Xây dựng hệ thống kiểm tra đánh giá công tác đào tạo phát triển nguồn

Một phần của tài liệu phát triển nguồn nhân lực tại công ty tnhh một thành viên môi trƣờng đô thị nha trang đến năm 2020 (Trang 116 - 119)

lực

Một công việc muốn đạt hiệu quả cao thì bên cạnh việc thực hiện công việc đó còn phải thực hiện công tác kiểm tra đánh giá nó. Công tác đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực tại công ty được chú trọng thực hiện, tuy nhiên công ty chưa có một hệ thống kiểm tra đánh giá, công tác đào tạo. Đánh giá kết quả công tác đào tạo cần quan tâm những vấn đế sau:

- Xây dựng và phát huy tối đa hệ thống kiểm tra theo dõi, giám sát đánh giá chất lượng sau đào tạo và sử dụng chi phí

- Xây dựng quy trình đánh giá hiệu quả của người lao động sau khi được đào tạo theo các tiêu chí đánh giá phải là những dữ kiện có định lượng và dựa trên các ích lợi thực tiễn thu nhập được từ các khóa học của các cá nhân trong công ty. Việc đánh giá sau đào tạo ít nhất cũng phải dựa trên các tiêu chí sau:

- Những thay đổi của cá nhân trong quá trình thực hiện công việc sau khi đào tạo. Các bằng chứng cho thấy mức độ tiếp nhận và thu nhập được của học viên bao gồm việc gia tăng sự hiểu biết về kiến thức, thái độ làm việc được cải thiện và kết quả làm việc được nâng cao. Tăng kỹ năng giải quyết vấn đề liên quan đến nội dung đào tạo

- Phản hồi từ các đơn vị đào tạo về học viên sau khi kết thúc đào tạo.

Cần tạo cơ hội lựa chọn cho cán bộ công nhân viên bằng cách lắng nghe ý kiến phản hồi của cán bộ công nhân viên để biết được ưu - nhược điểm của chương trình đào tạo: Liệu nó đã thực sự phù hợp hay chưa, công nhân viên thích được đào tạo ở lĩnh vực nào. Đây cũng là cơ hội để đánh giá năng lực của công nhân viên

Trên cơ sở đánh giá kết quả đào tạo để đánh giá chất lượng của các chương trình đào tạo, bồi dưỡng của toàn công ty, lãnh đạo công ty sẽ có cơ sở để khuyến khích duy trì công tác đào tạo hay tìm hướng đi khác phù hợp hơn.

3.2.2.4. Giải pháp xây dựng và phát triển văn hóa công ty để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực về mặt đạo đức tác phong nguồn nhân lực về mặt đạo đức tác phong

Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển của một doanh nghiệp. Muốn cải thiện nguồn nhân lực thì trước hết phải cải thiện môi trường văn hóa công ty. Xây dựng và phát huy văn hóa công ty trước hết là phải dựa vào con người, không chỉ tăng vốn, tăng lợi nhuận cho công ty, tăng thu nhập cho người lao động mà còn phải tạo ra môi trường văn hóa công ty tiến bộ, tức là phải tạo ra một sức mạnh tổng thể, cổ vũ người lao động trong công ty làm việc sáng tạo với niềm tin và lý tưởng cao đẹp.

Cần xây dựng cho công ty một văn hóa doanh nghiệp đặc thù, không chỉ mang những nét chung của văn hóa doanh nghiệp Việt Nam mà còn mang những nét riêng có tính tiêu biểu cho truyển thống tốt đẹp, độc đáo của ngành môi trường và công trình đô thị. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, công ty nên chú trọng tạo dựng và bảo vệ thương hiệu của mình, vì thương hiệu chính là một bộ phận không thể thiếu của văn hóa doanh nghiệp, thể hiện uy tín, vị thế của sản phẩm, là niềm tự hào của công ty, tạo ra niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm và dịch vụ mà công ty cung ứng

Trên cơ sở văn hóa doanh nghiệp đã có, cần phát triển văn hóa công ty hơn nữa, vì vậy cần:

Một là, xác định những giá trị phù hợp mà người lao động trong công ty cùng quan

tâm, chia sẽ: Xây dựng quan niệm lấy con người làm gốc, quan niệm đạo đức kinh doanh, quan niệm khách hàng là trên hết; Ý thức tuân thủ kỷ luật lao động; người lao động có cái tâm trong công việc; Lòng trung thành và trách nhiệm với công ty; Ý thức đạo đức chung, quan tâm đến an sinh xã hội, tinh thần trách nhiệm đối với xã hội. Trên cơ sở đó khuyến khích người lao động luôn ý thức tuân thủ pháp luật, nêu cao tinh thần đoàn kết, trước hết là đoàn kết trong làm việc theo từng nhóm để công việc trôi chảy, năng động, không ngừng vượt qua chính mình để phát triển. Bên cạnh đó, công ty cần truyền đạt cho cán bộ công nhân viên hiểu biết sâu sắc về: Sứ mạng mục đích của công ty; Các giá trị cốt lõi được mọi thành viên trong công ty công nhận; Niềm tin vào sự thành công cũng như tương lai phát triển của công ty.

