Quy địnhvề tổ chức, hoạt động của Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện

Một phần của tài liệu tài chính vi mô tại việt nam thực trạng và khuyến nghị chính sách (Trang 90 - 94)

- Theo Điề u1 Thông tư số 08/2014/TTNHNN ngày 17/3/2014 của Thống đốc NHNN quy định lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam của TCTD đố

4. Quy địnhvề tổ chức, hoạt động của Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện vàthành lập, tổ chức và hoạt động của các Hội, Hiệp hộ

4.1. Quy địnhvề tổ chức, hoạt động của Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện

Bắt đầu từ những năm 2000, trào lưu phát triển TCVM trên thế giới không còn rầm rộ như trước, điều này cũng xảy ra tương tự tại Việt Nam. Nhiều dự án, các chương trình có cấu phần TCVM lần lượt đóng cửa. Mặc dù đây là giai đoạn khó khăn với các tổ chức có hoạt động TCVM, nhưng chính trong bối cảnh đó, một số tổ chức vẫn nỗ lực tìm mọi cách để tồn tại, giữ vững hoạt động TCVM, như thành lập các Quỹ xã hội dựa trên khung pháp lý của Nghị định số 177/1999/NĐ-CP của Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện.

Ngày 25/9/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 148/2007/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện (thay thế Nghị định số 177/1999/NĐ-CP). Và để triển khai các quy định mới tại Nghị định số 148/2007/NĐ-CP, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số 09/2008/TT-BNV ngày 31/12/2008 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 148/2007/NĐ-CP. Theo đó, Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện là tổ chức phi chính phủ có tư cách pháp nhân, hoạt động vì lợi ích cộng đồng không vì mục đích lợi nhuận, có phạm vi hoạt động từ xã/phường/huyện/tỉnh/liên tỉnh đến toàn quốc. Tài sản ban đầu khi thành lập Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện được quy định như sau:

- Đối với Quỹ do công dân, tổ chức Việt Nam thành lập: + Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp xã: 50 triệu đồng; + Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp huyện: 100 triệu đồng; + Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp tỉnh: 500 triệu đồng;

Ph ầ n II. Th ự c tr ạ ng c ơ ch ế , chính sách đố i v ớ i các TCTCVM V i ệ t Nam hi ệ n nay

+ Quỹ hoạt động trong phạm vi toàn quốc: 02 tỷ đồng.

- Đối với Quỹ có sự tham gia của công dân, tổ chức nước ngoài: + Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp xã: 01 tỷ đồng;

+ Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp huyện: 02 tỷ đồng; + Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp tỉnh: 05 tỷ đồng; + Quỹ hoạt động trong phạm vi toàn quốc: 10 tỷ đồng.

Về cơ chế, chế độ tài chính của Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện được thực hiện theo Quyết định số 10/2008/QĐ-BTC ngày 12/02/2008 của Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế quản lý tài chính Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện.

Có thể đánh giá chung là các văn bản của Bộ Nội vụ về tổ chức, hoạt động của Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện mang tính chất tổng thể, áp dụng cho mọi ngành, mọi lĩnh vực. Do vậy, các TCTCVM bán chính thức muốn có thời gian và kinh nghiệm“chuyển tiếp”trước khi thực hiện hoàn tất đủ các điều kiện để “chuyển đổi”thành các TCTCVM chính thức theo quy định tại Nghị định số 28/2005/NĐ- CP có thể áp dụng một cách linh hoạt các quy định tại Nghị định số 148/2007/NĐ-CP và Thông tư số 09/2008/TT-BNV.

Nhằm mục đích hỗ trợ và khuyến khích phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, khoa học, từ thiện, nhân đạo và các mục đích phát triển cộng đồng, không vì mục đích lợi nhuận. Ngày 12/4/2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 30/2012/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động của Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện

(thay thế Nghị định 148/2007/NĐ-CP). Tiếp theo đó, để hướng dẫn việc thực hiện Nghị định số 30/2012/NĐ-CP, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư 02/2013/TT- BNV ngày 10/4/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 30/2012/NĐ-CP. Theo đó, Thông tư 02/2013/TT-BNV đã quy định cụ thể các mẫu đơn, điều lệ và các văn bản liên quan đến thành lập và hoạt động của các Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện.

