Giải pháp nâng cao khả năng làm việc nhóm cho nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu phát triển nguồn nhân lực tại công ty tnhh một thành viên môi trƣờng đô thị nha trang đến năm 2020 (Trang 124 - 126)

c. Tăng động lực làm việc của người lao động thông qua mục tiêu nghề

3.2.4.Giải pháp nâng cao khả năng làm việc nhóm cho nguồn nhân lực

Công ty đang thực hiện nhiều công trình, dự án như Bãi rác hợp vệ sinh lương hòa, mở rộng nghĩa trang Phía Bắc, cải tạo nâng cấp hệ thống điện chiếu sáng quốc lộ 1A… đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng giữa bốn phòng chuyên môn nghiệp vụ: Kế hoạch, kinh doanh, Kế toán – Tài vụ, Tổ chức – Hành chính; công việc tại các bộ phận sản xuất kinh doanh trực thuộc công ty chủ yếu là làm việc theo từng tổ, nhóm. Do đó việc đào tạo và nâng cao khả năng làm việc nhóm cho người lao động là một việc làm hết sức cần thiết.

Một bộ phận trực thuộc công ty có thể là một nhóm hoặc trong một bộ phận chia ra nhiều nhóm nhỏ. Trưởng bộ phận là người chịu trách nhiệm phân chia nhóm thật hợp lý và hiệu quả, lựa chọn thành viên cho nhóm làm việc thật sự phù hợp. Lựa chọn người trưởng nhóm có năng lực chuyên môn và có khả năng lãnh đạo quản lý nhóm bằng cách cho nhóm tự bầu chọn hoặc do trưởng bộ phận chỉ định cụ thể.

Để làm được những điều này, trước tiên cần đào tạo cho người lao động đặc biệt là các trưởng bộ phận nắm rõ về các kỹ năng cơ bản để làm việc nhóm một cách hiệu quả như: kỹ năng lắng nghe, kỹ năng chất vấn, kỹ năng thuyết phục, tôn trọng, trợ giúp, sẽ chia và chung sức với các thành viên trong nhóm.

Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất. Các thành viên trong nhóm phải biết lắng nghe ý kiến của nhau. Kỹ năng này phản ánh sự tôn trọng (hay xây dựng) ý kiến của các thành viên.

Kỹ năng chất vấn

Qua cách thức mỗi người đặt câu hỏi, chúng ta có thể nhận biết mức độ tác động lẫn nhau, khả năng thảo luận, đưa ra vẫn đề cho các thành viên khác của họ.

Kỹ năng thuyết phục

Các thành viên trong nhóm phải trao đổi, suy xét những ý tưởng đã đưa ra. Đồng thời họ cần biết tự bảo vệ và thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình.

Tôn trọng

Mỗi thành viên trong nhóm phải tôn trọng ý kiến của những người khác thể hiện qua việc động viên, hỗ trợ nhau, nỗ lực biến chúng thành hiện thực.

Trợ giúp

Các thành viên trong nhóm phải biết giúp đỡ nhau.

Sẽ chia

Các thành viên trong nhóm đưa ra ý kiến và tường thuật cách họ nghĩ ra nó cho nhau.

Chung sức

Mỗi thành viên trong nhóm phải đóng góp trí lực, cùng nhau thực hiện kế hoạch đã đề ra.

Và để có kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả, các thành viên trong nhóm có thể tham gia khóa đào tạo về kỹ năng làm việc nhóm như:

- Tham gia các khóa huấn luyện ngắn hạn tại các trung tâm như các khóa học “để thành công khi làm việc nhóm”, “ kỹ năng ra quyết định nhóm” hay “phương pháp giải quyết xung đột”…;

- Công ty mời các chuyên gia về tổ chức giảng dạy ngay tại đơn vị.

Ban lãnh đạo cần đưa ra những mục tiêu rõ ràng cụ thể cho từng bộ phận, sau đó trưởng bộ phận sẽ giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm, trưởng nhóm sẽ là người vạch ra kế hoạch để nhóm thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ được giao một cách có hiệu quả nhất.

Trong cuộc họp hàng tháng, trưởng bộ phận cần tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng nhóm, tuyên dương những nhóm đã hoàn thành tốt nhiệm vụ và nhắc nhỡ những nhóm chưa hoàn thành nhiệm vụ để họ phấn đấu hơn.

Trưởng bộ phận sẽ báo cáo kết quả nhóm làm việc hiệu quả nhất trong tháng cho ban lãnh đạo công ty. Mỗi tháng, Ban lãnh đạo công ty cần xem xét đánh giá kết quả thực hiện công việc của từng bộ phận và cụ thể nhóm làm việc của bộ phận đó, động viên tinh thần các nhóm làm việc bằng cách tuyên dương trong các buổi họp định kỳ hàng quý của công ty.

Bên cạnh đó, đưa thêm tiêu chí khả năng làm việc nhóm vào tiêu chí đánh giá năng lực làm việc của nhân viên để mỗi người lao động đều phải cố gắng phấn đấu hơn và có tinh thần hợp tác cùng thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm.

Một phần của tài liệu phát triển nguồn nhân lực tại công ty tnhh một thành viên môi trƣờng đô thị nha trang đến năm 2020 (Trang 124 - 126)