Hai là, cần xây dựng chương trình đạo đức kinh doanh cho người lao động. Đạo

đức kinh doanh đã và đang trở thành một nhân tố chiến lược trong việc phát triển doanh nghiệp, trong môi trường cạnh tranh như hiện nay thì đạo đức kinh doanh càng có vai trò quan trọng, nhất là đối với hoạt động có liên quan đến môi trường như của công ty. Công

ty cần xây dựng được một chương trình đạo đức hiệu quả đảm bảo tất cả các cán bộ công nhân viên đều hiểu và tuân theo các đạo đức kinh doanh đưa ra; hướng dẫn mọi thành viên thực hiện, đồng thời thường xuyên kiểm tra đánh giá chương trình đạo đức; và không ngừng hoàn thiện chương trình đạo đức. Xây dựng và phát triển đạo đức trong công ty là cả một quá trình, đòi hỏi sự tận tâm của mọi thành viên trong công ty.

Ba là, xây dựng cơ chế kết hợp hài hòa các lợi ích cá nhân và công ty. Cần phải

xây dựng một cơ chế kích thích và thúc đẩy cá nhân hăng hái thực hiện lợi ích của mình lại đồng thời thực hiện được mục đích chung của công ty từ đó tạo ra xu hướng vận động chung của cả công ty.

Bốn là, dựa trên những giá trị cốt lõi, chuẩn mực nói trên, công ty cần rà soát điều

chỉnh, bổ sung kịp thời nội quy, quy chế, quy trình kiểm soát và phân tích công việc để mọi cán bộ công nhân viên tuân thủ và chỉ dẫn các hành vi của cá nhân trong công ty; hướng dẫn nhân viên sử dụng ngôn ngữ, nghi lễ, sự tôn trọng và cách ứng xử trong quan hệ làm việc; đảm bảo cho những người lãnh đạo có được những quyết định sáng suốt sát với yêu cầu công việc, còn công nhân viên có lòng tin, tôn trọng lãnh đạo và biết chính xác việc mình làm hiệu quả như thế nào.

Năm là, xây dựng slogan cho công ty, công ty nên tổ chức cuộc thi lựa chọn slogan

trong nội bộ Công ty hoặc các đơn vị tư vấn bên ngoài. Một slogan súc tích và ý nghĩa sẽ hướng nhân viên đến một mục tiêu chung.

Sáu là, nâng cao năng lực tiềm ẩn của mỗi cán bộ công nhân viên, biến năng lực

đó thành hiện thực, thông qua các biện pháp khuyến khích, kích thích sự sáng tạo trong lao đống sản xuất.

Bảy là, phải đào tạo và trọng dụng đội ngũ cán bộ công nhân viên nắm được và

vận dụng được văn hóa doanh nghiệp vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, trong quan hệ với các đối tác cũng như trong công việc quản lý, điều hành nội bộ doanh nghiệp

Tám là, cải thiện điều kiện lao động và nâng cao chất lượng môi trường làm việc

trong công ty, xây dựng được một môi trường văn hóa doanh nghiệp lành mạnh, dân chủ, hợp tác làm việc. Để tạo được niềm tin của công nhân viên, các cấp quản lý phải nhanh chóng kịp thời giải quyết các kiến nghị và ý kiến đóng góp của họ, phát huy quy chế dân

chủ cơ sở. Các ý kiến cá nhân hay tập thể cần được lãnh đạo xem xét kỹ lưỡng và khi cần thiết nên nhờ đến sự hỗ trợ của các chuyên viên để sau đó có thể ra quyết định.

3.2.2.5. Giải pháp làm tăng động lực làm việc của ngƣời lao động để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực về mặt hiệu quả công việc

Một phần của tài liệu phát triển nguồn nhân lực tại công ty tnhh một thành viên môi trƣờng đô thị nha trang đến năm 2020 (Trang 116 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)