nhau đối với hoạt động của các TCTCVM chính thức.

Tuy nhiên, chúng ta cùng nhìn nhận rằng TKBB là một trong những đặc thù hoạt động của các TCTCVM chính thức tại Việt Nam. Thông thường khách hàng phải có TKBB mới có thể trở khách hàng vay của TCTCVM chính thức. Nhưng thực tế cũng cho thấy, nhiều dòng sản phẩm của TCTCVM chính thức yêu cầu khách hàng phải khoản gửi tiền tại tổ chức của mình trong một thời gian nhất định sẽ được sử dụng sản phẩm đó mà không căn cứ đó là TKBB hay tiết kiệm tự nguyện. Hiểu theo cách khác, tiền gửi tự nguyện có thể sẽ trở thành TKBB trong rất nhiều trường hợp, khi đó ranh giới giữa TKBB và tiết kiệm tự nguyện là rất mỏng manh và khó tách biệt. Với giả thiết loại bỏ TKBB ra khỏi mẫu số khi tính tỷ lệ khả năng chi trả sẽ khiến cho tổ chức tài chính và cơ quan quản lý Nhà nước rất khó phân tách được rõ ràng giữa TKBB và TKTN, đây có thể sẽ là kẽ hở có nguy cơbị lợi dụng để “vô hiệu” các quy định cần thiết của cơ quan quản lý Nhà nước.

Với những lý do trên, một đề xuất không nên bỏ TKBB ra khỏi mẫu số sẽ là hợp lý. Ngoài ra, một lập luận nữa để bảo vệ quan điểm trên là TKBB chỉ trở thành khoản đảm bảo tiền vay khi khách hàng có dư nợ vay tại TCTCVM chính thức. Trong trường hợp khách hàng đã tất toán khoản vay thì đương nhiên khoản TKBB đó sẽ không còn ý nghĩa là khoản đảm bảo tiền vay và đến lúc này, quyết định rút TKBB hay duy trì ở TCTCVM chính thức phụ thuộc vào khách hàng. Vì vậy, các tổ chức vẫn phải đảm bảo thanh khoản trong trường hợp khách hàng quyết định rút khoản TKBB này. Do vậy, NHNN có thể cân nhắc giảm tỷ lệ này xuống mức 10% để phù hợp hơn với các TCTCVM chính thức.

2.8. Quy định về mạng lưới hoạt động

Từ những phân tích bất cập đối với quy định về mạng lưới hoạt động của TCTCVM chính thức tại điểm 1.9 mục 1 Phần II nêu trên, Nhóm nghiên cứu đề xuất NHNN cần sớm xem xét, nghiên cứu để chỉnh sửa, bổ sung các quy định hiện hành cho phù hợp hơn đối với môi trường hoạt động TCVM hiện nay. Theo đó:

- Xem xét, quy định giới hạn dư nợ cho vay (thay vì dư nợ tín dụng vì theo Luật TCTD thì các TCTCVM chính thức chỉ được cho vay bằng đồng Việt Nam, như vậy sẽ dễ tham chiếu, dễ hiểu và không thể hiểu sai) của một khách hàng theo hướng nâng cao giới hạn theo các mức khác nhau và giới hạn các mức khác nhau, theo các cấp và thẩm quyền khác nhau trong cơ cấu tổ chức của TCTCVM chính thức (cấp chi nhánh, phòng giao dịch, điểm giao dịch);

- Nghiên cứu, chỉnh sửa, bổ sung quy định về giới hạn mức tiền gửi ở điểm giao dịch đối với một khách hàng, thay vào đó nên quy định giới hạn tổng mức tiền tối đa một ngày các điểm giao dịch được nhận từ khách hàng

Ph ầ n IV . Đề xu ấ t, ki ế n ngh ị cho ho ạ t độ ng c ủ a các TCTCVM phát tri ể n toàn di ệ n

thành viên hoặc có biện pháp an toàn trong việc bảo quản, lưu giữ, vận chuyển. Hầu hết khách hàng sẽ giao dịch với TCTCVM chính thức tại điểm giao dịch nên chỉnh sửa quy định này để giúp khách hàng có được dịch vụ gửi tiền thân thiện ngay tại cộng đồng, đồng thời giúp TCTCVM chính thức có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh trong việc cung cấp sản phẩm tiết kiệm thuận lợi để huy động nguồn vốn tiết kiệm mở rộng quy mô vốn. Tuy nhiên, khi chỉnh sửa quy định về hạn mức này thì phải xem xét tới việc đảm bảo an toàn tiền gửi của khách hàng, vì vậy để đảm bảo an toàn tiền gửi thì trong NHNN có thể cân nhắc bổ sung các quy định như: (i) Yêu cầu mua bảo hiểm bắt buộc đối với khoản tiền gửi có giá trị 5-10 triệu đồng trở lên; (ii) Yêu cầu mua bảo hiểm vận chuyển tiền mặt cho nhân viên khi vận chuyển tiền với mức từ 50 triệu trở lên; (iii) Yêu cầu TCTCVM chính thức phải có quy định khi thu tiết kiệm có tổng số dư tiết kiệm (cả tiết kiệm tự nguyện và tiết kiệm bắt buộc) từ 01 triệu đồng trở lên phải nộp vào tài khoản của TCTCVM chính thức tại NHTM gần nhất nơi mà TCTCVM chính thức lựa chọn trong vòng chậm nhất 2 ngày làm việc; (iv) Yêu cầu có quy định về việc thu tiết kiệm tự nguyện như: khi thu tiết kiệm có số dư từ 20 triệu trở lên phải thực hiện tại giao dịch chi nhánh hoặc phòng giao dịch hoặc tổng dư nợ tiết kiệm từ mức 100 triệu trở lên thì phải có ít nhất 2 cán bộ cùng mang đi gửi vào ngân hàng. Đồng thời, có quy định yêu cầu TCTCVM chính thức xây dựng quy chế phòng ngừa rủi ro đạo đức từ nhân viên.

