TYM luôn tạo điều kiện cho khách hàng, đặc biệt là phụ nữ tham gia vào những phong trào, hoạt động xã hội thiết thực, huy động sức mạnh của phụ nữ trong các hoạt động tập thể như các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ; thể dục thể thao; các hoạt động tương trợ, giúp đỡ nhau lúc khó khắn, tổ chức các đợt khám sức khỏe và cấp thuốc miễn phí đến các vùng, miền nghèo, khó khăn. Kết quả các dịch vụ phi tài chính của TYM tới cuối năm 2012 được thể hiện qua bảng tổng hợp sau(Bảng 06):
Bảng 06. Kết quả các dịch vụ phi tài chính của TYM
Ph ầ n I. Th ự c tr ạ ng ho ạ t độ ng c ủ a các TCTCVM t ạ i V i ệ t Nam Các hoạt động Định kỳ Số thành viên được thụ hưởng Các hoạt động xã hội
Ngày phụ nữ Việt Nam (20/10) Hàng năm (tháng 10) 100%
Nguồn: Báo cáo tổng kết 20 năm hoạt động của TYM
2.3.2. Đối với các TCTCVM bán chính thức
Do các TCTCVM bán chính thức không hoạt động theo Luật TCTD nên không được thực hiện đầy đủ các hoạt động như các TCTCVM chính thức, đặc biệt là hoạt động huy động tiền gửi tự nguyện của các tổ chức và cá nhân. Trên thực tế, các sản phẩm của TCTCVM bán chính thức thường chỉ tập trung vào cho vay vi mô. Các hoạt động huy động tiết kiệm chủ yếu chỉ là tiết kiệm bắt buộc. Các hoạt động phi tài chính chỉ được triển khai nổi bật tại một vài tổ chức có nhiều nguồn tài trợ đa dạng như CEP, Dariu.
a) Cho vay vi mô
Số lượng sản phẩm tín dụng vi mô mà mỗi tổ chức cung ứng được xét theo danh mục các sản phẩm tín dụng vi mô của tổ chức đó. Tuy vậy, cách thức
Ph ầ n I. Th ự c tr ạ ng ho ạ t độ ng c ủ a các TCTCVM t ạ i V i ệ t Nam Các hoạt động Định kỳ Số thành viên được thụ hưởng Lễ đốt nên sinh nhật cụm 39.064
Thi thể dục, thể thao, văn hóa,
văn nghệ 2 năm/lần 121.700
Đào tạo kiến thức
Kỹ năng quản lý, điều hành cụm Hàng năm (tháng 1) 27.714
Giới và Kinh doanh 2010 - đến nay 15.372
Kiến thức vệ sinh môi trường,
nước sạch 2010 - đến nay 1.422
Xóa mù chữ 2003 - 2004 62
Kiến thức chăm sóc sức khỏe. giáo dục
tiết kiệm 2010 - đến nay 8000
Hoạt động khác
Khám sức khỏe miễn phí 2007 - đến nay 1.912
Ủng hộ đồng bào lũ lụt, gia đình
chính sách 2008 - đến nay 12
Cấp học bổng cho con thành viên nghèo
học giỏi Hàng năm 50
Hỗ trợ thành viên xây nhà “Mái ấm
cung cấp cho vay vi mô trên thế giới đã được áp dụng khá linh hoạt và đầy đủ ở Việt Nam như: cho vay theo nhóm, trả lãi và gốc dần, thời hạn cho vay ngắn, chủ yếu tập trung vào mục đích sản xuất, kinh doanh.
Có thể nói, tại Việt Nam hiện nay, số lượng các loại sản phẩm tín dụng đã bắt đầu phong phú và đáp ứng được nhu cầu đa dạng của các đối tượng khách hàng nghèo, cận nghèo khác nhau. Các TCTCVM bán chính thức đang triển khai nhiều loại sản phẩm tín dụng, như: tín dụng cho lao động nghèo phát triển kinh tế, tín dụng cho người tàn tật, các đối tượng yếu thế trong xã hội tạo lập mô hình sinh kế, tín dụng cho người nghèo sửa chữa nhà cửa, tín dụng cho các hộ gia đình sống trong vùng ô nhiễm, cải thiện môi trường sống,…Ngoài các sản phẩm tín dụng phát vay bằng tiền mặt thì các TCTCVM có thêm nhiều sản phẩm tín dụng phát vay bằng hiện vật như giống vật nuôi (bò, gà, lợn…), các nguyên vật liệu (xi măng, gạch, ngói, thức ăn gia súc,…). Bên cạnh đó, một số tổ chức bắt đầu thực hiện cho vay cá nhân như "cán bộ nhân viên dựa theo lương"thông qua đơn vị tuyển dụng lao động hoặc cho vay tới doanh nghiệp siêu nhỏ.
