- Giai đoạ n2 (từ năm 2016 đến 2020):
2. Đề xuất, kiến nghị đối với NHNN
2.1. Quy địnhvề mô hình và cơ cấu, quản trị điều hành
Từ những hạn chế phân tích tại điểm 1.1 mục 1 Phần II của Đề tài, Nhóm nghiên cứu đề xuất giải pháp xem xét, nghiên cứu sửa đổi quy định hiện hành theo hướng các TCTCVM chính thức được phép đa dạng hóa hình thức pháp lý, cụ thể:
Xem xét, nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền sửa đổi quy định “cứng”về hình thức pháp lý của TCTCVM chính thức tại Khoản 6 Điều 6 và Khoản 1 Điều 87 Luật TCTD và các điều, khoản tương ứng trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo hướng cho phép TCTCVM chính thức được lựa chọn mô hình để hoạt động (công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần). Việc sửa đổi theo hướng này Nhóm nghiên cứ cho rằng là hợp lý vì các lý do cơ bản sau đây:
(i) Các chủ thể có nhu cầu hoạt động TCVM có điều kiện để lựa chọn một phương thức tổ chức kinh doanh phù hợp với nhu cầu của mình. Trong trường hợp muốn hạn chế sự tham gia rộng rãi của các nhà đầu tư, họ có thể lựa chọn loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, ngược lại trong trường hợp muốn có sự tham gia của nhiều nhà đầu tư để tạo điều kiện trở thành
Ph ầ n IV . Đề xu ấ t, ki ế n ngh ị cho ho ạ t độ ng c ủ a các TCTCVM phát tri ể n toàn di ệ n
những TCTCVM chính thức có tiềm lực tài chính mạnh, họ có thể lựa chọn loại hình công ty cổ phần.
(ii) Bên cạnh việc đề nghị sửa đổi quy định về hình thức pháp lý của TCTCVM chính thức, Nhóm nghiên cứu cũng đề xuất việc nghiên cứu, sửa đổi quy định hạn chế số lượng thành viên của TCTCVM chính thức quy định tại Khoản 1 Điều 70 Luật TCTD theo hướng không hạn chế số lượng thành viên của TCTCVM chính thức là năm (05) thành viên như quy định hiện hành. Có thể, với quan điểm cho rằng hạn chế số lượng thành viên như quy định hiện hành sẽ dễ tìm được sự thống nhất trong các quyết định quản lý, điều hành nội bộ TCTCVM chính thức. Tuy nhiên, cách giải thích này chưa thực sự thuyết phục bởi thông thường, quyền phán quyết tại công ty trách nhiệm hữu hạn nói chung và TCTCVM chính thức nói riêng được đưa ra dựa trên số vốn nhất trí chứ không phải số thành viên nhất trí. Chính vì cơ chế quản trị này nên số lượng 05 thành viên góp vốn hay lớn hơn cũng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sự thống nhất trong việc ra quyết định quản lý TCTCVM chính thức. Vì vậy, Nhóm nghiên cứu cho rằng, việc sửa đổi này là cần thiết và hợp lý vì nó tạo ra sự thống nhất cần phải có của cùng một loại hình pháp lý (công ty trách nhiệm hữu hạn) nhưng hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau bởi theo Luật doanh nghiệp 2005 cho phép công ty trách nhiệm hữu hạn có thể có tới năm mươi (50) thành viên thì việc quy định công ty trách nhiệm hữu hạn hoạt động trong lĩnh vực TCVM lại chỉ có thể có năm (05) thành viên là chưa phù hợp. Ngoài ra, việc sửa đổi theo hướng bãi bỏ hạn chế này sẽ tạo điều kiện cho nhiều chủ thể hơn trong xã hội có thể tham gia vào hoạt động TCVM khi họ thực sự có nhu cầu – công cuộc xóa đói giảm nghèo một cách bền vững sẽ càng bền vững hơn khi có sự tham gia của đông đảo các bộ phận dân cư trong xã hội.