- Xem xét, bổ sung quy định đối với các TCTCVM được chuyển đổi đương nhiên cùng lúc chuyển đối toàn bộ các chi nhánh đang tồn tại thành chi nhánh hoặc thành phòng giao dịch cho phù hợp hơn với thực tế để giúp TCTCVM có thể nhanh chóng nâng cấp và tích hợp vào phần mềm thông tin quản lý MIS giúp cho quá trình hoạt động sau khi được cấp phép sẽ không bị xáo trộn hay ngừng trệ.

- Nghiên cứu, chỉnh sửa, bổ sung quy định cụ thể về các điều kiện cơ sở vật chất cũng như năng lực nhân viên ở cấp chi nhánh và cấp phòng giao dịch để nâng cao tính minh bạch trong văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời giúp cho cả NHNN chi nhánh cấp tỉnh và TCTCVM có căn cứ pháp lý rõ ràng, cụ thể để hướng dẫn các TCTCVM chính thức trên địa bàn tuân thủ, thực thi. Đồng thời, xem xét đưa ra các điều kiện này dưới góc của một TCTCVM chính thức để các quy định có tính khả thi cao, hỗ trợ cho các TCTCVM chính thức thực hiện. Ph ầ n IV . Đề xu ấ t, ki ế n ngh ị cho ho ạ t độ ng c ủ a các TCTCVM phát tri ể n toàn di ệ n

2.9. Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ

Từ những phân tích, đánh giá những khó khăn, vướng mắc của các TCTCVM chính thức trong việc thực hiện Thông tư số 44/2011/TT-NHNN tại điểm 1.11 mục 1 Phần II của Đề tài, Nhóm nghiên cứu đề xuất:

(i) Về phạm vi đánh giá độc lập đối với hệ thống kiểm soát nội bộ: Nhóm nghiên cứu gợi ý một số đề xuất liên quan đến nội dung này tại mục 2.10 Phần IV dưới đây của Đề tài.

(ii) Về tiêu chuẩn, điều kiện đối với kiểm toán viên nội bộ, Trưởng và Phó trưởng kiểm toán nội bộ, kiểm toán viên công nghệ thông tin: Nhóm nghiên cứu đề nghị NHNN cần sớm xem xét, sửa đổi bổ sung các quy định trên cho thực sự phù hợp với các TCTCVM chính thức theo hướng:

+ Đối với kiểm toán viên nội bộ: Giảm bớt yêu cầu tối thiểu về số năm kinh nghiệm từ 03 năm xuống 01 năm cho phù hợp với các TCTCVM chính thức và tương đồng với các QTDND;

+ Đối với kiểm toán viên công nghệ thông tin: Giảm bớt yêu cầu tối thiểu về số năm kinh nghiệm từ 03 năm xuống 01 năm;

+ Đối với Trưởng và Phó trưởng kiểm toán nội bộ: Thực tế chứng minh, có rất nhiều QTDND có quy mô tổng tài sản, địa bàn, số lượng thành viên lớn hơn TCTCVM chính thức lớn nhất hiện nay. Tuy nhiên, việc Khoản 3 Điều 13 Thông tư 44/2011/TT-NHNN quy định các tiêu chuẩn điều kiện đối với Trưởng và Phó trưởng kiểm toán nội bộ của TCTCVM chính thức cao hơn các QTDND là chưa thực sự phù hợp với thực tế. Do vậy, Nhóm nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định này đối với các TCTCVM chính thức như đang áp dụng với các QTDND. Cụ thể, giảm yêu cầu về bằng đại học thành bằng trung cấp thuộc các chuyên ngành ngân hàng, tài chính, kế toán, kiểm toán; đồng thời giảm yêu cầu về năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng từ tối thiểu 05 năm xuống còn tối thiểu là 02 năm.

2.10. Quy định về kiểm toán độc lập

NHNN cần xem xét, trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc cho phép xây dựng quy định về kiểm toán độc lập sao cho phù hợp đối với các TCTCVM chính thức để họ có khả năng thực hiện theo hướng nên quy định TCTCVM chính thức cần phải kiểm toán độc lập khi có mức tổng tài sản từ 50 tỷ trở lên hoặc thực hiện định kỳ 2 năm/1 lần để tiết giảm chi phí cho các TCTCVM chính thức. Đồng thời, nghiên cứu đề xuất chỉnh sửa Luật TCTD theo hướng không

Ph ầ n IV . Đề xu ấ t, ki ế n ngh ị cho ho ạ t độ ng c ủ a các TCTCVM phát tri ể n toàn di ệ n

quy định yêu cầu kiểm toán độc lập về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với TCTCVM chính thức hoặc trình cấp có thẩm quyền hoãn áp dụng quy định này cho đến khi pháp luật Việt Nam có quy định về chuẩn mực kiểm toán Việt Nam đối với lĩnh vực kiểm toán hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ; song cần nghiên cứu, bổ sung các tiêu chí cụ thể về tính hiệu quả, hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ để làm cơ sở cho Bộ phận kiểm toán nội bộ của TCTCVM chính thức, tổ chức kiểm toán độc lập bên ngoài có cơ sở đánh giá, ghi nhận. Đây là những quy định cần thiết để tạo nên một hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất và khoa học và phù hợp với đặc thù hoạt động của các TCTCVM chính thức.

Một phần của tài liệu tài chính vi mô tại việt nam thực trạng và khuyến nghị chính sách (Trang 128 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)