Những hạn chế, tồn tạ

Một phần của tài liệu tài chính vi mô tại việt nam thực trạng và khuyến nghị chính sách (Trang 46 - 49)

- Dịch vụ phi tài chính của Dariu:

2.4.2. Những hạn chế, tồn tạ

2.4.2.1. Về mô hình hoạt động, quản trị, điều hành

- Vai trò và trách nhiệm giữa Chủ sở hữu, Hội đồng thành viên và Ban điều hành tại một số tổ chức còn chưa rõ ràng. Đặc biệt, vai trò của các hội, tổ chức đoàn thể các cấp chưa được quy định rõ trong Điều lệ hoạt động của nhiều tổ chức. Do vậy, mối liên hệ giữa hội, tổ chức đoàn thể với TCTCVM có xu hướng bị lỏng lẻo dần, việc sở hữu vốn của nhiều TCTCVM chưa rõ ràng. Điều này có thể gây khó khăn cho hoạt động của TCTCVM – với sức mạnh chính là dựa vào cộng đồng và tổ chức đoàn thể.

- Năng lực quản trị và điều hành nhìn chung còn thấp. Các TCTCVM hiện có mô hình tổ chức khác nhau, nhiều mô hình chưa hướng theo chuẩn của TCTCVM chính thức. Cơ cấu quản trị chưa có tính tự chủ, độc lập cao, một số chuẩn mực của TCTD (quản trị rủi ro, đảm bảo các tỷ lệ an toàn trong hoạt động)chưa được áp dụng hoặc áp dụng không đầy đủ. Nhiều tổ chức chưa thiết lập các cơ chế quan trọng trong quản trị, điều hành hoặc có nhưng

Ph ầ n I. Th ự c tr ạ ng ho ạ t độ ng c ủ a các TCTCVM t ạ i V i ệ t Nam

Theo điều tra sơ cấp năm 2014, trong số 159 khách hàng TCVM được phỏng vấn về

“cách hoàn trả” có 143 khách hàng phản hồi với đa dạng phương thức hoàn trả, trong đó chủ yếu là phương thức trả theo tháng và tuần (52,8% trả theo tháng, 21,4% trả theo tuần). Tần suất Tần suất theo tỷ lệ phần trăm Tỷ lệ phần trăm hợp lệ Giá trị hợp lệ Theo tuần 34 21.4 23.8 Tháng 84 52.8 58.0 3 tháng/lần 3 1.9 2.1 6 tháng/lần 1 .6 .7

Lãi trả theo tuần, gốc cuối kỳ 14 8.8 9.8

Lãi trả theo tháng, gốc 3 tháng/lần 1 .6 .7

Trả gốc và lãi cuối kỳ 3 1.9 2.1

Lãi trả 6 tháng/lần, gốc cuối kỳ 3 1.9 2.1

Tổng 143 89.9 100.0

Giá trị khuyết Số giá trị 16 10.1

chưa thực sự tốt (như: quản trị rủi ro, hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ...)

đã dấn đến việc vận hành tổ chức chưa đạt hiệu quả tốt nhất.

- Tính liên kết giữa bản thân nội bộ các tổ chức và các tổ chức liên quan khác trong ngành TCVM còn thấp, chưa thực sự tạo ra tiếng nói chung. Mặc dù từng TCTCVM có quy mô nhỏ, nhưng rất ít TCTCVM có nhu cầu sáp nhập, liên kết để tăng cường năng lực tài chính và quản trị với tổ chức khác. Mặc dù VMFWG là diễn đàn để ngành có tiếng nói chung, nhưng sự tham gia của một số TCTCVM còn kém nhiệt tình, thậm chí một số tổ chức còn từ chối chia sẻ thông tin với VMFWG.

- Chưa minh bạch hóa thông tin. Trong các TCTCVM Việt Nam, có khá nhiều tổ chức thực hiện kiểm toán độc lập, minh bạch hóa thông tin bằng cách công bố các thông tin, Báo cáo tài chính thường xuyên và cập nhật trên trang mạng riêng. Tuy nhiên, còn một số tổ chức chưa thực hiện được việc này hoặc thực hiện chưa đồng bộ.

2.4.2.2. Về kết quả tài chính

- Vẫn còn một số tổ chức chưa đạt được mức độ bền vững hoạt động (OSS).

Trong số các TCTCVM cung cấp thông tin cho VMFWG và The Mix có khá nhiều các tổ chức thành viên của VMFWG chưa đạt OSS 100%, phần lớn đều là những tổ chức mới thành lập hoặc mới chuyển đổi từ các chương trình/dự án TCVM. Điều này xuất phát từ các nguyên nhân như (i) quy mô hoạt động nhỏ - chủ yếu ở một số xã/phường tại 1-2 quận/huyện, trong khi các chi phí hoạt động lớn, đặc biệt do cách tiếp cận gần khách hàng nên tổng chi phí cao hơn; (ii) nguồn thu từ tín dụng là chủ yếu, đi cùng đó các nguồn tài trợ cho không của nhà tài trợ rất ít và có xu hướng giảm dần; và (iii) tính chuyên nghiệp thấp ngay từ khi thành lập của các tổ chức này khiến cho việc quản lý chi phí – thu nhập trở nên kém hiệu quả

