Viễn cảnh nghiên cứu phát triển (Learning & Growth Perspective)

Một phần của tài liệu thiết lập và áp dụng bảng điểm cân bằng để quản lý thực hiện chiến lược tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh kiên giang (Trang 44 - 46)

6. Kết cấu luận văn

1.2.2.4. Viễn cảnh nghiên cứu phát triển (Learning & Growth Perspective)

Mục tiêu được xây dựng trong viễn cảnh tài chính, khách hàng và hoạt động nội bộ xác định những gì doanh nghiệp phải thực hiện tốt để đạt được thành quả đột phá. Mục tiêu trong viễn cảnh học hỏi và phát triển cung cấp nền tảng đạt được ba viễn cảnh đã nêu.

Balanced Scorecard nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đầu tư cho tương lai, và không chỉ đầu tư trong những khu vực truyền thống như: trang thiết bị mới và nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. Đầu tư vào trang thiết bị và nghiên cứu, phát triển chắc chắn là quan trọng, nhưng dường như là chưa đủ. Nếu doanh nghiệp muốn đạt

MCE =

Thời gian sản xuất Thời gian chu kỳ sản xuất

mục tiêu tài chính dài hạn thì doanh nghiệp cũng phải đầu tư vào cơ sở hạ tầng: con người, hệ thống và thủ tục. Viễn cảnh học hỏi và phát triển chủ yếu gồm 3 phạm trù:

- Năng lực của nhân viên - Năng lực hệ thống thông tin - Động lực và phân quyền

Phương pháp đánh giá

Năng lực nhân viên: Có 3 thước đo để đo lường nhân viên; đó là: - Sự thoả mãn nhân viên

- Sự giữ chân nhân viên - Năng suất nhân viên

Đo lường sự thỏa mãn nhân viên: Có thể được xem là tinh thần, là sự thỏa mãn công việc và được xem là rất quan trọng trong phần lớn doanh nghiệp. Nhân viên thỏa mãn là điều kiện tiền đề để tăng năng suất, tăng tinh thần trách nhiệm, tăng chất lượng và phục vụ khách hàng. Doanh nghiệp có thể đo lượng sự thoả mãn nhân viên thông qua cuộc khảo sát hàng năm hoặc chọn mẫu ngẫu nhiên để khảo sát hàng tháng.

Đo lường sự giữ chân nhân viên: thường được đo bằng tốc độ thay thế nhân viên chủ chốt.

Đo lường năng suất nhân viên: Có thể đo lường năng suất nhân viên bằng doanh số của mỗi nhân viên; hoặc bằng giá trị tăng thêm của mỗi nhân viên.

Năng lực hệ thống thông tin:

Động lực và kỹ năng có thể cần thiết để đạt kế hoạch hoạt động nội bộ và khách hàng. Nhưng dường như là chưa đủ. Muốn nhân viên hiệu quả trong môi trường cạnh tranh ngày nay, thì họ cần thông tin tốt về khách hàng, về hoạt động nội bộ, cuối cùng là tài chính để hành động. Đo lường sự sẵn có thông tin có thể là:

- % sự sẵn có thông tin phản hồi về chi phí, thời gian chu kỳ, chất lượng. - % nhân viên trực tiếp quan hệ với khách hàng có thời gian truy cập thông tin trực tuyến về khách hàng.

Động lực và phân quyền:

Cho dù nhân viên có chuyên môn, kỹ năng, được truy cập thông tin cũng sẽ không đóng góp được cho sự thành công của doanh nghiệp nếu họ không có động lực để hành động trong sự quan tâm tốt nhất của doanh nghiệp hoặc họ không được trao quyền. Có thể đo lường bằng:

- Số lượng sáng kiến của mỗi nhân viên - Số lượng sáng kiến được ứng dụng

- Chỉ số half-life áp dụng cho chi phí, chất lượng và thời gian

Sau khi phân tích các mục tiêu và thước đo của tổ chức theo từng viễn cảnh Tài chính, Khách hàng, Quy trình nội bộ, Học hỏi và phát triển. Ban dự án BSC sẽ thảo luận lựa chọn các yếu tố quyết định thành công của tổ chức, liên kết vào Bản đồ chiến lược, sơ đồ 1.10.

Một phần của tài liệu thiết lập và áp dụng bảng điểm cân bằng để quản lý thực hiện chiến lược tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh kiên giang (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)