Tuy nhiên, cũng cần có sự đánh giá thận trọng về việc cho phép các TCTCVM- chính thức được hoạt động dưới hình thức pháp lý là công ty cổ phần bởi bản chất, mục tiêu của các TCTCVM chính thức là hoạt động vì mục tiêu cộng đồng và lợi ích kinh tế. Ngoài ra, đối tượng phục vụ của các TCTCVM chính thức là cá nhân, hộ nghèo tại các vùng sâu, vùng xa, khu vực nông nghiệp nông thôn. Việc được tổ chức dưới hình thức là công ty cổ phần sẽ có thế là “động cơ”
để các TCTCVM chính thức bỏ rơi mục tiêu cộng đồng để chạy theo lợi nhuận. Bởi một lẽ, các công ty cổ phần hoạt động với mục tiêu duy nhất là mang lại cổ tức cao cho các cổ đông, để gia tăng sức hấp dẫn, danh tiếng của công ty mình. Điều này là hết sức dễ hiểu, chỉ có cách này thì khi cần huy động vốn cho những kế họach, chiến lược kinh doanh mới họ mới có thể gọi được vốn của các cổ đông. Như vậy, với mong muốn mang lại cổ tức cao cho cổ đông, bắt buộc các TCTCVM chính thức dưới hình thức công ty cổ phần phải ưu tiên
Ph ầ n IV . Đề xu ấ t, ki ế n ngh ị cho ho ạ t độ ng c ủ a các TCTCVM phát tri ể n toàn di ệ n
vào mục tiêu lợi nhuận, nói cách khác thì các mục tiêu xã hội mà trước đây các TCTCVM chính thức đã mang lại cho khách hàng TCVM sẽ dần bị “lãng quên”. Và thực tế chứng minh rằng, khi bước sang giai đoạn hoạt động chỉ tập trung vào lợi ích kinh tế, các TCTCVM chính thức thường đẩy cao lãi suất cho vay, giảm bớt các chi phí chăm sóc khách hàng. Tác hại của chuỗi hành động này là khách hàng tài TCVM vốn dĩ là tầng lớp nghèo sẽ bị đẩy vào cảnh “bần cùng hóa” với chi phí vốn vay cao và với sự lơ là trong việc chăm sóc khách hành vốn là đặc thù riêng có của hoạt động TCVM sẽ đẩy các TCTCVM chính thức dần đến “bờ vực”rủi ro do nợ xấu gia tăng – điều mà các TCTCVM vốn rất tự hào khi so sánh với các loại hình khác trong hệ thống các TCTD.
Do vậy, Nhóm nghiên cứu đề xuất nên cho phép các TCTCVM chính thức được hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần với một số điều kiện, rào cản, những yêu cầu bắt buộc có tính đặc thù của hoạt động TCVM (ví dụ như quy định về đối tượng, điều kiện được phép nắm giữ cổ phần, thể lệ tín dụng có tính riêng biệt trong việc cung cấp dịch vụ TCVM, các hoạt động xã hội tối thiểu)để một mặt - các TCTCVM chính thức có cơ hội gia tăng quy mô hoạt động, linh hoạt hơn trong việc mở rộng nội dung, phạm vi kinh doanh, mặt khác - không thể
“xa rời” mục tiêu cộng đồng vốn rất riêng có của hoạt động TCVM.
2.2. Quy định về quyền góp vốn thành lập
Nhóm nghiên cứu hiểu rằng, các tổ chức được quy định tại đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 28/2005/NĐ-CP tham gia góp vốn phải chiếm một tỷ lệ tối thiểu cần thiết để trở thành thành viên lớn nhất trong TCTCVM chính thức để giữ vai trò định hướng trong quản trị - điều hành, có tác dụng quảng bá rất lớn về vai trò xã hội của TCTCVM chính thức. Sự hiện diện của các tổ chức này sẽ làm cho các khách hàng dễ dàng chấp nhận sự tiếp cận của tổ chức này đối với bản thân họ và cộng đồng trên địa bàn. Đơn giản bởi họ sẽ hiểu rằng, TCTCVM chính thức đó là do một tổ chức chính trị, tổ chức xã hội lập ra nên chắc chắn sẽ hoạt động với mục tiêu tương trợ, giúp đỡ họ là chủ yếu. Tuy nhiên, từ tình hình thực tế và bài học kinh nghiệm của một số quốc gia, Nhóm nghiên cứu đề xuất một số nội dung sau:
- Cần nghiên cứu, bổ sung đối tượng được giữ vai trò chủ đạo tham gia thành lập TCTCVM chính thức theo hướng điều chỉnh đối tượng là tổ chức phi chính phủ (NGO) cho phù hợp với thực tế đa dạng của các tổ chức phi chính phủ
(NGOs) đang có hoạt động TCVM để có thể chuyển đổi các chương trình TCVM đang hoạt động bán chính thức thành các TCTCVM chính thức. Theo đó, NHNN cần có đánh giá, khảo sát tổng thể để xây dựng quy định phù hợp, bám sát thực tế hơn. Ph ầ n IV . Đề xu ấ t, ki ế n ngh ị cho ho ạ t độ ng c ủ a các TCTCVM phát tri ể n toàn di ệ n
