Theo Điểm 53.2 Khoản 53 Thông tư số 02/2008/TTNHNN quy định:

Một phần của tài liệu tài chính vi mô tại việt nam thực trạng và khuyến nghị chính sách (Trang 67 - 69)

“53. Quy định chung về hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ

53.2. Tổ chức tài chính quy mô nhỏ phải duy trì tổng dư nợ các khoản tín dụng quy mô nhỏ chiếm tối thiểu 65% tổng dư nợ tín dụng của tổ chức tài chính quy mô nhỏ.”.

Theo các TCTCVM, Khoản 2 Điều 120 Luật TCTDđã giao NHNN hướng dẫn quy định về khoản cấp tín dụng vi mô đối với các TCTCVM. Như vậy, căn cứ vào Điểm 2.1 Khoản 2 và Điểm 53.2 Khoản 53 Thông tư số 02/2008/TT-NHNN thì tổng các khoản cho vay dưới 30 triệu đồng đối với khách hàng được coi là các khoản cấp tín dụng vi mô và tổng các khoản cho vay này tối thiểu phải đạt 65% tổng dư nợ tín dụng của TCTCVM. Liên quan đến nội dung này, các TCTCVM đề nghị nâng mức tổng các khoản cho vay đối với khách hàng do mức 30 triệu đồng được quy định tại Thông tư số 02/2008/TT-NHNN không còn phù hợp để hỗ trợ được các hộ nghèo, thu nhập thấp có đủ mức vốn cần thiết phục vụ

Ph ầ n II. Th ự c tr ạ ng c ơ ch ế , chính sách đố i v ớ i các TCTCVM V i ệ t Nam hi ệ n nay

cho công việc sản xuất, kinh doanh để thoát nghèo. Theo Nhóm nghiên cứu, kiến nghị trên của các tổ chức là hợp lý bởi một số lý do sau: (i) mức cho vay 30 triệu đồng đã được ban hành từ khá lâu (năm 2008); (ii) mức GDP/đầu người năm 2013 đã tăng 71% so với năm 2008 (tương ứng 1.145 USD năm 2008 và 1.960 USD năm 2013); (iii) tỷ lệ lạm pháp qua các năm là: 6,25% năm 2009, 18,13% năm 2011, 6,81% năm 2012,6,04% năm 2013;(iv) quy định về chuẩn nghèo đã thay đổi theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015 (Đề tàinghiên cứu sẽ đề cập thêm tại Điểm 1.9 dưới đây). Đồng thời, các TCTCVM cũng kiến nghị nên giữ nguyên quy định duy trì tổng dư nợ các khoản tín dụng vi mô chiếm tối thiểu 65% tổng dư nợ tín dụng để đảm bảo đạt được hai mục tiêu: (i) tập trung vào phục vụ các khách hành vi mô; và (ii) tìm kiếm được lợi nhuận để cân bằng thu - chi, có cơ sở để bền vững về tài chính.

1.8. Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động

Trên thực tế, hiện nay các TCTCVM đang được vận dụng quy định Thông tư số 07/2009/TT-NHNN ngày 17/4/2009 của Thống đốc NHNN quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tài chính quy mô nhỏ vì đây là văn bản pháp luật được ban hành, áp dụng đối với các tổ chức tài chính quy mô nhỏ - loại hình được hoạt động trước khi Luật TCTD có hiệu lực thi hành. Qua khảo sát của Nhóm nghiên cứu, các TCTCVM đã được cấp Giấy phép và các tổ chức đang có định hướng chuyển đổi đều cho rằng Khoản 1 và Khoản 2 Điều 8 Thông tư số 07/2009/TT-NHNN22 quy định phải duy trì thường xuyên tỷ lệ về khả năng chi trả tối thiểu bằng 20% là cao và chưa phù hợp với đặc thù trong hoạt động của các TCTCVM.

Thực tế, các TCTCVM đang rất khó khăn tiếp cận được các nguồn vốn bên ngoài để phục vụ khách hàng thành viên, trong khi đó việc yêu cầu phải duy

Ph ầ n II. Th ự c tr ạ ng c ơ ch ế , chính sách đố i v ớ i các TCTCVM V i ệ t Nam hi ệ n nay

22Điều 8. Tỷ lệ về khả năng chi trả

1. Tổ chức tài chính quy mô nhỏ phải duy trì thường xuyên tỷ lệ về khả năng chi trả tối thiểu bằng 20%.2. Tỷ lệ này được tính như sau: 2. Tỷ lệ này được tính như sau:

2.1. Tử số: Gồm các tài sản là tiền mặt và các tài sản dễ chuyển đổi thành tiền, cụ thể gồm:a) Tiền mặt; a) Tiền mặt;

b) Tiền gửi tại NHNN (trừ tiền gửi dự trữ bắt buộc);c) Tiền gửi tại các TCTD; c) Tiền gửi tại các TCTD;

d) Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh.

trì tỷ lệ này (20%) sẽ khiến một phần nguồn vốn quý báu của họ bị tắc nghẽn, không được khơi thông. Qua trao đổi với một số TCTCVM chính thức và bán chính thức, các tổ chức đều ý thức được rằng việc quy định về tỷ lệ khả năng chi trả tối thiểu là rất cần thiết, là “van khóa” quan trọng để các tổ chức “gia cố” mức độ an toàn trong hoạt động và cũng là nguồn vốn “ứng phó” hữu hiệu trong trường hợp xảy ra sự cố bất ổn. Tuy nhiên, các TCTCVM cho rằng khoản tiền gửi tiết kiệm bắt buộc(TKBB)của khách hàng tại một TCTCVM được coi là một khoản đảm bảo cho khoản vay của khách hàng và khoản TKBB này chỉ được rút ra khi khách hàng đã trả hết khoản vay. Thậm chí ở một vài tổ chức, dù khách hàng đã trả hết khoản vay mà vẫn muốn duy trì là thành viên thì phải duy trì TKBB, khách hàng chỉ được rút TKBB khi không muốn tiếp tục tham gia với tư cách thành viên của TCTCVM đó nữa. Vì vậy, TKBB không có ý nghĩa khi đặt vào mẫu số để tính khả năng chi trả tối thiểu vì TKBB không có biến động đột ngột, các TCTCVM hoàn toàn có sự chủ động đối phó với khoản tiền gửi này, do vậy khi phải duy trì một khoản tiền dự trữ để đối phó với sự thay đổi của khoản TKBB là chưa thực sự phù hợp. Các tổ chức cho rằng, TCTCVM thường rất cần vốn để cung cấp dịch vụ cho vay đối với khách hàng và rất nhiều người nghèo và thu nhập thấp đang rất cần các khoản vay này để phát triển kinh tế. Vì vậy, nếu quy định tỷ lệ khả năng chi trả tối thiểu ở mức cao, tất yếu sẽ làm giảm nguồn vốn để phát vay, từ đó làm hạn chế cơ hội được vay vốn từ TCTCVM cho nhiều khách hàng vi mô. Vì lý do này, các TCTCVM kiến nghị bỏ TKBB ra khỏi mẫu số khi tính tỷ lệ khả năng chi trả tối thiểu hoặc giảm tỷ lệ này xuống một mức phù hợp hơn.

1.9. Quy định về mạng lưới hoạt động

Một phần của tài liệu tài chính vi mô tại việt nam thực trạng và khuyến nghị chính sách (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)