Một số nội dung mới, đáng chú ý của Nghị định số 30/2012/NĐ-CP so với Nghị định 148/2007/NĐ-CP là:

- Công dân, tổ chức nước ngoài được góp tài sản với công dân, tổ chức Việt Nam để thành lập Quỹ ở Việt Nam.

- Ban sáng lập Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện phải có ít nhất 03 sáng lập viên (tăng 01 sáng lập viên so với trước đây), bao gồm: Trưởng ban, Phó Trưởng ban và sáng lập viên. Ph ầ n II. Th ự c tr ạ ng c ơ ch ế , chính sách đố i v ớ i các TCTCVM V i ệ t Nam hi ệ n nay

- Tài sản ban đầu khi thành lập Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện cũng được phân ra hai hình thức và có sự thay đổi cụ thể như sau:

+ Đối với Quỹ do công dân, tổ chức Việt Nam thành lập:

Ban sáng lập Quỹ phải đảm bảo số tài sản đóng góp thành lập Quỹ quy đổi ra tiền đồng Việt Nam (trong đó số tiền dự kiến chuyển vào tài khoản của Quỹ tối thiểu bằng 50% tổng giá trị tài sản quy đổi), cụ thể:

• Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp xã: 20 triệu đồng; • Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp huyện: 100 triệu đồng; • Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp tỉnh: 01 tỷ đồng;

• Quỹ hoạt động trong phạm vi toàn quốc: 05 tỷ đồng.

+ Đối với Quỹ có sự tham gia của công dân, tổ chức nước ngoài:

Ban sáng lập Quỹ phải đảm bảo số tài sản đóng góp thành lập Quỹ quy đổi ra tiền đồng Việt Nam (trong đó số tiền dự kiến chuyển vào tài khoản của Quỹ tối thiểu bằng 50% tổng giá trị tài sản quy đổi),cụ thể:

• Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp xã: 500 triệu đồng; • Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp huyện: 01 tỷ đồng; • Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp tỉnh: 03 tỷ đồng; • Quỹ hoạt động trong phạm vi toàn quốc: 07 tỷ đồng.

- Tài sản của Quỹ được sử dụng chi thực hiện các dịch vụ công, đề tài nghiên cứu khoa học, các chương trình mục tiêu, đề án do Nhà nước đặt hàng; chi tài trợ cho các chương trình, đề án nhằm mục đích nhân đạo, từ thiện, khuyến khích phát triển văn hóa, giáo dục, y tế và các mục đích xã hội khác vì sự phát triển cộng đồng theo điều lệ quỹ…

- Điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập Quỹ; tổ chức và hoạt động của Quỹ; tài sản, tài chính của Quỹ; hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, đổi tên; tạm đình chỉ và giải thể Quỹ; trách nhiệm của cơ quan nhà nước đối với Quỹ cũng được quy định cụ thể, chặt chẽ và tạo điều kiện cho các Quỹ hoạt động đúng mục tiêu, an toàn và hiệu quả đối với xã hội.

Có thể thấy, các quy định về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện đã được quy định chặt chẽ hơn, với các yêu cầu cụ thể hơn về đóng góp tài chính cũng như sáng lập viên. Do vậy, hoạt động của các Quỹ

Ph ầ n II. Th ự c tr ạ ng c ơ ch ế , chính sách đố i v ớ i các TCTCVM V i ệ t Nam hi ệ n nay

này chuyên nghiệp hơn, giảm số lượng Quỹ “ảo” hoặc hoạt động không hiệu quả, thiếu thiết thực trên thực tế. Các cá nhân, tổ chức nước ngoài cũng được góp vốn, mở rộng khả năng tham gia của các đối tác nước ngoài vào quá trình hình thành và phát triển các Quỹ xã hội - bước chuyển tiếp để thành lập TCTCVM chính thức.