- Cần nghiên cứu, đề xuất chỉnh sửa bổ sung Luật TCTD để làm cơ sở pháp lý xây dựng Thông tư theo hướng gỡ bỏ giới hạn số thành viên đối với TCTCVM chính thức thành lập dưới hình thức công ty TNHH hai thành viên, nên định hướng theo Luật doanh nghiệp (có thể có tối đa 50 thành viên góp vốn). Điều này có thể cho phép các TCTCVM chính thức có cơ hội tăng cường vốn điều lệ dễ dàng hơn, qua đó có thêm nguồn vốn cung cấp đến với nhiều khách hàng nghèo hơn, mở rộng được mục tiêu xã hội, mục tiêu cộng đồng. - Cân nhắc việc điều chỉnh quy định đối với các tổ chức chính trị-xã hội, tổ
chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam, Quỹ từ thiện và Quỹ xã hội, các Tổ chức phi chính phủ Việt Nam phải có tỷ lệ góp vốn tối thiểu là 25% vốn điều lệ và có tỷ lệ góp vốn cao nhất so với mỗi thành viên góp vốn còn lại. Theo Nhóm nghiên cứu, nên giảm các tỷ lệ yêu cầu mức vốn góp chiếm tỷ lệ tối thiểu 25% vốn điều lệ hoặc không quy định lỷ lệ góp vốn này đối với các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam, Quỹ từ thiện và Quỹ xã hội, các Tổ chức phi chính phủ
(NGO)Việt Nam, cho phép các tổ chức này được tham gia theo khả năng tài chính của mình. Việc mở rộng đối tượng là thành viên góp vốn chủ chốt, đi kèm với việc giảm tỷ lệ sở hữu của các đối tượng này trong cơ cấu sở hữu vốn tại TCTCVM chính thức “sẽ cho phép” nhiều nhà đầu từ có tiềm năng thành lập TCTCVM chính thức, tăng tính cạnh trạnh và mang lại sự đổi mới trong việc cung cấp dịch vụ và sản phẩm cho khách hàng nghèo và thu nhập thấp. Sự cho phép tham gia của các nhà đầu tư có tiềm năng sẽ giúp TCTCVM chính thức được thành lập không chỉ tăng khả năng tiếp cận cộng đồng mà còn cho phép đổi mới sản phẩm, kênh phân phối sản phẩm, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động và phát triển tổ chức bền vững. Một số ví dụ là Ấn Độ, Kenya và Uganda đã cho phép sự tham gia rộng rãi của các nhà đầu tư vào chủ sở hữu TCTCVM chính thức. Tuy nhiên để tránh các nhà đầu tư sử dụng TCTCVM chính thức như là một kênh đầu tư chạy theo lợi nhuận làm bần cùng hoá người nghèo có thể cân nhắc đến quy định giới hạn mức lợi nhuận hoặc cam kết về trách nhiện xã hội và sự đóng góp cho cộng đồng.
2.3. Quy định về điều kiện cấp Giấy phép
Xét trên góc độ giảm bớt thủ tục hành chính và khách quan, Nhóm thực hiện Đề tài nghiên cứu đề xuất lược bỏ cụm từ “về sự cần thiết thành lập tổ chức này”tại Điểm 9.2 Khoản 9 Thông tư số 02/2008/TT-NHNN, thành “Ý kiến của Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi dự kiến đặt trụ sở chính của TCTCVM trên địa bàn”. Việc lược bỏ cụm từ trên sẽ khiến cho NHNN chủ động hơn đối với các ý kiến có thể trái chiều của UBND cấp tỉnh, thành phố
Ph ầ n IV . Đề xu ấ t, ki ế n ngh ị cho ho ạ t độ ng c ủ a các TCTCVM phát tri ể n toàn di ệ n
trực thuộc Trung ương nơi dự kiến đặt trụ sở chính của TCTCVM chính thức trên địa bàn, vì thực chất của vấn đề thì NHNN mới là cơ quan quản lý Nhà nước xem xét sự cần thiết và việc đáp ứng các điều kiện hoạt động nghề đối với các TCTCVM chứ không phải là UBND cấp tỉnh, thành phố.
Nhóm nghiên cứu đề xuất cần sớm sửa đổi, bổ sung mức vốn pháp định đối với TCTCVM tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 165/2007/NĐ-CP cho đồng bộ, phù hợp với Điều 19 Luật TCTD và tăng mức vốn pháp định lên 10 tỷ đồng.
2.4. Quy định về trụ sở và cơ sở vật chất khi đề nghị cấp Giấy phép
Đối với quy định tại Điểm 9.4 Khoản 9 Thông tư số 02/2008/TT-NHNN, Nhóm nghiên cứu kiến nghị cần xem xét, quy định rõ ràng và phù hợp hơn với điều kiện thực tế từ hoạt động TCVM để có tính khả thi cao hơn đối với các TCTCVM chính thức, đồng thời tăng cường sự minh bạch trong văn bản pháp lý. Vấn đề này tương tự gây khó khăn cho các TCTCVM chính thức khi mở chi nhánh, phòng giao dịch. Nhóm nghiên cứu sẽ đề cập tại mục 2.8 Phần IV dưới đây của Đề tài nghiên cứu.