- Chưa thực sự đạt mức độ bền vững tài chính (FSS). Theo tiêu chuẩn quốc tế, chưa có TCTCVM Việt Nam đạt được FSS. Rất nhiều TCTCVM chưa tính đầy đủ các chi phí trong hoạt động của mình như: chi phí vốn chủ sở hữu (chủ yếu từ nhà tài trợ hoặc vốn tích lũy với các TCTCVM đã hoạt động lâu năm),

chi phí lạm phát(tức là giá trị vốn chủ sở hữu giảm đi do lạm phát hàng năm),

chi phí cơ hội do việc nhận được các khoản vay hoặc các khoản huy động vốn với lãi suất ưu đãi, chi phí không phải trả hoặc trả chi phí thấp đối với trụ sở làm việc, chi phí nhân sự do được hỗ trợ từ các tổ chức đoàn thể. Bên cạnh đó, một số khoản thu có tính không bền vững như các khoản tài trợ, trợ cấp. Do vậy, nếu tính mức độ bền vững tài chính, rất ít TCTCVM đạt được chuẩn FSS>100%. Ph ầ n I. Th ự c tr ạ ng ho ạ t độ ng c ủ a các TCTCVM t ạ i V i ệ t Nam

2.4.2.3. Về nội dung hoạt động

- Sản phẩm dịch vụ kém đa dạng, chất lượng dịch vụ chưa thực sự cao. Các sản phẩm dịch vụ hầu như tập trung vào cho vay vi mô, với một vài sản phẩm ngắn hoặc trung hạn, mục đích sử dụng chủ yếu cho sản xuất, kinh doanh nhỏ, lẻ. Nhiều sản phẩm không được thiết kế dựa trên nhu cầu và quan điểm kinh doanh, mà chủ yếu kế thừa các dự án tài trợ. Một vài tổ chức có đa dạng hoá sản phẩm cho vay tiêu dùng nhưng ở mức độ thử nghiệm. Hai TCTCVM được cấp phép là TYM và M7-MFI đã thực hiện huy động tiền gửi tiết kiệm từ công chúng, nhưng cách thức và lãi suất huy động tiền gửi chưa linh hoạtvà chưa hấp dẫn như các TCTD khác trên cùng địa bàn (ví dụ, QTDND, một số NHTM).

Các TCTCVM bán chính thức chủ yếu thực hiện cho vay và huy động tiền gửi tiết kiệm bắt buộc, hầu như không cung cấp các sản phẩm dịch vụ khác. Dịch vụ bảo hiểm mới chỉ được thử nghiệm bởi CFRC thực hiện. Việc phát triển các dịch vụ phi tài chính còn ở quy mô nhỏ, phụ thuộc rất nhiều vào các nguồn vốn/dự án tài trợ. Do vậy, các nhu cầu sử dụng dịch vụ tài chính của khách hàng TCVM thường không được đáp ứng đầy đủ. Một số khách hàng đã rời bỏ TCTCVM để được đáp ứng nhu cầu vay vốn lớn hơn (trên 30 triệu đồng/khoản vay), chuyển tiền - thanh toán là dịch vụ TCTCVM không được cung cấp, trong khi phần lớn người dân thuộc khu vực nông thôn thường đi làm thuê ở các khu vực khác trong thời kỳ nông nhàn, họ có nhu cầu lớn đối với dịch vụ chuyển tiền từ nơi làm thuê về gia đình để cung cấp kịp thời tài chính cho con cái ăn học, hoặc ốm đau bệnh tật.

- Nguồn vốn hoạt động hạn chế. Đối với các TCTCVM chính thức, ngoài nguồn huy động tiết kiệm tăng lên, các tổ chức này chưa có khả năng vay vốn từ các TCTD khác và cũng chưa tiếp cận được cửa sổ tái cấp vốn từ NHNN. Với đặc thù của TCTCVM là bắt nguồn từ các chương trình/dự án hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ nên thông thường nguồn vốn này không lớn để có thể đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của người dân trên địa bàn hoạt động của mình. Việc thường xuyên thiếu vốn, không có tài sản bảo đảm hoặc tài sản thế chấp đã hạn chế uy tín, khả năng tiếp cận vốn từ các định chế tài chính khác để cho vay lại tới người nghèo/người thu nhập thấp. Bên cạnh đó, nguồn vốn tài trợ từ bên ngoài cũng hạn chế do Việt Nam dần chuyển sang nền kinh tế có thu nhập trung bình.

Đối với các TCTCVM bán chính thức, nguồn vốn của các TCTCVM phụ thuộc chủ yếu vào vốn chủ sở hữu hoặc vốn tài trợ, tuy nhiên, cơ hội phát triển các nguồn vốn này trong tương lai rất ít. Cách tiếp cận của các nhà tài trợ cũng dần chuyển đổi theo hướng tập trung vào các vấn đề biến đổi môi trường.

Ph ầ n I. Th ự c tr ạ ng ho ạ t độ ng c ủ a các TCTCVM t ạ i V i ệ t Nam

- Chất lượng nhân lực thấp. Đây là một trong những điểm yếu nhất của các TCTCVM. Hiện tại, ngay cả các tổ chức lớn nhất với bề dày hoạt động lâu năm và nhận được nhiều trợ giúp từ bên ngoài để nâng cao năng lực vẫn gặp vấn đề về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực. Đội ngũ quản lý và cán bộ tại các chi nhánh ở vùng sâu, vùng xa thường chất lượng không đồng đều, số lượng hạn chế. Nhân sự của TCTCVM thường có kỹ năng xã hội và lòng nhiệt thành với công việc, với khách hàng. Tuy vậy, các kiến thức chuyên biệt về TCVM, quản lý khách hàng, quản trị rủi ro khá yếu. Có rất ít TCTCVM có đội ngũ cán bộ được đào tạo, thậm chí rất ít cán bộ có trình độ chuyên môn sâu, nếu có thường chỉ tập trung trong đội ngũ cán bộ cấp cao của các TCTCVM. Đây thực sự là một thách thức cho các TCTCVM tiến tới phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu tài chính vi mô tại việt nam thực trạng và khuyến nghị chính sách (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)