Các văn bản này được đánh giá là tạo cơ hội thuận lợi hơn cho việc thành lập các Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện có hoạt động TCVM. Việc thành lập các Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện được thực hiện theo quy trình khá đơn giản, với các hướng dẫn chi tiết tại Thông tư 02/2013/TT-BNV (gồm 16 mẫu áp dụng).Yêu cầu về vốn tối thiểu của các Quỹ cũng khác biệt, thay đổi so với các quy định trước đây. Việc nâng cao mức vốn ban đầu đối với các Quỹ do cá nhân, tổ chức trong nước thành lập và giảm mức vốn ban đầu này đối với các Quỹ có sự tham gia của cá nhân, tổ chức nước ngoài sẽ có ảnh hưởng đến các chương trình TCVM có quy mô nhỏ không đủ điều kiện thành lập Quỹ xã hội để tiếp tục cung cấp sản phẩm TCVM. Nhóm nghiên cứu cho rằng việc nâng cao mức vốn ban đầu đối với các Quỹ do cá nhân, tổ chức trong nước thành lập như hiện nay là phù hợp, tránh hiện tượng các chương trình, dự án hoạt động manh mún, nhỏ lẻ; đồng thời khuyến khích được sự hỗ trợ vốn của các nhà hảo tâm nước ngoài. Đây cũng được xem là áp lực để các chương trình, dự án TCVM phải nâng cao năng lực tài chính hoặc tiến hành sáp nhập, hợp nhất với nhau để hoạt động có quy mô lớn hơn, chuyên nghiệp hơn.

Tuy nhiên, ngoài những mặt tích cực nêu trên còn một số vấn đề tồn tại, hạn chế trong việc ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ các chương trình, dự án TCVM phát triển. Cụ thể:

- Theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 30/2012/NĐ-CP, các Quỹ xã hội được thực hiện cung cấp dịch vụ TCVM với mục đích “hỗ trợ và khuyến khích phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, khoa học, từ thiện, nhân đạo và các mục đích phát triển cộng đồng, không vì mục đích lợi nhuận”. Tuy nhiên, tại Khoản 2 Điều 30 Nghị định số 30/2012/NĐ-CP quy định: “Quỹ hoạt động thuộc lĩnh vực nào phải chịu sự quản lý nhà nước của cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực đó”. Như vậy, đối với các Quỹ xã hội/Quỹ từ thiện có hoạt động chủ yếu là cung cấp sản phẩm TCVM liệu mục tiêu hoạt động có phù hợp với Nghị định số 30/2012/NĐ-CP không? Điều này có thể gây khó khăn cho các Quỹ xã hội/Quỹ từ thiện có hoạt động chủ yếu là cung cấp sản phẩm TCVM nếu như Ủy ban nhân dân các cấp chính quyền địa phương không ủng hộ và hỗ trợ hoạt động TCVM.

- Yêu cầu về mức tài sản ban đầuquy định tại Điều 12 Nghị định số 30/2012/NĐ- CP được cho là chưa thực sự phù hợp và khó đáp ứng khi thành lập Quỹ.

Ph ầ n II. Th ự c tr ạ ng c ơ ch ế , chính sách đố i v ớ i các TCTCVM V i ệ t Nam hi ệ n nay

Trên thực tế, có nhiều trường hợp một tổ chức hoặc một nhóm cá nhân có mong muốn thiện nguyện, thực hiện gây quỹ để giúp đỡ một hoàn cảnh khó khăn cụ thể cho một cá nhân hoặc nhóm nhỏ những người yếu thế trong xã hội thì việc đáp ứng điều kiện về mức tài sản (nguồn tiền lớn)đến hàng tỷ đồng là khó khả thi, không mang tính chất khuyến khích các hoạt động từ thiện nhỏ, lẻ.

Một phần của tài liệu tài chính vi mô tại việt nam thực trạng và khuyến nghị chính sách (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)