b) Tiết kiệm vi mô
So với sản phẩm tiết kiệm của các NHTM thì sản phẩm tiết kiệm vi mô của các TCTCVM không đa dạng nhưng có nhiều đặc tính riêng để phục vụ đối tượng người nghèo, người thu nhập thấp. Các TCTCVM bán chính thức cung cấp tiết kiệm bắt buộc tùy thuộc cánh tính của mỗi tổ chức, thông thường theo giá trị khoản vay (từ 1-1,5%) hoặc theo giá trị tuyệt đối đóng góp hàng tháng (3.000 đồng đến 10.000 đồng). Trong số các TCTCVM bán chính thức, CEP dẫn đầu về số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ tiết kiệm vi mô so với các TCTCVM bán chính thức khác. Về sản phẩm tiết kiệm bắt buộc của CEP, nếu là thành viên vay vốn của CEP, khách hàng sẽ phải gửi tiết kiệm bắt buộc được tính 1% tổng số vốn vay trong suốt chu kỳ vay vốn, với mức lãi suất tiết kiệm là 0,25%/tháng. Do các TCTCVM bán chính thức không được phép huy động tiết kiệm tự nguyện từ công chúng nên chưa có cơ hội khai thác và phát huy thế mạnh của mình đối với sản phẩm này. Đây là sự khác biệt khá lớn khi so sánh quy mô nguồn vốn huy động của các TCTCVM tại Việt Nam với các quốc gia ở Châu Á như tại Campuchia, Indonexia, Philippines, Sri Lanka.
Huy động tiết kiệmlà cấu phần quan trọng trong hoạt động của các TCTDnói chung, TCTCVM nói riêng để hình thành nguồn vốn cho vay. Tuy nhiên, do các TCTCVM bán chính tại Việt Nam không được huy động tiết kiệm tự nguyện đã dẫn đến một hệ quả tất yếu là các TCTCVM bán chính thức phụ thuộc rất nhiều vào các nguồn vốn khác từ bên ngoài (như tài trợ, vốn cấp từ chủ sở hữu),
Ph ầ n I. Th ự c tr ạ ng ho ạ t độ ng c ủ a các TCTCVM t ạ i V i ệ t Nam
không có được sự chủ động trong việc cân đối nguồn vốn để tự bền vững hoạt động, bền vững về tài chính.
c) Bảo hiểm vi mô
Tại Việt Nam, bảo hiểm vi mô được triển khai thông qua các doanh nghiệp bảo hiểm hoặc các tổ chức không phải là doanh nghiệp bảo hiểm. Các nhà bảo hiểm chính thức vẫn cảm thấy e dè khi cung cấp sảm phẩm này mà nguyên nhân chính là do chi phí cao; ít hoặc không có lợi nhuận và cản trở lớn nhất là việc phải tìm được kênh phân phối thích hợp. Trong khi đó, để bảo vệ người tham gia bảo hiểm, theo quy định của pháp luật thì các TCTCVM bán chính thức không được phép tự mình cung cấp bảo hiểm mà chỉ được phép làm đại lý cho các tổ chức bảo hiểm chính thức.
Một mô hình đối tác điển hình giữa các doanh nghiệp bảo hiểm và TCTCVM bán chính thức có thể kể đến như: Năm 2004, Bảo Việt đã thử nghiệm triển khai bảo hiểm vi mô thông qua quan hệ đối tác với M7 Ninh Phước để phân phối sản phẩm bảo hiểm nhân thọ tín dụng cho thành viên vay vốn có thu nhập thấp, với chi phí bảo hiểm là 0,9% số tiền vay/năm và mô hình này được đánh giá là tương đối thành công. HLHPN cũng như một số TCTCVM bán chính thức (như Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo Thanh Hóa) thực hiện bán bảo hiểm vi mô với tư cách là đại lý cho một số công ty bảo hiểm như Manulife, Bảo Việt, Bảo hiểm Bưu điện.
