Xuất, kiến nghị đối với các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức đoàn thể, tổ chức nghề nghiệp

Một phần của tài liệu tài chính vi mô tại việt nam thực trạng và khuyến nghị chính sách (Trang 137 - 139)

- Giai đoạ n2 (từ năm 2016 đến 2020):

6. xuất, kiến nghị đối với các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức đoàn thể, tổ chức nghề nghiệp

thể, tổ chức nghề nghiệp

6.1. Hỗ trợ các TCTCVM về nhân sự, cán bộ

Hầu hết các chương trình, dự án TCVM được thực hiện thông qua các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức đoàn thể, do đó nhân lực quản lý và cán bộ tín dụng/cán bộ kỹ thuật thường không có nghiệp vụ về tài chính ngân hàng. Việc bố trí nhân sự trong các TCTCVM chính thức nhiều khi chưa hợp lý do người đứng đầu phải là người của Hội (mặc dù thiếu kinh nghiệm, chuyên môn và hầu hết là kiêm nhiệm) nên hạn chế trong công tác quản lý, điều hành hoạt động của TCTCVM chính thức. Do vậy, các TCTCVM chính thức đề nghị các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức đoàn thể tạo điều kiện bố trí, hỗ trợ các TCTCVM chính thức các cán bộ có khả năng quản lý tài chính, am hiểu về tính bền vững tài chính, nhận thức về hoạt động kinh doanh, hoạt động của TCVM. Nếu cán bộ đứng đầu TCTCVM chính thức được làm việc theo chế độ chuyên trách, có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm TCVM thì sẽ giúp cho tổ chức hoạt động tốt hơn, hiệu quả hơn và bền vững hơn (không phải thay đổi nhân sự theo nhiệm kỳ), sẽ tạo ra một hệ thống làm việc chuyên nghiệp từ dưới cấp cơ sở. Cán bộ tín dụng/cán bộ kỹ thuật sẽ chuyên nghiệp hơn trong quá trình đánh giá các khoản tín dụng cho vay, đặc biệt là các khoản vay với số tiền lớn.

Ph ầ n IV . Đề xu ấ t, ki ế n ngh ị cho ho ạ t độ ng c ủ a các TCTCVM phát tri ể n toàn di ệ n

6.2. Hỗ trợ các TCTCVM về vốn, nguồn tài chính

Nguồn vốn hoạt động của các TCTCVM bán chính thức chủ yếu là nguồn vốn của các tổ chức phi chính phủ tài trợ và TKBB của thành viên, ngoài ra không được tiếp cận các nguồn vốn của Chính phủ, không có khả năng và không được phép huy động vốn từ công chúng, không được vay vốn trong và ngoài nước. Do đó, các TCTCVM bán chính thức phụ thuộc phần lớn vào nguồn vốn của các nhà tài trợ, trong khi đó nhu cầu vay vốn TCVM của người dân rất cao, hầu hết các TCTCVM bán chính thức không đủ nguồn vốn để cho khách hàng vay. Kết quả khảo sát cho thấy, hiện tại nhu cầu vay vốn của thành viên vượt quá mức vốn hiện có của nhiều TCTCVM bán chính thức, nhiều tổ chức cần có những nguồn vốn mới với lãi suất ưu đãi để đáp ứng nhu cầu vay vốn của thành viên. Do đó, các TCTCVM bán chính thức kiến nghị các cơ quan liên quan, Chính quyền địa phương các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức đoàn thể có chính sách hỗ trợ vốn các tổ chức để mở rộng quy mô hoạt động, số lượng khách hàng tham gia, tăng dư nợ cho vay, đa dạng các sản phẩm tín dụng, đẩy mạnh các sản phẩm tín dụng vi mô đến các thành viên để các thành viên nhận được những khoản vốn vay với lãi suất ưu đãi đúng với sứ mệnh của một TCTCVM. Từ đó, tổ chức cũng gia tăng thu nhập, tăng lợi nhuận tăng bền vững về hoạt động và tài chính.

6.3. Hỗ trợ các TCTCVM về cơ sở vật chất, trụ sở làm việc, phương tiệnlàm việc làm việc

Hầu hết các TCTCVM có quy mô nhỏ, thu nhập tài chính từ lãi cho vay chưa đủ bù đắp được chi phí vận hành nên chưa có trụ sở riêng mà chủ yếu được mượn, đi thuê địa điểm, do đó thiếu sự ổn định và chuyên nghiệp. Nhiều TCTCVM bán chính thức vẫn đang quản lý theo cách thủ công, chưa ứng dụng được công nghệ thông tin vào quản lý, chưa có hệ thống phần mềm quản lý nên còn nhiều sai sót. Do đó, các TCTCVM kiến nghị các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức đoàn thể, tổ chức nghề nghiệp - với tư cách là đơn vị chủ quản - có chính sách hỗ trợ các TCTCVM về cơ sở vật chất, trụ sở làm việc, phương tiện làm việc để qua đó, nâng cao năng suất, tăng tính bền vững hoạt động, vị thế, khả năng quản lý, giảm chi phí nhân sự, trở thành địa chỉ tin cậy cho người dân trên địa bàn; đồng thời, nâng cao uy tín của tổ chức với các cơ quan ban ngành, tạo niềm tin với khách hàng, tiết kiệm thời gian cho nhân viên và phương thức quản lý cũng chuyên nghiệp, chính xác và chặt chẽ hơn.

Ph ầ n IV . Đề xu ấ t, ki ế n ngh ị cho ho ạ t độ ng c ủ a các TCTCVM phát tri ể n toàn di ệ n

6.4. Hỗ trợ các TCTCVM trong công tác tuyên truyền, vận động

Theo kết quả khảo sát của Nhóm nghiên cứu cho thấy, nhiều tổ chức, cá nhân chưa biết về TCVM và vẫn nghĩ đây là hoạt động hỗ trợ người nghèo theo hình thức cho vay chính sách, vì thế vẫn còn nhiều băn khoăn về lãi suất, thủ tục vay trả,… Điều này cho thấy, nhận thức về hỗ trợ giảm nghèo còn chưa được phân biệt rõ ràng đối với các hoạt động hỗ trợ nhân đạo, từ thiện. Do đó, nếu các tổ chức, cá nhân am hiểu hơn về TCVM thì sẽ có sự hỗ trợ, tạo điều kiện cho các TCTCVM hoạt động hiệu quả hơn.

Để khách hàng rõ hơn những lợi ích do TCVM mang lại cho họ, để khách hàng tự do lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ, Nhóm nghiên cứu kiến nghị Chính quyền địa phương các cấp, đặc biệt là các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức đoàn thể, tổ chức nghề nghiệp cần có những chương trình vận động, tuyên truyền định kỳ, thường xuyên và liên tục tại các cụm, tổ để phổ biến, giới thiệu cho dân cư trên địa bàn hiểu biết hơn về lợi ích, hiệu quả về TCVM; đồng thời phối hợp cùng các TCTCVM (chính thức và bán chính thức)quản lý, giám sát quá trình hoạt động cho vay của các TCTCVM đểkhách hàng yên tâm đồng hành, sử dụng khoản vay hiệu quả.

Một phần của tài liệu tài chính vi mô tại việt nam thực trạng và khuyến nghị chính sách (Trang 137 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)