Việc thực hiện dịch vụ bảo hiểm vi mô do Tổ chức phi chính phủ địa phương hoặc các chương trình/dự án đã phần nào tạo cơ hội cho người nghèo, người thu nhập thấp có thể tiếp cận tới các dịch vụ khác ngoài dịch vụ tín dụng vi mô, tăng cường khả năng đối phó với rủi ro cho những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệucác tổ chức này có khả năng cung cấp dịch vụ bảo hiểm vi mô một cách chuyên nghiệp và bền vững? Nếu các tổ chức này cung cấp dịch vụ bảo hiểm thiếu chuyên nghiệp và dẫn đến đổ vỡ, trong khi các các điều kiện, thiết chế an toàn khi thực hiệndịch vụ bảo hiểm đối với các tổ chức này chưa được thiết lập thì tổ chức/cá nhân nào sẽ chịu trách nhiệm bồi thường cho người dân, đặc biệt là đối tượng nghèo, dễ bị tổn thương,sống ở vùng khó khăn, vùng thường xuyên bão lũ và nhu cầu bồi thường bảo hiểm rất cao. Việc cung cấp dịch vụ bảo hiểm vi mô thiếu chuyên nghiệp của các tổ chức này đi kèm với việc quản lý, giám sát lỏng lẻo từ phía các cơ quan quản lý nhà nước có thể khiến người nghèo gặp phải rủi ro cao hơn khi mà niềm tin vào sự bù đắp của dịch vụ bảo hiểm vị mất đi, điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới ý nghĩa, mục đích của các dịch vụ bảo hiểm khác đang cung cấp cho người dân. Thực tế cho thấy, các công ty bảo hiểm chuyên nghiệp không mấy mặn mà với thị trường bảo hiểm vi mô bởi vì đây không phải
Ph ầ n I. Th ự c tr ạ ng ho ạ t độ ng c ủ a các TCTCVM t ạ i V i ệ t Nam
là thị trường tạo ra lợi nhuận, thị trường đầy rủi ro với những người thu nhập thấp, sống ở những vùng miền nhiều nguy cơ rủi ro, chưa kể đến chi phí vận hành cung cấp dịch vụ tới thị trường này là quá lớn. Vì vậy, để thực sự tạo ra động lực thiết thực hỗ trợ người nghèo đối phó rủi ro, cần có cơ chế khuyến khích kết nối dịch vụ bảo hiểm vi mô từ các công ty bảo hiểm chuyên nghiệp với các TCTCVM theo mô hình các TCTCVM là Đại lý cung cấp dịch vụ bảo hiểm vi mô. Bằng cách này có thể thúc đẩy sự tham gia của các công ty bảo hiểm chuyên nghiệp vào thị trường cấp thấp, đồng thời tạo điều kiện để các TCTCVM tập trung hơn vào các dịch vụ kinh doanh chính của mình. Có như vậy, người nghèo mới là đối tượng được hưởng lợi từ việc khuyến khích các công ty bảo hiểm chuyên nghiệp đầu tư vào phân khúc thị trường này.
d) Dịch vụ phi tài chính
Cũng như các TCTCVM chính thức, một trong những đặc thù rất riêng và tạo nên sự thành công của TCVM bán chính thức là triển khai các dịch vụ phi tài chính bên cạnh việc cung cấp các dịch vụ tài chính. Các dịch vụ phi tài chính của các TCTCVM bán chính thức tập trung chủ yếu vào các dịch vụ: hỗ trợ sinh kế, đào tạo nâng cao năng lực, đào tạo về giới và môi trường…. Mặc dù mạng lưới hoạt động không bằng các TCTCVM chính thức, nhưng chính các dịch vụ phi tài chính này đã giúp cho các TCTCVM bán chính thức ngày càng có uy tín với khách hàng. Hầu hết khách hàng đều đánh giá cao về các lợi ích xã hội mà các dịch vụ phi tài chính này mang lại như: sự hiểu biết tốt hơn, tự tin hơn, tham gia nhiều hơn vào các hoạt động cộng đồng, cũng như bình đẳng giới và chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, chỉ có một vài TCTCVMbán chính thức có nguồn tài trợ đa dạng hoặc vẫn đang thực hiện các dự án phát triển mới đủ khả năng tài chính và kỹ thuật để cung cấp dịch vụ này. Có thể kể đến dịch vụ phi tài chính ở một số TCTCVM bán chính thức tiêu biểu như: Dịch vụ phi tài chính của CEP, Dịch vụ phi tài chính của Dariu.